ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2015- 2016 Đề 1 MÔN: VẬT LÝ 10 ( Nâng cao ) Thời gian: 60 phút I. LÝ THUYẾT: Câu 1: (3đ) Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm. Đơn vị từng đại lượng. Áp dụng: Giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi U = 15V. Trong đó R1 = 10Ω, R2 = 20Ω, người ta mắc nối tiếp điện trở R1 và R2. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính. Câu 2:(1,5đ) Định nghĩa chuyển động thẳng đều? Vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng đều có đặc điểm gì? Câu 3: (1,5đ) Viết công thức tính vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều. Giải thích tại sao khi vận tốc và gia tốc cùng dấu thì chất điểm chuyển động nhanh dần lên. II. BÀI TẬP: Bài 1:(1,5đ) Một ôtô bắt đầu rời bến chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 15s ôtô đạt vận tốc 54km/h. a. Tính gia tốc của ôtô. b. Tính quãng đường mà ôtô đi được trong thời gian trên. Bài 2:(2,5đ) Xe thứ nhất khởi hành ở A có vận tốc là 36km/h và lên dốc chậm dần đều với gia tốc 40cm/s2. Cùng lúc đó xe thứ hai khởi hành ở B với vận tốc 18km/h và xuống dốc nhanh dần đều với gia tốc 0,4m/s2. Biết AB = 150m. a. Viết phương trình chuyển động của hai xe b. Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2015- 2016 Đề 2 MÔN: VẬT LÝ 10 ( Nâng cao ) Thời gian: 60 phút I. LÝ THUYẾT: Câu 1: (3đ) Phát biểu và viết biểu thức của định luật Jun- Lenxo. Đơn vị từng đại lượng. Áp dụng: Một bếp điện khi hoạt động có điện trở R= 80Ω và cường độ dòng điện qua bếp là 2,5A. nhiệt lượng mà bếp tỏa ra là 0,5kJ. Tính thời gian mà bếp tỏa ra nhiệt lượng đó Câu 2:(1,5đ) Định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều? Gia tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều có đặc điểm gì? Câu 3: (1,5đ) Viết công thức tính vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều. Giải thích tại sao khi vận tốc và gia tốc ngược dấu thì chất điểm chuyển động chậm dần đi. II. BÀI TẬP: Bài 1:(1,5đ) Một ôtô bắt đầu rời bến chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s ôtô đạt vận tốc 36km/h. a. Tính gia tốc của ôtô. b. Tính quãng đường mà ôtô đi được trong thời gian trên. Bài 2:(2,5đ) Xe thứ nhất khởi hành ở A có vận tốc là 18km/h và lên dốc chậm dần đều với gia tốc 20cm/s2. Cùng lúc đó xe thứ hai khởi hành ở B với vận tốc 5,4km/h và xuống dốc nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2. Biết AB = 130m. a. Viết phương trình chuyển động của hai xe b. Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. THANG ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ 1: Câu Nội dụng Điểm Ghi chú Câu 1 Phát biểu định luật Ôm Viết biểu thức định luật Ôm. Đơn vị AD: Rtđ = R1 +R2 = 30Ω I = U/Rtđ = 0,5 A 0,75đ 0,5đ 0,25đ 0,75đ 0,75đ Câu 2 - Định nghĩa chuyển động thẳng đều - Vận tốc tức thời đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó. 0,75đ 0,75đ Câu 3 - V = V0 + at - GT: Nếu tại thời đểm t, vận tốc và gia tốc cùng dấu thì theo công thức vận tốc, giá trị tuyệt đối của vận tốc V tăng theo thời gian. 0,75đ 0,75đ BT Bài 1 Chiều dương là chiều chuyển động; Gốc thời gian: lúc rời bến a = = = 1m/s2 s = = 112,5m 0,25đ 0,5đ 0,75đ HS chọn gốc độ hoặc gốc thời gian cho 0,25đ Bài 2 - Chọn gốc tọa độ tại B, chiều dương là chiều chuyển động của xe B; - Gốc thời gian: lúc hai xe khời hành Phương trình cđ của xe A xA = xoA + vAt + = 150 -10t + Phương trình cđ của xe B xB = xoB + vBt + = 5t + Khi 2 xe gặp nhau thì chúng có cùng tọa độ xA = xB 150 -10t + = 5t + t = 10s xA = 70m 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ ĐỀ 2: Câu Nội dụng Điểm Ghi chú Câu 1 Phát biểu định luật Jun - Lenxo Viết biểu thức định luật Đơn vị AD: Q =RI2t t = Q/RI2 = 1s 0,75đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 1đ Câu 2 - Định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều - Gia tốc tức thời đặc trưng cho sự biến đổi nhanh chậm của vận tốc của chất điểm đó. 0,75đ 0,75đ Câu 3 - V = V0 + at - GT: Nếu tại thời đểm t, vận tốc và gia tốc ngược dấu thì theo công thức vận tốc, giá trị tuyệt đối của vận tốc V giảm theo thời gian. 0,75đ 0,75đ BT Bài 1 Chiều dương là chiều chuyển động; Gốc thời gian: lúc rời bến a . a = = = 1m/s2 b . s = = 50m 0,25đ 0,5đ 0,75đ HS chọn gốc độ hoặc gốc thời gian cho 0,25đ Bài 2 - Chọn gốc tọa độ tại B, chiều dương là chiều chuyển động của xe B; - Gốc thời gian: lúc hai xe khời hành Phương trình cđ của xe A xA = xoA + vAt + = 130 -5t + Phương trình cđ của xe B xB = xoB + vBt + = 1,5t + Khi 2 xe gặp nhau thì chúng có cùng tọa độ xA = xB 130 -5t + = 1,5t + t = 20s xA = 70m 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ
Tài liệu đính kèm: