Đề thi học sinh giỏi thí nghiệm thực hành môn vật lý (số 1) thời gian: 90 phút

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 7540Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi thí nghiệm thực hành môn vật lý (số 1) thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi thí nghiệm thực hành môn vật lý (số 1) thời gian: 90 phút
ĐỀ THI HSG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN VẬT LÝ (số 1)
Thời gian: 90 phút
(Yêu cầu học sinh lắp ráp mạch, dụng cụ xong, báo giám khảo trước khi lắp nguồn)
Câu 1: (5đ)
Cho các dụng cụ như sau: Traditor p-n-p. Hai đồng hồ đo điện đa năng loại DT-830, ngồn điện 6V một chiều; iến trở, điện trở RC = 680, RB = 220
a. Hãy mắc mạch điện như hình vẽ
b. Thay đổi biến trở ghi các giá trị của các ampe kế vào bảng sau:
Lần đo
IB ()
IC ()
c. Tính hệ số khuếch đại của tranditor và vẽ đồ thị diễn tả sự phụ thuộc của IC theo IB
Câu 2: (5đ) Với các dụng cụ đã cho như sau: một điện điện trở 10, hai đồng hồ đo điện DT 9208A, máy phát âm tần. Hộp x thuộc một trong 3 phần tử R, L, C
a. Hãy mắc mạch điện và nêu phương án để xác định x là gì và có giá trị bao nhiêu?
b. Mắc nối tiếp với hộp x với điện trở 10 một hộp y cũng thuộc một trong 2 phần tử L, C để tạo thành mạch cộng hưởng. Hãy mắc mạch điện và nêu phương án để xác định y có giá trị bao nhiêu?
Câu 3: (6đ) Với vác dụng cụ quang học đã cho: thấu kính hội tụ và phân kì, đèn, vật, băng quang học, màn hứng
1a. Đo 3 lần tiêu cự của thấu kính hôi tụ 
 b. Lập bảng số liệu và vẽ sơ đồ tạo ảnh
2a. Đặt thấu kính phân kì phía sau thấu kính hội tụ vừa đo để ảnh của vật qua hệ hướng được vật trên màn. Với 3 lần đo xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.
 b. Lập bảng số liệu và ghi sơ đồ tạo ảnh.
Câu 4: (4đ) Với các dụng cụ đã cho, đèn laze, khe, mà và thướt kẹp. Hãy nêu phương án và xác định bước sóng của ánh sáng?
ĐỀ THI HSG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN VẬT LÝ (số 2)
Thời gian: 90 phút
(Yêu cầu học sinh lắp ráp mạch, dụng cụ xong, báo giám khảo trước khi lắp nguồn)
Câu 1(6đ). Với các dụng cụ đã cho biến trở, 2 đồng điện đa năng, điện trở R0 = 10, một nguồn pin và các dây dẫn. 
a. Hãy lắp mạch và nêu phương án xác định suất điện động và điện trở trong của nguồn pin.
b. Xác định giá trị suất điện động và điện trở trong của nguồn pin.
Câu 2(7đ). 
a. Với các dụng cụ đã cho như sau: một điện điện trở 10, hai đồng hồ đo điện DT 9208A, máy phát âm tần, cuộn cảm và các dây nối. Hãy khảo sát sự phụ thuộc của dung kháng vào tần số. Từ đó xác định giá trị độ tự cảm L và điện trở trong của ống dây.
b. Tiến hành khảo sát mạch cộng hưởng điện. Từ đó:
- Vẽ đồ thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào tần số.
- Xác định giá trị của tụ điện C.	
Câu 3 (7đ). 
Với vác dụng cụ quang học đã cho: thấu kính hội tụ và phân kì, đèn, vật, băng quang học, màn hứng
1a. Đo 3 lần tiêu cự của thấu kính hôi tụ 
 b. Lập bảng số liệu và vẽ sơ đồ tạo ảnh
2a. Đặt thấu kính phân kì phía trước thấu kính hội vừa đo để ảnh của vật qua hệ hướng được vật trên màn. Với 3 lần đo xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.
 b. Lập bảng số liệu và ghi sơ đồ tạo ảnh.
ĐỀ THI HSG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN VẬT LÝ (số 3)
Thời gian: 90 phút
(Yêu cầu học sinh lắp ráp mạch, dụng cụ xong, báo giám khảo trước khi lắp nguồn)
Câu 1(4đ). Với các dụng cụ đã cho biến trở, 2 đồng điện đa năng, điện trở R0 = 10, một biến trở tay quay, một biến thế nguồn và các dây dẫn. Hãy lắp mạch điện như hình vẽ.
Với 3 lần đo. Hãy xác định giá trị của Rx
 Câu 2(6đ). Với các dụng cụ đã cho như sau: một điện điện trở 10, hai đồng hồ đo điện DT 9208A, máy phát âm tần. Hộp x thuộc một trong 3 phần tử R, L, C.
a. Hãy mắc mạch điện và nêu phương án để xác định x là gì và có giá trị bao nhiêu?
b. Mắc nối tiếp với hộp x với điện trở 10 một hộp y cũng thuộc một trong 2 phần tử L, C để tạo thành mạch cộng hưởng. Hãy mắc mạch điện và nêu phương án để xác định y có giá trị bao nhiêu?
Câu 3(4đ). Với các dụng cụ đã cho: Loa điện, máy phát tần sốHãy nêu phương án và xác định vận tốc truyền âm trong không khí?
Câu 4(6đ). Với vác dụng cụ quang học đã cho: thấu kính hội tụ và phân kì, đèn, vật, băng quang học, màn hứng
1a. Đo 3 lần tiêu cự của thấu kính hôi tụ. 
 b. Lập bảng số liệu và vẽ sơ đồ tạo ảnh
2a. Đặt thấu kính phân kì phía sau ghép với thấu kính hội tụ vừa đo để ảnh của vật qua hệ hướng được vật trên màn. Với 3 lần đo xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.
 b. Lập bảng số liệu và ghi sơ đồ tạo ảnh.
ĐỀ THI HSG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN VẬT LÝ (số 4)
Thời gian: 90 phút
(Yêu cầu học sinh lắp ráp mạch, dụng cụ xong, báo giám khảo trước khi lắp nguồn)
Câu 1(5đ). Với các dụng cụ đã cho biến trở, 2 đồng điện đa năng, đèn, điện trở Rx, một biến trở tay quay, một biến thế nguồn, điôt chỉnh lưu và các dây dẫn,dùng các phương pháp chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành một chiều.
a. Hãy vẽ và lắp mạch chỉnh lưu nửa chu kì tải là một đèn. Xác định tỉ số hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và dòng điện qua đèn? Vẽ đường biểu diễn của I phụ thuộc theo t?
b. Hãy vẽ và lắp mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì tải là một điện trở Rx. Xác định giá trị điện trở Rx? Vẽ đường biểu diễn của I phụ thuộc theo t?
Câu 2(5đ). Với các dụng cụ đã cho như sau: một điện điện trở 10, hai đồng hồ đo điện DT 9208A, máy phát âm tần, tụ điện C = , cuộn cảm L và các dây nối?
a. Hãy mắc mạch điện như hình vẽ:
 b. Hãy nối 2 điểm A, B vào máy phát âm tần. Vẽ đồ thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào tần số theo bảng sau: 
Lần đo
f(Hz)
I(mA)
c. Từ đồ thị hãy xác định giá trị của độ tự cảm L.
Câu 3(6đ). Với vác dụng cụ quang học đã cho: thấu kính hội tụ và phân kì, đèn, vật, băng quang học, màn hứng
 a. Đặt thấu kính phân kì phía ghép với thấu kính hội tụ vừa đo để ảnh ảnh của vật qua hệ hướng được vật trên màn ( Yêu cầu sử dụng phương pháp vật thật cho ảnh thật) . Với 3 lần đo xác định tiêu cự của thấu kính phân kì và vẽ sờ đồ tạo ảnh.
 b. Lập bảng số liệu và ghi sơ đồ tạo ảnh.
Câu 4: (4đ) Với các dụng cụ đã cho: đèn laze, khe, mà và thướt kẹp. Hãy nêu phương án và xác định bước sóng của ánh sáng?
ĐỀ THI HSG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN VẬT LÝ (số 5)
Thời gian: 90 phút
(Yêu cầu học sinh lắp ráp mạch, dụng cụ xong, báo giám khảo trước khi lắp nguồn)
Câu 1(5). Cho các dụng cụ sau: 2 pin 1,5V, 2 đồng điện đa năng, điện trở R0 = 10, một biến trở tay quay, các dây dẫn điện. Hãy lắp mạch điện như hình vẽ:
b. Điều chỉnh biến trở và hi các giá trị vào bảng sau:
R (Ω)
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
U
I
P
c. Lập công thức công suất biến trở theo I. Vẽ đồ thị sự phụ thuộc của công suất biến trở theo I. Nhận xét. 
Câu 2(6). a. Với các dụng cụ đã cho như sau: một điện điện trở 10, hai đồng hồ đo điện DT 9208A, máy phát âm tần, cuộn cảm và các dây nối. Hãy khảo sát sự phụ thuộc của dung kháng vào tần số. Từ đó xác định giá trị độ tự cảm L và điện trở trong của ống dây.
b. Tiến hành khảo sát mạch cộng hưởng điện. Từ đó:
- Vẽ đồ thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào tần số.
- Xác định giá trị của tụ điện C.	
Câu 3(5đ). Với vác dụng cụ quang học đã cho: thấu kính hội tụ và phân kì, đèn, vật, băng quang học, màn hứng
 a. Đặt thấu kính phân kì phía ghép với thấu kính hội tụ vừa đo để ảnh ảnh của vật qua hệ hướng được vật trên màn ( Yêu cầu sử dụng phương pháp vật ảo cho ảnh thật). Với 3 lần đo xác định tiêu cự của thấu kính phân kì và vẽ sờ đồ tạo ảnh.
 b. Lập bảng số liệu và ghi sơ đồ tạo ảnh.
Câu 4 (4). Với các dụng cụ đã cho: con lắc đơn, đồng hồ đo thời gian hiện số, thước đo chiều dàiHãy nêu phương án và xác định gia tốc tốc trọng trường. Đo 3 lần lập bảng.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thi_nghiem_thuc_hanh_lop_12_co_dap_an.doc