Đề kiểm tra 1 tiết môn: Hóa học trường THPT Nguyễn Văn Nguyễn

doc 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1604Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn: Hóa học trường THPT Nguyễn Văn Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết môn: Hóa học trường THPT Nguyễn Văn Nguyễn
Trường THPT Nguyễn Văn Nguyễn	 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
Họ và tên: .. Môn: Hóa học
Lớp: 11C Đề số: 01
I. Trắc nghiệm: Chọn và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ( 3,0điểm )
Câu 1: Trường hợp nào sau đây khi trộn các dung dịch với nhau thì thu được kết tủa màu đen?
 A. CuSO4 + NaOH.	B. HCl + K2CO3.	C. KOH + FeCl3.	D. CuSO4 + Na2S.
Câu 2: Phản ứng giữa dung dịch axít với các muối cacbonat rất dễ xảy ra vì tạo thành:
 A. Chất kết tủa.	B. H2O và chất khí CO2.	C. Chất khí.	D. Chất điện li yếu.
Câu 3: Cho biết phương trình ion thu gọn sau: H+ + OH- H2O. Phương trình trên không biểu diễn phản ứng hóa học nào dưới đây?
A. 2HNO3 + Ba(OH)2 Ba(NO3)2 + 2H2O.	C. 2KOH + 2NaHSO4 2H2O + K2SO4 + Na2SO4.
B. H2SO4 + 2NaOH 2H2O + Na2SO4. 	D. H2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2H2O.
Câu 4: Dãy chất nào sau đây có thể vừa tác dụng với dd HCl, vừa tác dụng với dd NaOH?
	A. NaHCO3, Zn(OH)2, Al(OH)3.	C. Mg(OH)2, Al(OH)3 , Cr(OH)3.
B. NaHCO3, Cr(OH)3, Fe(OH)3. 	D. NaHCO3, CuSO4, Al(OH)3.
Câu 5: Dung dịch nào sau đây không chứa đồng thời các ion trong dung dịch?
 A. Na+, K, Cl, NOvà SO.	C. H, K, Ba2+, NO và SO.	
 B. H, K, Cl, NOvà SO.	D. NH, Mg, Cl, NO và SO.
Câu 6: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
	 A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.	 C. Bản chất của phản ứng trong dd chất điện li.
	 B. Không tồn tại phân tử trong dung dịch chất điện li.	 D. Dung dịch nào là chất điện li mạnh.
Câu 7: Nước tinh khiết có pH = 7. Nếu để nước tinh khiết trong không khí một thời gian và cho giấy quỳ tím vào thì thấy giấy quỳ chuyển sang màu hồng. Điều này được giải thích là do nước có hòa tan:
 A. O2.	B. H2SO4. 	C. KOH.	D. CO2.
Câu 8: Một dung dịch chứa: 0,2 (mol) K+; 0,15 (mol) Mg2+; 0,05 (mol) Al3+; 0,15 (mol); và x mol . Vậy x có giá trị là:
	A. 0,45.	B. 0,35.	C. 0,25.	D. 0,30.
Câu 9: Dãy nào dưới dây chỉ gồm các chất điện li mạnh? 
A. HBr, Na2S, Zn(OH)2, Na2CO3. 	C. HNO3, H2SO4, KOH, K2SiO3.
B. H2SO4, NaOH, Ag3PO4, HF. 	D. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl.
Câu 10: Khi bị đau bao tử, để đỡ bị đau người bệnh thường uống loại thuốc có chứa chất làm giảm nồng độ H+ trong bao tử. Trong các chất sau, chất nào không thể có trong thành phần của thuốc đau bao tử:
 A. CH3COOH.	B. NaHCO3.	C. Mg(HCO3)2.	D. Ba(HCO3)2.	
II. Tự luận: (7,0 điểm)
Bài 1: Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn ( nếu có )? 	( 1,0 điểm )	
	a. CaCl2 và AgNO3. 	b. K2SO4 và MgCl2. 	c. Al(OH)3(r) và NaOH.
	d. Al(OH)3(r) và HCl.	e. NaNO3 và CuSO4.	
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ đựng các dung dịch bị mất nhãn sau: NaOH, H2SO4, NaCl, Na2SO4, NaNO3. Viết các phương trình phản ứng để minh họa?	( 1,0 điểm )	
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 2,5 gam hỗn hợp X ( Al, Mg và Zn ) trong dung dịch HCl dư thì thu được 1,68 lít H2 
( đktc ) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam hỗn hợp muối khan. Tìm m? 	( 1,0 điểm )
( Cho: H = 1; Mg = 24; Al = 27; Zn = 65; Cl = 35,5 )
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 7,35 gam hỗn hợp X ( 2 kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA ) trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 8,96 lit H2 ( đktc ). Xác định 2 kim loại đã cho?	( 1,0 điểm )
(Cho nhóm IIA: Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 88, Ba = 137)
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X ( Mg, Fe ) trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thì thu được 11,76 lít SO2 ( đktc ). Xác định %n các kim loại trong X?	( 1,0 điểm )
( Cho: Mg = 24; Fe = 56 )
Bài 6: Cho 150 ml dung dịch H2SO4 0,5M vào 350 ml dung dịch KOH 0,5M thu được dung dịch A. Tính pH của dung dịch A?	 	( 1,0 điểm )	
Bài 7: Cho 50 ml dung dịch Na2SO4 1M vào 150 ml dung dịch Ba(NO3)2 1M thì thu được dung dịch Y. Tính nồng độ mol/lit của các ion trong dung dịch Y?	( 1,0 điểm )	
( Cho: H = 1; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Cl = 35,5 ).

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_45_11C_1_2015_2016.doc