Đề cương ôn tập lịch sử 8 học kì II

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 31335Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập lịch sử 8 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập lịch sử 8 học kì II
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 HK II
Câu 1: Nguyên nhân, diễn biến, quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta?
*Nguyên nhân: 
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
- Việt Nam là một đất nước có vị trí địa lí quan trọng
- Giàu tài nguyên thiên nhiên
-Chế độ phong kiến mục nát
Diễn biến: 1/9/1858, Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta tại Đà Nẵng.
Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả và bước đầu làm thất bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp
Câu 2: Lập niên biểu cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế
Thời gian
Sự kiện
5/7/1885
Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá 
13/7/1885
Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương
1886
Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện
11/1888
Vua Hàm Nghi bị bắt và đưa sang An-giê-ri ( châu Phi )
1886-1887
Khởi ngĩa Ba Đình
1883-1892
Khởi nghĩa Bãi Sậy
1885-1896
Khởi nghĩa Hương Khê
28/12/1895
Phan Đình Phùng mất
Câu 3: Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
-Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mộc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
- Thành phần lãnh đạo: Phan Đình Phùng - thủ lĩnh uy tín nhất trong p/t ở Nghệ Tĩnh & nhiều thủ lĩnh tài ba khác, tiêu biểu là Cao Thắng.
- Phương thức tác chiến: đánh du kích và vận động chiến; có sự chỉ huy phối hợp thống nhất và tương đối chặt chẽ nhờ dựa vào vùng rừng núi hiểm trở; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương.
- Được đông đảo các tần lớp tham gia: công nhân nông dân các lực lượng phong kiến các văn nhân sĩ phu yêu nước.
- Có trình độ tổ chức cao trong phong trào và chiền đấu bền bỉ.	
Câu 4: Hoàn cảnh nội dung, kết cục của trào lưu cải cách duy tân ở nước ta vào cuối thế kỉ XIX
Hoàn cảnh:
 -Về chính trị: Triều đình vẫn thực hiện chính sách nội trị ngoại giao lỗi thời
-Về kinh tế: Nông-công-thương nghiệp bị đình trệ, tài chính cạn kiệt
-Về xã hội: Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt
* Nội dung:
- Chính trị-giáo dục: Cải tạo quan lại, cải cách chế độ giáo dục, phải học cả chữ, công thương và ngoại ngữ; du học
- Kinh tế: 
+ Nông nghiệp: phải áp dụng khoa học-kĩ thuật và thủy lợi, bảo vệ rừng
+ Công nghiệp: Cần khai thác mỏ quy mô, hợp tác với tư bản nước ngoài có vốn kinh doanh
+ Thương nghiệp: Mở cửa buôn bán với nước ngoài, phát triển nội thương
Xã hội: Bãi bỏ các tập tục phong kiến lạc hậu, mê tín dị đoan
Quân sự: Phải xây dựng một quân đội vững mạnh, trang bị đầy đủ về kiến thức và vũ khí quân sự
Ngoại giao: Nên giao hảo với nhiều nước tư bản khác
Câu 5: Những chuyển biến xã hội VN
**Các vùng nông thôn
Giai cấp địa chủ phong kiến
Phần lớn đầu hang và làm tay sai cho Pháp
Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước
Giai cấp nông dân
Bị bần cùng hóa, cực khổ trăm bề
Là lực lượng đông đảo hăng hái đấu tranh
** Đô thị phát triển, sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới
Tầng lớp tư sản: Bị thực dân Pháp chèn ép, thái độ chính trị rõ rang
Tiểu tư sản: Cuộc sống rất bấp bênh, có tinh thần hăng hái đấu tranh
Công nhân: Bóc lột nặng nề, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ
Câu 6: Trình bày tình hình kinh tế ở nước ta
- Trong nông nghiệp, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền, bóc lột bằng cách phát canh, thu tô
- Trong công nghiệp, Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ... xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
- Về thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa của các nước khác. Pháp còn đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện... 
=>Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
Câu 7: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước của Pháp ở Đông Dương
Bắc Kì
(Thống sứ)
Trung Kì
(Khâm sứ)
Nam Kì
(Thống đốc)
Lào
(Khâm sứ)
Cam-pu-chia
(Khâm sứ)
Bộ máy chính quyền cấp Kì (Pháp)
Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện (Pháp + Bản xứ)
Bộ máy chính quyền cấp Xã, Thôn (Bản xứ)
Toàn quyền Đông Dương
Nhận xét: 
+ Hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền chặt chẽ, với tay xuống tận vùng nông thôn.
+ Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến.
Mục đích: 
+ Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo.
+ Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, làm giàu cho tư bản Pháp.
+ Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xóa tên Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trên bản đồ thế giới.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_hoc_ki_II.doc