Đề và đáp án thi học sinh năng khiếu Lịch sử lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD & ĐT Thanh Ba

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 441Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi học sinh năng khiếu Lịch sử lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD & ĐT Thanh Ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi học sinh năng khiếu Lịch sử lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD & ĐT Thanh Ba
PHÒNG GD&ĐT
 ĐỀ CHÍNH THỨC
HUYỆN THANH BA
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU
 LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Lịch sử
Thời gian thi: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (3 điểm): Phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của công xã Pari?
Câu 2 (5 điểm): So sánh những nội dung chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai (thời gian xảy ra, nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, tính chất, hậu quả)
Câu 3 (5 điểm): Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới:
1- Nêu hiểu biết của em về các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ của họ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?
2- Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX như thế nào?
Câu 4 (7 điểm): Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Nêu tính chất, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương?
 .. Hết..
Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN THANH BA
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU
 LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Lịch sửMôn: Lịch sử
Nội dung
Điểm
Câu 1: Phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của công xã Pari?
3 điểm
*Nguyên nhân thất bại 
- Giai cấp công nhân Pháp chưa đủ lớn mạnh để đánh bại giai cấp tư sản .
0,25đ
- Thiếu kiên quyết trong việc trấn áp kẻ thù.
0,25đ
- Chưa có một chính Đảng đủ sức lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi.
0,25đ
- Chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của liên minh công - nông.
0,25đ
*Ý nghĩa lịch sử:
- Công xã Pari đi vào lịch sử thế giới như một dấu son chói lọi về chủ nghĩa anh hùng cách mạng kiên cường dũng cảm.
0,5đ
- Tuy chỉ tồn tại trong 72 ngày đêm nhưng công xã Pari là hình ảnh của một chế độ xã hội mới, là sự coå vuõ nhaân daân lao ñoäng toaøn theá giôùi trong sự nghiệp ñaáu tranh cho moät töông lai toát ñeïp hôn. 
0,5đ
- Công xã Pari là một kiểu mẫu của chính quyền vô sản, để lại nhiều bài học qúy báu: 
 + Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, có đường lối đấu tranh rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ; thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, phải đập tan bộ máy nhà nước cũ và xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
1,0đ
Câu 2: So sánh những nội dung chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai (thời gian xảy ra, nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, tính chất, hậu quả)?
5 điểm
Nội dung
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh thế giới thứ hai 
Thời gian
1914 - 1918
1939 - 1945
0,5đ
Nguyên nhân sâu xa
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, về quyền lợi tiếp tục nảy sinh và ngày càng trở nên sâu sắc sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 1933
1,25đ
Nguyên nhân trực tiếp
Thái tử Áo - Hung bị một phần tử khủng bố ở Xé-bi ám sát
Viện cớ Ba Lan đã khiêu khích Đức
0,75đ
Tính chất
Chiến tranh đế quốc phi nghĩa
Giai đoạn đầu là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Từ khi Liên Xô tham chiến, mang tính chất chính nghĩa, là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Liên Xô và các lực lượng dân chủ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhằm tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
1,0đ
Hậu quả
10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương; số tiền chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla
60 triệu người bị chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
1,5đ
Câu 4: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới:
1- Nêu hiểu biết của em về các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ của họ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?
2- Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX như thế nào?
5 điểm
1- Học sinh nêu được:
- Tầng lớp tư sản:
+ Họ là chủ nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, các chủ hãng buôn bán... Họ bị các nhà tư bản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm.
0,75đ
+ Do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống, chứ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc...
0,5đ
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:
+ Họ là một tầng lớp đông đảo bao gồm: chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư kí, ké toán, học sinh. Cuộc sống của họ bấp bênh...
0,75đ
+ Họ là những người có ý thức dân tộc, nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
0,5đ
- Giai cấp công nhân:
+ Với lực lượng lúc đó khoảng 10 vạn, họ xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền... xin làm công ăn lương.
0,75đ
+ Họ bị áp bức bóc lột nặng nề nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt (tăng lương, giảm giờ làm...).
0,5đ
2- Học sinh nêu được:
Sự xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra những điều kiện bên trong, trở thành cơ sở để tiếp thu những trào lưu tư tưởng từ bên ngoài tràn vào, tạo thành những điều kiện xã hội và tâm lý, làm nảy sinh và thúc đẩy cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX.
1,25đ
Câu 5: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Nêu tính chất, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương?
7 điểm
* Cuộc khởi nghĩa Hương khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương
- Khởi nghĩa Hương Khê do văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh.. lãnh đạo như: Phan Đình Phùng, Cao Thắng, đấy là những vị lãnh đạo tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
0,5đ
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê có địa bàn hoạt động mở rộng gồm bốn tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
0,5đ
- So với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần vương cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, thời gian tồn tại lâu dài nhất (10 năm, từ năm 1885 đến 1895) và mang tính chất ác liệt nhất trong phong trào Cần Vương.
0,75đ
- Khởi nghĩa Hương Khê đã có trình độ tổ chức cao. Lực lượng đông đảo được chia làm 15 quân thứ (mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người). Có sự chỉ huy thống nhất phối hợp tương đối chặt chẽ. Có lối đánh linh hoạt ( phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện..), đã chế tạo được súng trường theo kiểu của Pháp. Cuộc khởi nghĩa không đi đến thắng lợi cuối cùng nhưng đã lập được một số chiến công, đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch, gây cho chúng nhiều khó khăn tổn thất.
1,25đ
- Đây cũng là cuộc khởi nghĩa thu hút được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân ( người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào) và bước đầu có sự liên hệ với các cuộc khởi nghĩa khác.
0,5đ
- Cuộc khởi nghĩa Hương khê thất bại cũng là mốc kết thúc phong trào Cần Vương.
0,25đ
Tính chất, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương?
- Tính chất:
+ Mặc dù phong trào diễn ra với danh nghĩa Cần vương, nhưng thực tế đây là một phong trào yêu nước chống xâm lược của nhân dân theo ngọn cờ phong kiến.
0,5đ
+ Trong suốt thời gian diễn ra phong trào Cần vương, không hề có sự tham gia của quân đội triều đình.
0,5đ
- Nguyên nhân thất bại: 
 + Hạn chế của ý thức hệ phong kiến, khẩu hiệu Cần vương chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, trước mắt yêu cầu của dân tộc chứ chưa đáp ứng một cách triệt để nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân đặc biệt là nông dân.
0,5đ
 + Chế động phong kiến Việt Nam đang suy tàn. Thiếu sự lãnh đạo và chỉ huy thống nhất, chỉ chống Pháp trên mặt trận quân sự mà không chú ý các mặt kinh tế, chính trị....
0,5đ
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Mặc dù thất bại xong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương đã nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu kiên cường, quật khởi của nhân dân ta, làm cho thực dân Pháp bị tổn thất nặng nề, hơn 10 năm sau mới bình định được Việt Nam. Các cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã tạo tiền đề vững chắc cho các phong trào đấu tranh giai đoạn sau.
1,250đ
PHÒNG GD&ĐT
 ĐỀ CHÍNH THỨC
HUYỆN THANH BA
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU
 LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Lịch sử
Thời gian thi: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4 điểm): Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau (lãnh đạo, mục tiêu, động lực, kết quả, tính chất) giữa hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười Nga năm 1917? 
C©u 2 (4 ®iÓm): Nêu tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong giai đoạn (1918-1939)?
Câu 3 (5 điểm): Vì sao vào nửa sau thế kỉ XIX các sĩ phu yêu nước lại đưa ra các đề nghị cải cách? Kể tên các cải cách tiêu biểu? Vì sao các đề nghị cải cách đó không được thực hiện? 
Câu 4 (7 điểm) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873-1883? Tại sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi?
.. Hết..
Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN THANH BA
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU
 LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Lịch sử
Nội dung
Điểm
Câu 1: Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau (lãnh đạo, mục tiêu, động lực, kết quả, tính chất) giữa hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười Nga năm 1917? 
4 điểm
* Giống nhau: Đều là cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, đứng đầu là Lê-nin (đại diện cho giai cấp vô sản Nga)	
1đ
* Khác nhau:
Cách mạng tháng Hai
Cách mạng tháng Mười
+ Mục tiêu: Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.
+ Mục tiêu: Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản.
0,75đ
+ Lực lượng tham gia là: Tư sản, công nhân, nông dân, binh lính, thợ thủ công.
+ Lực lượng tham gia là: Công nhân, nông dân, binh lính, thợ thủ công.
0,75đ
+ Kết quả: Xóa bỏ được chế độ phong kiến Nga Hoàng. Hai chính quyền cùng song song tồn tại: Chính quyền Xô Viết và chính phủ lâm thời tư sản.
+ Kết quả: Lật đổ chính quyền lâm thời tư sản. Chính quyền về tay Xô Viết. Xóa bỏ được ách áp bức của tư sản.
0,75đ
+Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
+Tính chất: Là cuộc cách mạng vô sản - cách mạng xã hội chủ nghĩa.
0,75đ
C©u 2: Nêu tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong giai đoạn (1918-1939)?
4 ®iÓm
* Tình hình chung:
+ Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm, nay là Thái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Sau thất bại của phong trào Cần vương (“phò vua cứu nước”), tầng lớp trí thức mới ở các nước này chủ trương đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản.
1,0đ
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ do chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến khu vực.
0,75đ
+ Từ những năm 20, nét mới của phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á là giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng. 
0,75đ
Trong thời kì này, Đảng cộng sản đã ra đời ở nhiều nước Đông Nam Á, như ở In-đô-nê-xi-a năm 1920; ở Việt Nam, Mã Lai và Xiêm năm 1930. Dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản, nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra như cuộc khởi nghĩa Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a; phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) ở Việt Nam.
0,75đ
+ Phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á cũng có những bước tiến bộ rõ rệt. Nếu như trước đây chỉ mới xuất hiện những nhóm lẻ tẻ thì đến giai đoạn này đã ra đời những chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện, phong trào chống thực dân Anh đòi tự trị ở Mã lai...
0,75đ
Câu 3: Vì sao vào nửa sau thế kỉ XIX các sĩ phu yêu nước lại đưa ra các đề nghị cải cách? Kể tên các cải cách tiêu biểu? Vì sao các đề nghị cải cách đó không được thực hiện? * Vì sao các sĩ phu yêu nước lại đưa ra các đề nghị cải cách?
5 điểm
- Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, các quan lại, sĩ phu yêu nước đề ra những cải cách: đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá tạo ra thực lực cho đất nước chống lại bọn xâm lược.
1,0đ
* Các đề nghị cải cách tiêu biểu: 
+ Năm 1868, Trần Đình Túc và Phan Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định); Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai hoang; năm 1782 Viện Thương bạc xin mở 3 cửa biển miền Bắc và miền Trung để thông thương.
0,75đ
+ Từ năm 1863 đến 1871, Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần yêu cầu cải cách nhiều mặt (kinh tế, ngoai giao, giáo dục). Năm 1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị chấn hưng dân trí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
0,75đ
* Các đề nghị cải cách trên không được thực hiện vì:
+ Các đề nghị trên mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở thực tế trong nước, chưa giải quyết hai mâu thuẫn của xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
0,75đ
+ Do nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu không chịu thích ứng với hoàn cảnh, nên đã không chấp nhận thay đổi và từ chối mọi cải cách.
0,75đ
* Ý nghĩa: Dù không được thực hiện, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã tấn công vào tư tưởng bảo thủ lạc hậu của triều đình, thể hiện trình độ nhận thức của người Việt Nam và chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
1,0đ
Câu 4: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873-1883? Tại sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi?
7 điểm
* Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì trong những năm 1873-1883
- Sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì, Pháp khẩn trương xúc tiến cho việc tấn công xâm lược Bắc Kì
0,25đ
- Năm 1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm nhưng không giữ nổi thành 
0,5đ
Ngay khi Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến: 
+ Đêm đêm, các toán nghĩa binh bí mật vào thành quấy rối địch.
+ Tại cửa Ô Thanh Hà, dưới sự chỉ huy của viên chưởng cơ, khoảng 100 binh lính triều đình đã chiến đấu và hi sinh đến người cuối cùng
0,5đ
- Khi Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Bắc Kì, tới đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta: nhiều căn cứ k/c được hình thành ở Nam Định, Thái Bình. Tại Phủ Lý, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Địnhquân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta, phải rút về cố thủ trong thành ở các tỉnh lị. Các sĩ phu, văn thân yêu nước lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp
0,5đ
-Ngày 21-12-1873, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy, nhân dân phấn khởi đứng lên chống Pháp, quân Pháp hoảng sợ, hoang mang. 15/3/1874, Triều đình Huế kí Hiệp ước (Giáp Tuất) thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp gây bất bình lớn trong nhân dân
0,75đ
- Năm 1882, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu lên mặt thành chỉ huy quân sĩ chiến đấu nhưng không giữ được thành.
0,5đ
- Khi quân Pháp nổ súng tấn công, nhân dân Bắc Kì đã anh dũng đứng lên chiến đấu. Ở Hà Nội, dọc sông Hồng, nhân dân tự tay đốt nhà mình, tạo thành bức tường lửa làm chậm bước tiến của giặc 
0,5đ
Khi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng, nhân dân thực hiện kế “vườn không nhà trống” đắp đập, cắm kè, làm hầm chông, cạm bẫy chống Pháp
0,5đ
- Ngày 19-5-1883, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai, làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân, quân Pháp hoang mang dao động nhưng triều đình Huế chủ trương thương lượng với Pháp với hi vọng Pháp sẽ rút quân. 
0,75đ
- Nhân dân miền Bắc vẫn quyết tâm chống Pháp, nhiều trung tâm kháng chiến được hình thành phản đối lệnh bãi binh của triều đình.
0,25đ
* Nguyên nhân cuộc kháng chiến chống thực Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi
- Thực dân Pháp có sức mạnh của chủ nghĩa tư bản; Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắctriều đình nhà Nguyễn đã không có sự chuẩn bị chu đáo trước cuộc kháng chiến
1,0đ
- Trong quá trình kháng chiến triều đình nhà Nguyễn có tư tưởng sợ Pháp nên đã không phát huy được truyền thống đánh giặc của dân tộc: đoàn kết, đường lối đấu tranh vũ trang; bỏ qua nhiều cơ hội để xoay chuyển cục diện chiến tranh
1,0đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_HSNK_Su_8.doc