Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến
ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ LAGI	 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 20
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN	 Môn : Lịch sử - Thời gian : 45 phút
 Lớp : 8 - Năm học : 2016 – 2017
MA TRẬN
-Cấp độ
-Chủ đề
Chuẩn KT, KN cần kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TN
KQ
TL
TL
Chủ đề 1: 
Cách mạng tư sản và sự xác lập của chủ nghĩa tư bản (từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)
* KT
1. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
2. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
3. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
4. Tình hình kinh tế và xã hội Pháp trước cách mạng.
5. Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của nó vào cuối thế kỉ XVIII.
6. Cách mạng công nghiệp Anh và hệ quả của cách mạng.
7. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX.
Số câu: 1
Số câu: 1
Số câu
Số câu
Số câu
Số câu: 2
Số câu : 2
Số điểm : 3
Tỉ lệ : 30%
Số điểm: 1 
Số điểm: 2
Số điểm
Số điểm
Số điểm
Số điểm: 
3 = 30%
Chủ đề 2:
Các nước Âu –Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
* KT
1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pari
2. Nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 và sự thành lập công xã.
3. Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
4. Phong trào công nhân Nga và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga năm 1905-1907.
5. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật và những tiến bộ về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII-XIX.
Số câu: 2
Số câu
Số câu:
Số câu:
Số câu: 1 
Số câu: 3
Số câu : 3
Số điểm : 4
Tỉ lệ : 40 %
Số điểm: 2
Số điểm
Số điểm: 
Số điểm: 
Số điểm: 2 
Số điểm: 4 = 40%
Chủ đề 3:
Châu Á thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XX
* KT:
1. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đấu thế kỉ XX.
2. Cách mạng Tân Hợi (1911) và ý nghĩa lịch sử của nó.
Số câu:
Số câu:
Số câu:
Số câu: 1
Số câu:
Số câu: 1
Số câu : 1
Số điểm : 3
Tỉ lệ : 30 %
Số điểm:
Số điểm:
Số điểm:
Số điểm: 3
Số điểm:
Số điểm: 3 = 30%
Tổng số câu: 
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ %: 100
Sc TN: 3
Sc TL: 1
Sc
TN:
Sc TL: 1
Sc TL: 1
Số câu: 6
Số điểm : 10
100%
SĐ: 5
SĐ: 3
SĐ:2
Số câu: 4
Số điểm: 5 
50%
Số câu: 1
Số điểm: 3
30%
Số câu: 1
Số điểm: 2
20%
Phê duyệt của TTCM GV ra đề 
Đinh Hữu Huynh Nguyễn Thị Thu Hồng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45’ SỬ 8 HỌC KÌ I
A/ Trắc nghiệm:
Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794).
Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.
Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
Bài 5: Công xã Pari 1871.
Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII –XIX.
B/ Tự luận:
Câu 1: Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? 
Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau về tình hình chính trị, kinh tế của Anh với Pháp vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Câu 3 : Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào? 
Câu 4: Nêu ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
Câu 5 : So sánh sự giống và khác nhau về tình hình chính trị, kinh tế của Đức với Mĩ vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Câu 6 : Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) diễn ra như thế nào? Ý nghĩa ra sao đối với nhân dân Trung Quốc và các dân tộc bị áp bức trên thế giới lúc bấy giờ?
Câu 7: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế Pháp trước cách mạng? 
Câu 8 : Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII? 
Câu 9 : Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã diễn ra như thế nào? 
Trường THCS Tân Tiến
Họ và tên học sinh :..
Lớp :.. Điểm
KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 20) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 8 (Đề 1)
Thời gian : 45 phút
I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm – 10 phút)
Câu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng (1điểm)
1/ Hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp về mặt xã hội là
A/ số người giàu tăng 
B/ hình thành 2 giai cấp cơ bản: tư sản và vô sản 
C/ làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản 
D/ số người nghèo giảm
2/ Máy kéo sợi Gien-ni được sáng chế bởi
A/ Giêm Ha-gri-vơ C/ Ét-mơn Các-rai
B/ Giêm Oát D/ Ác-crai-tơ
3/ Hợp chúng quốc Mĩ ra đời có tên viết tắt theo tiếng Anh là
 A/ AFT C/ EU
 B/ USD D/ USA
4/ Hiến pháp Mĩ được ban hành vào
A/ năm 1789 C/ năm 1787
B/ năm 1788	 D/ năm 1786
Câu 2 : Nối mỗi ý ở cột A với 1 ý ở cột B cho phù hợp. (1điểm)
(A) Thời gian
(B) Sự kiện chính
Nối ý cột (A) và (B)
1/ giữa TK XIX
A/ Sản lượng gang thép của Đức gấp đôi Anh
1 -
2/ năm 1893
B/ Máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ
2 -
3/ năm 1913
C/ Ở Nga, nông dân nhiều vùng nổi dậy, đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự
3 -
4/ tháng 5/1905
D/ Chiến tranh Nga – Nhật.
4 -
E/ Lê-nin đến thủ đô Pê-téc-bua và trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân mácxít ơ đây.
Câu 3 : Chọn và điền từ hoặc cụm từ trong ngoặc vào chỗ trống ()sao cho đúng để thể hiện đúng ý nghĩa cách mạng Nga 1905 - 1907 (1điểm)
 (Thuộc địa, tư sản, xã hội chủ nghĩa, vô sản, Nga hoàng)
 Cách mạng Nga 1905-1907 đã giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và .. Nó làm suy yếu chế độ . và là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng . sẽ diễn ra vào năm 1917. Cách mạng Nga 1905-1907 đã có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước  và phụ thuộc.
Trường THCS Tân Tiến
Họ và tên học sinh :
Lớp : KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 20) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 8 (Đề 1)
Thời gian : 45 phút	
II/ TƯ LUẬN : (7 điểm – 35 phút)
Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế Pháp trước cách mạng? (2,0 điểm)
Câu 2: Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) diễn ra như thế nào? Ý nghĩa ra sao đối với nhân dân Trung Quốc và các dân tộc bị áp bức trên thế giới lúc bấy giờ? (3,0 điểm)
Câu 3: : So sánh sự giống và khác nhau về tình hình chính trị, kinh tế của Đức với Mĩ vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? (2,0 điểm)
Trường THCS Tân Tiến 
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 20 ) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 8 (Đề 1)
Thời gian : 45 phút	
I/ Trắc nghiệm : (3điểm)
 Câu 1: Khoanh tròn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Câu 
1
2
3
4
Trả lời
B
A
D
C
Câu 2 : Nối ý :(1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Ý 
1
2
3
4
Trả lời
B
E
A
C
Câu 3 : Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm)
Tư sản, Nga hoàng
Xã hội chủ nghĩa, thuộc địa
II/ Tự luận: ( 7.0 điểm ) 
Câu
Nội dung cần đạt
TĐ
1
 Tình hình kinh tế Pháp trước cách mạng:
- Nông nghiệp:
 + Công cụ và phương thức canh tác thô sơ lạc hậu nên năng suất thấp.
 + Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều. Mất mùa đói kém thường xuyên.
- Công thương nghiệp:
 + Phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.
 + Chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.
 0,5đ
 0,5đ
 0,5đ
 0,5 đ
2
 Cách mạng Tân Hợi.
*Diễn biến
- Ngày 10/10/1911 cách mạng Tân Hợi giành thắng lợi ở Vũ Xương sau đó lan sang khắp miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
- Ngày 29/12/1911 Trung Hoa dân quốc được thành lập Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.
- Tôn Trung Sơn mắc sai lầm thương lượng với Viên Thế Khải đồng ý nhường cho chúng làm tổng thống
- Tháng 2/1912 cách mạng coi như chấm dứt.
* Ý nghĩa:
- CM Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh thành lập Trung Hoa Dân quốc
- Tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Trung Quốc.
- Ảnh hưởng lớn phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á (tiêu biểu là ở Việt Nam)
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
3
- Giống nhau: 
+ Nền kinh tế công nghiệp tư bản phát triển nhanh chóng, các công ti độc quyền ra đời, chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
+ Tích cực chạy đua vũ trang và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Khác nhau: 
Đức
Mĩ
- Chính trị
+ Là nước theo thể chế liên bang, đề cao chủng tộc Đức.
- Kinh tế:
+ Vươn lên hàng thứ 2 thế giới.
+ Là nước thực hiện quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản lớn.-> Được gọi là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến.
- Chính trị:
+ Thực hiện thể chế chính trị cộng hòa, đề cao vai trò Tổng Thống.
- Kinh tế:
+ Vươn lên đứng đầu thế giới.
+ Là xứ sở các ông vua công nghiệp.
-> Được gọi là CNĐQ thực dân tham lam, hiếu chiến.
0,5 đ
1,5 đ
Trường THCS Tân Tiến
Họ và tên học sinh :.
Lớp : KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 20 ) NĂM HỌC 2016 - 2017
Điểm
Môn : Lịch Sử – Lớp 8 (Đề 2)
Thời gian : 45 phút
I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm – 10 phút)
Câu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng (1điểm)
1/ Cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới là
A/ cách mạng tư sản Pháp	 C/ cách mạng tư sản Anh 
B/ cách mạng tư sản Mĩ 	 D/ cách mạng tư sản Hà Lan
2/ Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên ở
A/ Anh C/ Đức
B/ Mĩ	 D/ Nhật Bản
3/ Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX là
A/ đấu tranh vũ trang	 C/ đấu tranh chính trị
B/ biểu tình D/ đập phá máy móc và đốt công xưởng
4/ 13 bang thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ vốn là vùng đất của
A/ người Ấn Độ C/ người In-di-an
B/ người Bắc Mĩ D/ người Anh
Câu 2 : Nối mỗi ý ở cột A với 1 ý ở cột B cho phù hợp. (1điểm)
(A) Thời gian
(B) Sự kiện chính
Nối ý cột (A) và (B)
1/ năm 1870-1871
A/ Kĩ sư Phơn –tơn (Mĩ) đóng thành công tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước
1 -
2/ tháng 6/1905
B/ Thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa
2 -
3/ năm 1807
C/ Nhà bác học Lô-mô-nô-xốp (Nga), tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.
3 -
4/ giữa thế kỉ XVIII
D/ Chiến tranh Pháp-Phổ
4 -
E/ Cách mạng Nga diễn ra. 
Câu 3 : Chọn và điền từ hoặc cụm từ trong ngoặc vào chỗ trống () sao cho đúng để thể hiện diễn biến cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 (1điểm)
(Véc-xai, Pari, Chi-e, nhân dân, thắng lợi)
 Âm mưu chiếm đồi Mông-mác của .. thất bại. Chiến sự cũng diễn ra ở các nơi khác với  của Quốc dân quân. Cuộc chiến đấu kết thúc khi .. làm chủ Pa-ri. Quân chính phủ tháo chạy về .. Ủy ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời
Trường THCS Tân Tiến
Họ và tên học sinh :.
Lớp :  KIỂM TRA 1TIẾT (TIẾT 20 ) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 8 (Đề 2)
Thời gian : 45 phút	
II/ TỰ LUẬN : (7 điểm – 35 phút)
Câu 1: Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã diễn ra như thế nào? (3,0 điểm)
Câu 2: Nêu ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? (2,0 điểm)
Câu 3 : So sánh sự giống và khác nhau về tình hình chính trị, kinh tế của Anh với Pháp vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? (2,0 điểm)
Trường THCS Tân Tiến
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 20 ) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 9 (Đề 2)
I/ Trắc nghiệm : (3điểm)
Câu 1: Khoanh tròn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Câu 
1
2
3
4
Trả lời
D
A
D
C
Câu 2 : Nối ý :(1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Ý 
1
2
3
4
Trả lời
D
B
A
C
Câu 3 : Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm)
Chi-e, thắng lợi
Nhân dân, Véc-xai
II/ Tự luận: ( 7.0 điểm ) 
Câu
Nội dung cần đạt
TĐ
1
* Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công, nông dân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ.
- Cuối 1885, Đảng Quốc đại được thành lập
- Trong quá trình hoạt động Đảng Quốc Đại bị phân thành phái “ôn hòa” và phái “ cấp tiến”, phái này do Ti-lắc cầm đầu, kiên quyết chống Anh.
- Tháng 7/1905, Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Ben-gan. Hành động này, khiến nhân dân Ấn Độ vô cùng căm phẫn-> nhiều cuộc biểu tình nổ ra.
- Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt giam Ti-lắc->thổi bùng len ngọn lửa đấu tranh mới.
- Tháng 7/1908, công nhân Bom-bay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, lập đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy để chống Anh-> bị Anh đàn áp dã man.
- Các phong trào tuy thất bại, nhưng đã đặt cơ sở cho các thắng lợi sau này.
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 0,25 đ
2
 Ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Là một cuộc cách mạng tư sản, thực hiện cùng lúc 2 nhiệm vụ, lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Là cuộc mạng không triệt để, vì quyền lợi của nhân dân lao động không được đáp ứng.
1,25 đ
0,75 đ
3
- Giống nhau: 
+ Nền kinh tế công nghiệp tư bản phát triển chậm lại, các công ti độc quyền ra đời, chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
+ Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Khác nhau: 
Anh
Pháp
- Chính trị: 
+ Là nước theo chế độ quân chủ lập hiến.
- Kinh tế: 
+ Tụt xuống hàng thứ 3 thế giới.
+ Là nước đẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
-> Được gọi là CNĐQ thực dân.
- Chính trị:
+Theo thể chế chính trị cộng hòa.
- Kinh tế:
+Tụt xuống hàng thứ 4 thế giới.
+Chú trọng đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lãi.
->Được gọi là CNĐQ cho vay lãi.
0,5 đ
1,5 đ
Trường THCS Tân Tiến
Họ và tên học sinh :
Điểm
Lớp :. KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 20 ) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 8 (Đề 3)
Thời gian : 45 phút
I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm – 10 phút)
Câu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng (1điểm)
1/ Cuộc cách mạng tư sản được xem triệt để nhất là
A/ cách mạng tư sản Mĩ	 C/ cách mạng tư sản Anh	
B/ cách mạng tư sản Pháp	 D/ cách mạng tư sản Hà Lan
2/ Sự kiện mở đầu cho cách mạng tư sản Pháp là
 A/ chiếm ngục Ba-xti 
 B/ vua Lui XVI triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp
 C/ xử tử vua Sác-lơ
 D/ xử tử vua Lui XVI 
3/ Ở Anh, máy móc được sử dụng đầu tiên trong
 A/ ngành dệt C/ nông nghiệp
 B/ công nghiệp D/ ngành giao thông vận tải
4/ Xã hội phong kiến Pháp được phân thành
 A/ 1 đẳng cấp C/ 3 đẳng cấp
 B/ 2 đẳng cấp D/ 4 đẳng cấp Câu 2 : Nối mỗi ý ở cột A với 1 ý ở cột B cho phù hợp. (1điểm)
(A) Thời gian
(B) Sự kiện chính
Nối ý cột (A) và (B)
1/ năm 1859
A/ Lê-nin thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với cương lĩnh Cách mạng
1 -
2/ năm 1903
B/ Máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ
2 -
3/ cuối thế kỉ XIX 
C/ nhà bác học Đác-Uyn nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền
3 -
4/ ngày 18/3/1871 
D/ Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (bắc Pa-ri) 
4 -
E/ Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp tụtt xuống hàng thứ 3 thế giới
Câu 3 : Chọn và điền từ hoặc cụm từ trong ngoặc vào chỗ trống () sao cho đúng để thể hiện sự phát triển của nền nông nghiệp vào cuối TK XIX đầu TK XX Mĩ (1 điểm)
(cung cấp, phương thức canh tác, thành tựu, thuận lợi, thành công)
 Nông nghiệp cũng đạt được những . lớn. Nhờ điều kiện tự nhiên 
. (đất đai bao la màu mỡ), .. hiện đại (trang trại, chuyên canh, cơ giới hóa), Mĩ đã trở thành nguồn .. lương thực, thực phẩm cho châu Âu.
 Trường THCS Tân Tiến
Họ và tên học sinh :..
Lớp :. KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 20 ) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 8 (Đề 3)
Thời gian : 45 phút	
II/ TƯ LUẬN : (7 điểm – 35 phút)
Câu 1 : Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII? (2,0điểm)
Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau về tình hình chính trị, kinh tế của Đức với Mĩ vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? (2,0điểm)
Câu 3: Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã diễn ra như thế nào? (3,0điểm)
Trường THCS Tân Tiến
Lớp :  ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 20) NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn : Lịch Sử – Lớp 8 (Đề 3)
Thời gian : 45 phút	
I/ Trắc nghiệm : (3điểm)
 Câu 1: Khoanh tròn: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Câu 
1
2
3
4
Trả lời
B
A
A
C
Câu 2 : Nối ý :(1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm) 
Ý 
1
2
3
4
Trả lời
C
A
E
D
Câu 3 : Điền khuyết: (1,0 điểm - Mỗi ý đúng 0,25điểm)
Thành tựu, thuận lợi
- phương thức canh tác, cung cấp
II/ Tự luận: ( 7.0 điểm ) 
Câu
Nội dung cần đạt
TĐ
1
 * Ý nghĩa lịch sử cách mạng tư sản Anh
- Đưa nước Anh phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Là cuộc cách mạng không triệt để, chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân lao động không được hưởng chút quyền lợi gì.
1,0 đ
1,0 đ
2
- Giống nhau: 
+ Nền kinh tế công nghiệp tư bản phát triển nhanh chóng, các công ti độc quyền ra đời, chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
+ Tích cực chạy đua vũ trang và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Khác nhau: 
Đức
Mĩ
- Chính trị
+ Là nước theo thể chế liên bang, đề cao chủng tộc Đức.
- Kinh tế:
+ Vươn lên hàng thứ 2 thế giới.
+ Là nước thực hiện quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản lớn.-> Được gọi là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến.
- Chính trị:
+ Thực hiện thể chế chính trị cộng hòa, đề cao vai trò Tổng Thống.
- Kinh tế:
+ Vươn lên đứng đầu thế giới.
+ Là xứ sở các ông vua công nghiệp.
-> Được gọi là CNĐQ thực dân tham lam, hiếu chiến.
0,5 đ
1,5 đ
3
* Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công, nông dân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ.
- Cuối 1885, Đảng Quốc đại được thành lập
- Trong quá trình hoạt động Đảng Quốc Đại bị phân thành phái “ôn hòa” và phái “ cấp tiến”, phái này do Ti-lắc cầm đầu, kiên quyết chống Anh.
- Tháng 7/1905, Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Ben-gan. Hành động này, khiến nhân dân Ấn Độ vô cùng căm phẫn-> nhiều cuộc biểu tình nổ ra.
- Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt giam Ti-lắc->thổi bùng len ngọn lửa đấu tranh mới.
- Tháng 7/1908, công nhân Bom-bay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, lập đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy để chống Anh-> bị Anh đàn áp dã man.
- Các phong trào tuy thất bại, nhưng đã đặt cơ sở cho các thắng lợi sau này.
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 0,25 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docKTra lsu 8 1 tiet hk 1 nam 2016-2017.doc