Đề cương ôn tập học kì I Lịch sử lớp 8 - Năm học 2016-2017

docx 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Lịch sử lớp 8 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Lịch sử lớp 8 - Năm học 2016-2017
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI
MÔN: SỬ 8
NĂM HỌC 2016-2017
Câu 1: Trình bày diễn biễn và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp 1789?
a.Diễn biến:
 Mở đầu thắng lợi của cách mạng
- 14.7.1789, quần chúng được vũ trang tấn công pháo đài Ba-xti, mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp.
 Chế độ quân chủ lập hiến(14.7.1789 - 10.8.1972)
- 14.7.1789, đại tư sản lên cầm quyền(phái Lập hiến).
- Tháng 8.1789, Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
- Tháng 9.1791, thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Tháng 4.1792, ngoại xâm và nội phản.
- 10.8.1792, nhân dân lật đổ phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến.
 Bước đầu của nền cộng hòa(21.9.1972 - 2.6.1973)
- Tư sản công thương nghiệp lên nắm quyền(Gi-rông-đanh).
- 21.9.1792, thành lập nền cộng hòa.
- Năm 1793, tổ quốc lâm nguy, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm, nội phản, ổn định đời sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.
- 2.6.1793, nhân dân khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.
 Chuyên chính cách mạng Gia-cô-banh(2.6.1973 - 27.7.1794)
- 2.6.1973, phái Gia-cô-banh lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu, tập hợp nhân dân chiến thắng ngoại xâm và nội phản.
- 27.7.1794, tư sản phản cách mạng lật đổ Gia-cô-banh. Cách mạng Pháp kết thúc.
b.Ý nghĩa:
- Là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất.
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước và có ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử thế giới.
Câu 2: Trình bày những bày thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Anh? Hệ quả của cách mạng công nghiệp?
a.Thành tựu:
- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo thành công máy kéo sợi Gien-ni
- Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi bằng sức nước.
- Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơn nước.
- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai phát minh ra máy dệt đầu tiên về sau chạy bằng sức nước.
- Đầu thế kỉ XIX, phát minh ra tàu thủy chạy bằng hơi nước, xe lửa, đường sắt bắt đầu xuất hiện.
b.Hệ quả:
- Tích cực: làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, năng suất lao động tăng, hình thành các trung tâm kinh tế.
- Tiêu cực: xã hội hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản
→ mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.
Câu 3:Trình diễn biến hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917? Vì sao ở Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng bùng nổ? Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga?
Diễn biến hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917:
 Cách mạng tháng Hai năm 1917
- Tháng 2.1917, cách mạng bùng nổ ở Nga
- Ngày 23.2(8.3), cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grát(Xanh Pê-téc-bua). 
- Ngày 27.2(12.3), dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, công nhân chuyển từ bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
 Cách mạng tháng Mười năm 1917
- Ngày 24.10(6.11), Lê-nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Xmô-nưi, chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát, uy hiếp Cung điện Mùa Đông.
- Ngày 25.10(7.11), Cung điện mùa đông bị chiếm.
 b. Năm 1917, ở Nga có hai cuộc cách mạng bùng nổ vì:
- Cách mạng tháng Hai năm 1917 : Trước cách mạng nước Nga là nước đế quốc phong kiến bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu. Dẫn đến các mâu thuẫn không thể điều hòa được: giữa dân tộc Nga với Nga hoàng, giữa nông dân với phong kiến, giữa vô sản với tư sản. Vì thế diễn ra phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ Nga hoàng. 
*Cách mạng tháng Mười năm1917 : Sau khi Cách mạng tháng Hai thắng lợi, cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: hai chính quyền song song tồn tại – Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và chính quyền xô viết do công-nông-binh làm chủ. Chính phủ lâm thời tư sản vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân. Do vậy, Nga phải tiến hành cuộc cách mạng vô sản lật đổ chính phủ tư sản, thiết lập nhà nước công nông tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 c. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga:
 Đối với nước Nga:
- Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu người Nga.
- Đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn, chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới.
 Đối với thế giới:
- Dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới.
- Để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
Câu 4:Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Pa-ri?
 a.Ý nghĩa lịch sử:
- Là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới.
- Là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.
 b.Bài học: cách mạng vô sản muốn thắng lợi cần:
- Phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
- Thực hiên liên minh công nông.
- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng của dân, do dân, vì dân
Câu 5:Trình bày tình hình kinh tế và chính trị của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Anh
Kinh tế
- Kinh tế phát triển chậm , mất vị trí độc quyền về công nghiệp, tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ, Đức).
- Sự phát triển trong chủ nghĩa đế quốc được biểu hiện bằng vai trò nổi bật của các công ti độc quyền.
Chính trị
- Nước Anh tồn tại chế độ quân chủ lập hiến, hai Đảng – Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
- Chính sách đấu ngoại xâm lược và bóc lột thuộc địa.
→ nước Anh được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Pháp
Kinh tế
- Kinh tế, công nghiệp phát triển chậm, đứng thứ tư (sau Mĩ, Đức, Anh).
- Phát triển một số ngành công nghiệp mới như điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô, tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài,
- Chủ nghĩa đế quốc Pháp đầu tư nước ngoài bằng hình thức cho vay nặng lãi cùng với sự bóc lột thuộc địa.
→ nước Pháp được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
Chính trị
- Nước Pháp tồn tại nền Cộng hòa thứ ba với chính sách đối nội – đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
Đức 
Kinh tế
- Nền công nghiệp phát triển đứng đầu châu Âu, thứ nhì thế giới(sau Mĩ).
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, kinh tế công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt, hình thành các công ty độc quyền như: than đá, luyện kim, điện, hóa chất, chi phối đời sống kinh tế Đức.
Chính trị
- Theo thể chế liên bang, mặc dầu có Hiến pháp, có Quốc hội nhưng Đức vẫn là nhà nước chuyên chế.
- Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân dã man, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang.
→ nước Đức được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
Mĩ
Kinh tế
- Từ những năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ phát triển mạnh dẫn đầu thế giới, sản phẩm công nghiệp Mĩ gấp 2 nước Anh và bằng 1/2 các nước cộng lại.
- Công nghiệp phát triển mạnh, dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ, nhiều công ty độc quyền đứng đầu là các ông “vua”: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “ vua ô tô” Pho,
Nông nghiệp
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước, vừa xuất khẩu ra thị trường châu Âu.
Chính trị
- Theo chế độ cộng hòa, đề cao vai trò Tổng thống do hai đảng – Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền.
- Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
- Tăng cường xâm lược thuộc địa.
Câu 6:Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Thời gian
Sự kiện
1840-1842
Cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược
1851-1864
Phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc
1898
Cuộc vân động Duy tân
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Phong trào Nghĩa Hòa đoàn
Câu 7:Nêu nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ I(1914-1918)? Nêu kết cục của chiến tranh?
*Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
- Mẫu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, dẫn tới các cuộc đấu tranh đầu tiên:
 + Mĩ – Tây Ban Nha(1898)
 + Anh – Bô-ơ(1899-1902)
 + Nga – Nhật(1904-1905)
- Hình thành hai khối quân sự đối địch nhau:
 + Liên minh: Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a(ra đời năm 1882).
 + Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga(hình thành năm 1907).
- Hai khối ngày chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh, chia lại thế giới.
*Nguyên nhân trực tiếp:
- 28.6.1914, Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát.
- 28.7.1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
- 1.8.1914, Đức tuyên chiến với Nga; 3.8 tuyên chiến với Pháp.
- 4.8.1914, Anh tuyên chiến với Đức
→ chiến tranh thế giới thứ I bùng nổ.
*Kết cục của chiến thanh thế giới thứ I:
- Hậu quả: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tiêu tốn 85 tỉ đôla, phá hủy nhiều công trình dân sinh: trường học, bệnh viện, nhà máy,
- Kết quả:
 + Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình; Liên minh thua, Hiệp ước thắng.
- Tính chất: là cuộc chiến tranh phi nghĩa(ăn cướp).
Câu 8:Nêu nội dung chính sách kinh tế mới(NEP) trong công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô(1921-1925)? Tác dụng?
 Nội dung:
- Bãi bỏ trưng thu lương thực thay bằng thuế lương thực.
- Tự do buôn bán, mở lại chợ.
- Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.
- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.
 Tác dụng:
- Phục hồi, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
- Năm 1925, sản lượng công, nông nghiệp đạt xấp xỉ trước chiến tranh. Nước Nga vượt qua khó khăn.
- Tháng 12.1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập(gọi tắt là Liên Xô).
Câu 9:Nêu nội dung chủ yếu về chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven? Tác dụng?
 Nội dung:
- Giải quyết nạn thất nghiệp, phúc hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.
- Ban hành cách đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
- Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
 Tác dụng:
- Đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng.
- Giải quyết những khó khăn cho người lao động.
- Duy trì chế độ dân chủ tư sản.
Câu 10:Trình bày cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933?
Nguyên nhân
- Do các nhà tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, hàng hóa ế ẩm(cung vượt cầu), người dân không đủ tiền mua.
→ khủng hoảng thừa.
Diễn biến
- Bắt đầu từ Mĩ lan ra châu Âu và lan rộng ra cả thế giới.
Hậu quả
- Làm khủng hoảng trầm trọng nền kinh tế thế giới, sản xuất đình đốn. Nạn thất nghiệp, nhân dân lao động đói khổ. Chủ nghĩa phát xít lên năm chính quyền ở một số nước(Đức, I-ta-li-a,).
 *Để giải quyết các hậu quả:
- Anh, Pháp, Mĩ tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội.
- Đức, Ý, Nhật phát xít hóa bộ máy chính quyền.
- 30.1.1933, chủ nghĩa phát xít Đức ra đời. Hít-le biến nước Đức thành lò lửa của chiến tranh.
Câu 11:Nêu nguyên nhân? Kết cục? Liệt kê những sự kiện về diễn biến của chiến tranh thế giới thứ II?
Nguyên nhân 
- Sau chiến tranh thế giới thứ I(1914-1918) và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), các nước đế quốc mâu thuẫn sâu sắc về quyền lợi, thuộc địa.
- Chủ nghĩa phát xít ra đời. Chúng gây chiến tranh chia lại thế giới.
- Thế giới hình thành hai khối quân sự đối địch nhau. Khối đế quốc(Anh, Pháp, Mĩ) mâu thuẫn với khối phát xít(Đức, Ý, Nhật). Hai khối này coi Liên Xô là kẻ thù chung.
- Khối đế quốc thực hiện đường lối thỏa hiệp với khối phát xít để khối phát xít tấn công Liên Xô trước. Nhưng Đức chưa đủ mạnh để tấn công Liên Xô
→ 1.9.1939, Đức tấn công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ.
Diễn biến
Thời gian
Sự kiện
1.9.1939
Đức tấn công Ba Lan
22.6.1941
Phát xít Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô
7.12.1941
Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng
Tháng 9.1940
Quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập ở Bắc Phi
Tháng 1.1942
Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập
2.2.1943
Chiến thắng Xta-lin-grát, Hồng quân Liên Xô và liên quân Mĩ – Anh mở nhiều cuộc phản công trên khắp mặt trận
Cuối năm 1944
Toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng
Tháng 5.1943
Liên quân Mĩ – Anh tấn công, quân Đức và I-ta-li-a đã phải hạ vũ khí
6.6.1944
Liên quân Mĩ – Anh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp
Đêm mồng 8 rạng sáng 9.5.1945
Phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện
6 và 9.8.1945
Mĩ bém bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki(Nhật Bản)
15.8.1945
Nhật Bản đầu hàng không điều kiện
Kết cục
- Kết quả: khối phát xít thua trận, khối đế quốc thắng.
- Hậu quả: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ I, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. Dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_su_8.docx