Đề cương ôn tập hóa học – Học kỳ I – Lớp 11 (2015-2016)

docx 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1458Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập hóa học – Học kỳ I – Lớp 11 (2015-2016)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập hóa học – Học kỳ I – Lớp 11 (2015-2016)
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC – HỌC KỲ I – LỚP 11 (2015-2016)
A . LÝ THUYẾT : Nắm vững: 
 1). Sự điện ly,chất điện ly.
 2). Định nghĩa Axit,Bazơ theo thuyết điện ly (Arrhénius),Hidroxit lưỡng tính.Tính chất 
 hóa học của Axit,Bazơ,muối .Sự thủy phân của muối,từ đó suy ra khỏang pH của các dd Axit, Bazơ.
 3). Phản ứng trao đổi ion.Điều kiện để phản ứng trao đổi ion xảy ra .
 4). Tính chất hóa học của N2 , NH3 , ddNH3 , HNO3 ,muối Nitrat,H3PO4 ,muối photphat,Cácbon ,Silic, hợp chất của cacbon và silic,công nghiệp silicat.Củng cố kiến thức về cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử,dựa vào số oxi hóa để giải thích tính Oxi hóa,tính khử của các chất.
 5). Biết cách nhận biết các ion S2- , CO32- , NH4+ , SO42-, Cl - , NO3-Các khí NH3, H2 ,Cl2 ,O2 ,CO2 , N2.
 6) Đại cương về hóa học hữu cơ: Công thức phân tử ,Cấu trúc phân tử , phản ứng hữu cơ
B . BÀI TẬP :( Các BT trong SGK ,SBT và Đề cương chươngI,II)
 Dạng Lý thuyết:
Viết phương trình phản ứng hòan thành chuỗi biến hóa,nhận biết các chất vô cơ
Xác định pH của một số dung dịch axit ,bazo.
Viết phương trình phản ứng dạng phân tử,ion thu gọn.
Phân biệt đồng đẳng ,đồng phân ,viết CTCT của 1 số HCHC ( Vd : C2H6O ,C5H10, C3H6O2 C3H9N..)
Dạng Bài tóan: Hỗn hợp , hiệu suất , lượng dư , xác định pH của dd ,lập CT đơn giản nhất và CTPT của hợp chất hữu cơ
C . BÀI TẬP:
 1) Viết phương trình phân tử,phương trình ion , ion thu gọn của các phản ứng sau :
 a) Trộn lẫn các chất sau: ( nếu có ):
* CaCl2 + AgNO3 à * Al(NO3)3 + NaOH à * KNO3 + Ba(OH)2 à * Zn(OH)2 + NaOH à * Fe2(SO4)3 + KOH à * Na2CO3 + HCl à
 * H2SO4 + Al(OH)3 à * Ca(HCO3)2 + NaOH à * NaHCO3 + NaOH à 
 b) Bổ túc phản ứng :
 * MgCl2 + ? à MgCO3 + ? * Na2SiO3 + CO2 + H2O + ® ? + ?
 * KOH + ? à Fe(OH)3 + ? * CaCO3 + ? à CaCl2 + ? + ?
 * Dung dịch NH3 + FeCl3 à * NH4NO3 + KOH à
 * H2SiO3 + NaOH à * Cu(NO3)2 + ? à Cu(OH)2â + ?
 * AgNO3 + Na3PO4 à * Ca(OH)2 + H3PO4 à
 c) Phản ứng với HNO3 
 * Ag + HNO3 loãng à * Fe + HNO3 đặc, nóng à
 * Al + HNO3 loãng à N2 * Zn + HNO3 loãng à N2O
 * FeO + HNO3 loãng à * Fe3O4 + HNO3 đặc
 * Fe2O3 + HNO3 à * Mg + HNO3 loãng à NH4NO3
 2) Viết phương trình phân tử của các phương trình ion thu gọn sau :
 a) Ag+ + Cl- à AgCl â b) Pb2+ +S2- à PbS â
 c) 2H+ + CO32- à CO2 á + H2O d) Fe3+ + 3OH- à Fe(OH)3 â 
 e) HCO3- + H+ à H2O + CO2 á f) HCO3- + OH- à CO32- + H2O
 3) Nhiệt phân các muối sau : NH4Cl , KNO3 , Cu(NO3)2 ,AgNO3 ,Fe(NO3)3 , Hg(NO3)2
 5) Hoàn thành dãy biến hóa sau :
 a) N2 à NH3 à NO à NO2 à HNO3 à NH4NO3 à NH3 à NH4Cl à AgCl 
 b) NO2N2O5 à HNO3 à Ca(NO3)2à Ca(NO2)2 
 H2SO4 å æ AgNO3 à Mg(NO3)2 à NO2
 Fe(NO3)3 à Fe(OH)3 à Fe2O3 à Fe2(SO4)3 à FeCl3
 c) Ca2(PO4)3 à P à P2O5 à H3PO4 à NaH2PO4 à Na2HPO4 à Na3PO4 
 d) Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:
	 SiO2 → Si → Na2SiO3 → H2SiO3 → SiO2 → CaSiO3.
 e) Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:
	 C → CO2 → Na2CO3 → NaOH → Na2SiO3 → H2SiO3 → Na2SiO3.
 æ CaCO3® Ca(HCO3)2 ®CO2 
 7) Nhận biết các dung dịch 
 a) HCl , H2SO4 , H3PO4 , HNO3. b) NH3 ,HNO3 ,H3PO4 , Ba(OH)2
 c)NH4NO3 , KOH , Na2CO3 , Ba(NO3)2 , Mg(NO3)2 d)HCl, HNO3, NaNO3, NaCl, NaOH 
 d) Chỉ dùng 1 thuốc thử : * ) NH4Cl , (NH4)2SO4 , K2SO4 ,KCl , FeCl2 * ) Ba(NO3)2 , HNO3 ,Na2CO3 (1)
 D/ BÀI TOÁN :
Trộn 400 ml dd NaOH 5% ( D = 1,12) vào 250 ml dd H2SO4 0,1 M thu được ddA .
Tính nồng độ mol/l các ion trong dd A . b)Tính pH của dd A .
 2) Cho 11g hỗn hợp hai kim loại Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6, 72 lít NO(đktc) duy nhất. Khối lượng (g) của Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu.
 a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
 b) Tính thể tích dd HNO3 1M đã dùng ,biết đã dùng dư 20% so với lý thuyết.
 3) Cho 12,8 g hỗn hợp gồm Fe và FeO hòa tan hoàn toàn trong dd HNO3 đặc nóng thu được 8,96 lit khí nâu đỏ thóat ra (đkc). a) Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
 b) Cho hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 40% thì thu được bao nhiêu lít khí (đkc) và cần bao nhiêu gam dd H2SO4
. 4) a/ Hòa tan 1,95 g kim loại A hóa trị II vào dd HNO3 loãng dư thu được 0,448 lit khí NO
 (ở 27,30C và 1,1 atm) .Xác định tên kim loại A 
 b) Cho 19,3 g hỗn hợp gồm kim loại A (trên )và Cu vào dd HNO3 (vừa đủ) thu được 13,44 lit khí nâu đỏ (đktc) và 147,95 g dd Y.
 * Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. * Tính nồng độ mol/l của dd HNO3 đã dùng .
 5)Hòa tan 11,5 g hỗn hợp gồm Al, Cu , Mg vào dd HCl dư thì thoát ra 7 lit khí (ở 0,8 atm và O0C) .Phần không tan cho tan hết vào dd HNO3 thấy thoát ra 4,48 lit khí NO2 (đktc) .
 Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
 6) Cho 34,7 g hỗn hợp gồm Cu và Al vào 260g dd HNO3 đặc ,nóng ( vừa đủ ) thu được 29,12 lit khí (đktc) và dd A . a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
 b) Tính C% của dd HNO3 đã dùng .
 c) Cho từ từ dd NaOH 40% vào dd A .Tính khối lượng dd NaOH cần dùng để thu được :
 * ) Lượng kết tủa lớn nhất . * ) Lượng kết tủa nhỏ nhất .
 7)Nung 9,4 g Cu(NO3)2 ở nhiệt độ cao thu được 6,16 g chất rắn A.
 a) Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân.
 b) Cần bao nhiêu g dd HNO3 0,3 M (D = 1,1 g/ml) để hòa tan hết chất rắn A thu được. 
 c)Tính C% của dd muối sau khi hòa tan vào dd HNO3.
 8) Cho 224 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100 ml dd kali hiđroxit 0,2M. Tính khối lượng của những chất có trong dung dịch tạo thành ?
 9)Để đốt cháy 6,8g hỗn hợp X gồm hiđro và cacbon monooxit cần 8,96 lit oxi (đktc). Xác định thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của hỗn hợp X.
 10) Sục 4,48 lít CO2 (đkc) vào 160 ml dd Ca(OH)2 1M. Tính khối lượng muối thu được.
ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ
Câu1: Đốt cháy hoàn toàn 8,9g chất hữu cơ A thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc), 1,12 lít khí N2 (đktc) và 6,3g H2O. Tìm CTPT của A biết khi hóa hơi 4,45g A thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,6g khí Oxi ở cùng điều kiện.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất A (phân tử chỉ chứa C, H, O) thu được 0,44 gam khí cacbonic và 0,18 gam nước. Thể tích hơi của 0,3g chất A bằng thể tích của 0,16 gam oxi (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Xác định CTPT của A ?
Câu 3: Để đốt cháy hoàn toàn 2,85 g chất hữu cơ X phải dùng vừa hết 4,2 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và 
H2O theo tỉ lệ 44:15 về khối lượng.
	a. Xác định CTĐGN của X ?
	b. Xác định CTPT của X, biết rằng tỉ khối hơi của X đối với C2H6 là 3,8.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,2 g chất hữu cơ A, thu được 4,4 g CO2 và 1,8 g H2O.
	a.Xác định CTĐGN của A ?
	b. Xác định CTPT của A, biết rằng nếu làm bay hơi 1,1 g chất A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,4 g khí O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất.
Câu 5: Từ ơgenol điều chế được metylơgenol (M=178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử của metylơgenol ?
Câu 6:Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử như sau: C2H6O, C3H6O, C4H10.
Câu 7: Hợp chất hữu cơ A có thành phần khối lượng của các nguyên tố như sau: %C = 24,24%, %H = 4,04%, %Cl = 71,72%. a) Xác định CTĐGN của A.
 b)Xác định CTPT của A, biết rằng tỉ khối hơi của A đối với CO2 là 2,25.
 c)Dựa vào thuyết cấu tạo hóa học, hãy viết các CTCT mà chất A có thể có ở dạng khai triển và dạng thu gọn. 
Câu 8: Đốt cháy m (g) một hợp chất hữu cơ A tạo ra CO2 và H2O có khối lượng lần lượt là: 2,75m (g) và 2,25m (g).Xác định CTPT A ? 
Câu 9.Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ A (chứa C, H ,O) cần dùng hết 10,08 lit khí oxy thu được 6,72 lit khí CO2 và 7,2gH2O .Biết khối lượng mol MA = 60 (g) , các thể tích khí đo ở đktc . (2)
 a) Tính m b)Xác định công thức phân tử của A .( Cho C=12 ; O=16 , H=1)
Câu 10. Oxi hóa hoàn toàn 0,15 g chất hữu cơ (A) thu được 0,09g H2O , 89,6 ml CO2 và 22,4 ml N2 (đktc) .Biết 0,75 g hơi (A) chiếm thể tích bằng thể tích của 0,32 g O2 trong cùng điều kiện .Lập CTPT của (A).
Câu 11. Phân tích 1 chất hữu cơ X chứa C, H , O ta có mC : mH : mO = 2,24 : 0,375 : 2.
 a) Lập công thức đơng giản nhất của X.
 b) Biết khi làm bay hơi 1 g X thu được 1 thể tích bằng 1,2108 lit ( ở 00C và 0,25 atm).Tìm CTPT của X
E. PHẦN TRẮC NGHIỆM * VÔ CƠ :
1) Cho 150 ml dd HCl 2M tác dụng với 50ml dd NaOH 5,6M. Dung dịch sau phản ứng có pH bằng:
	A. 1,9	B. 1	C. 4,9	D. 4,1
2)Dung dịch bazơ mạnh Ba(OH)2 có [Ba2+] = 0,0005 M. pH của dung dịch này là:
	A. 9,3	B. 8,7	C. 11 D. 14,3
3)Nhỏ một giọt quì tím vào dd NaOH, dd có màu xanh. Nhỏ từ từ dd HCl cho tới dư vào dd có màu xanh trên thì:
A.Màu xanh vẫn không thay đổi.	 B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn.
C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ. D. Màu xanh đậm thêm dần. 
4). Trộn 150ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là:	
 A. 2M B. 1M C. 1,75M	 D. 1,5M
5). Trộn lẫn hai dung dịch có thể tích bằng nhau HCl 0,2M và Ba(OH)2 0,2M. pH của dung dịch thu được là:
	A. 12, B. 9	 C. 13	 D. 14,2
6). Những cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
 A. NaHCO3 và NaOH B. HCl và AgNO3 C. KOH và HCl	 D. KCl và NaNO3
7). Các nguyên tố hóa học dưới đây, nguyên tố nào có oxit, oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch 
co pH > 7: A.Na	B. Cu	C. Mg	D. S
8). Dung dịch của chất X có pH > 7 và khi tác dụng với dd kali sunfat tạo ra chất không tan. Chất X là:
	A. Ba(OH)2	B. NaOH	C. BaCl2	D. H2SO4
9). Các tập hợp ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?
	A. Na+; Cu2+; Fe2+; NO3-; Cl-	B. Fe2+; K+; OH-; NH4+
	C. NH4+; CO32-; HCO3-; OH-; Al3+	D. Cu2+; Cl-; Na+; OH-; NO3-
10). Ba dung dịch có cùng nồng độ mol/l: CH3COOH (1); HCl (2); H2SO4 (3). pH của 3 dung dịch này được xếp theo chiều tăng dần. A. (1) < (2) < (3) B. (3) < (2) < (1)	C. (2) < (3) < (1) 	D. (1) < (3) < (2)
11). Cho phản ứng: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2+ H2O. Phương trình ion thu gọn của phản ứng trên là :
 A.Ca2+ + 2Cl- → CaCl2 B.CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
 C.CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2 + H2O D.CaCO3 + 2Cl- → CaCl2 + CO2 + OH
12) Một dung dịch Ba(OH)2 có pH =12. Nồng độ mol của ion OH- là:
A.1,0.10-2 	 B.5.10-3	C.1,0.10-12	D.5.10-6
13)Chuỗi phản ứng nào sau đây được sử dụng để điều chế axit nỉtric trong công nghiệp ?
	A.NH4NO3 →N2 →NO2 →HNO3	 B.N2 →NO →NO2 →HNO3	
	C.	NH3 →NO →NO2 →HNO3	 D.N2 →NO2 →N2O5 →HNO3
 14) Những kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội ?
	A.	Hg , Ag 	B.	Cu , Au	C.	Pb , Mn	D.	Al , Fe 	
 15)Phản ứng giữa C với HNO3 tạo ra khí NO2 . Tổng các hệ số trong phương trình oxy hóa - khử này là: 
	A.	4	B.	12	C.	8	D.	10
 16)Sản phẩm khí thóat ra khi cho kim loại đứng sau hiđrô tác dụng dung dịch HNO3 loãng là : 
	A.	N2	B.	N2O	C.	NO2	D.NO
 17)Trong dung dịch H3PO4 có bao nhiêu ion?( không tính đến sự điện li của nước )
	A.	5	B.	3	C.	4	D.	2
18- Kim cương và than chì là các dạng:
 A- đồng hình của cacbon B- đồng vị của cacbon C- thù hình của cacbon D- đồng phân của cacbon
19) Trong nhóm IVA,theo chiều tăng của Z+,theo chiều từ C đến Pb,nhận định nào sau đây sai
 A- Độ âm điện giảm dần B- Tính phi kim giảm dần,tính kim loại tăng dần
 C- Bán kính nguyên tử giảm dần D- Số oxi hoá cao nhất là +4
20) Cho cân bằng : N2 + 3H2 2NH3 ∆H = - 92 KJ. Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi :
 A. tăng nhiệt độ ,giảm áp suất B. Giảm nhiệt dộ ,giảm áp suất
 C. tăng nhiệt độ ,tăng áp suất D.giảm nhiệt độ ,tăng áp suất
21) Trộn lẫn các dung dịch sau: (1) (NH4)2SO4 + NaOH	(2) Na2S+ HCl
 (3) CH3COONa + KCl	(4) CaCl2+AgNO3
Trường hợp nào kể trên có xảy ra phản ứng trao đổi ion:
A. (1), (2),(3)	B. (1), (2),(4)	C. (2),(3),(4)	D. (1), (3),(4) 
22) Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2(đkc)vào dd nước vôi trong có chứa 0,25 mol Ca(OH)2.Sản phẩm muối thu được sau phản ứng gồm: A- Chỉ có CaCO3 B- Chỉ có Ca(HCO3)2 (3)
 C- Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2 D- Không có cả 2 chất CaCO3 và Ca(HCO3)2
23) Cho dãy biến đổi hoá học sau:
 Điều nhận định nào sau đây đúng:
 A- Có 2 phản ứng oxi hoá- khử B- Có 3 phản ứng oxi hoá- khử
 C- Có 1 phản ứng oxi hoá- khử D- Không có phản ứng oxi hoá- khử
24) Dung dịch X có : x mol ion Na+ ,1 mol NO3- , 0,5 mol SO42- , 0,5 mol PO43-. Giá trị của x là : 
 A. 2,5 B. 2 C. 3 D . 3,5
25)Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl.Để loại bỏ HCl ra khỏi hỗn hợp,ta dùng
 A- dd NaHCO3 bão hoà B- dd Na2CO3 bão hoà C- ddNaOH đặc D- ddH2SO4 đặc 
26) Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu,không mùi,rất độc người ta dùng chất hấp thụ là
 A- đồng(II) oxit và mangan oxit B- đồng(II) oxit và magie oxit 
 C- đồng(II) oxit và than hoạt tính D- than hoạt tính 
27) Cho 2,44g hỗn hợp NaCO3 và K2CO3 tác dụng hoàn toàn với dd BaCl2 2M.Sau phản ứng thu được 3,94g kết tủa.Thể tích dd BaCl2 2M tối thiểu là : A- 0,01 lít B- 0,02 lít C- 0,015 lít D- 0,03 lít
28) Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng: Tất cả muối cacbonat đều
 A- tan trong nước B- bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon dioxit 
 C- bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm D- không tan trong nước 
29)Trong các phản ứng hoá học sau đây,phản ứng nào sai
 A-SiO2 + 4HF® SiF4 + 2H2O B.SiO2+ 4HCl ® SiCl4+ 2H2O
 C. SiO2 + 2C Si + 2CO D. SiO2 + 2MgSi + 2MgO 
30) Tính khử của C thể hiện ở phản ứng nào sau đây
 A-CaO + 3C CaC2 + CO B. C +2H2CH4
 C. C+ CO22CO D. 4Al + 3C Al4C3 
31) Một loại thuỷ tinh thường chứa 13% Natri oxit, 11,7% Canxi oxit, 75,3% Silic dioxit về khối lượng. Thành phần của thuỷ tinh này biểu diễn dưới dạng các oxit là:
 A.2Na2O.CaO.6SiO2	B. 2Na2O.6CaO.SiO2 C.Na2O.CaO.6SiO2	D. Na2O.6CaO.SiO2
32) Thuyû tinh loûng laø gì ? 
	A. Dung dòch ñaëc cuûa Na2SiO3 hoaëc K2SiO3 	B. Thuyû tinh ôû traïng thaùi noùng chaûy 	
	C. Dung dòch ñaëc cuûa CaSiO3 	D. Dung dòch phöùc tetraflorua silic 
33)Khi đun nóng dd canxi hidrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện.Tổng các hệ số trong phương trình hoá học của phản ứng là : A- 4 B- 5 C- 6 D- 7
34)Phản ứng nào sau đây không xảy ra
 A- CaCO3CaO + CO2 B- MgCO3MgO + CO2
 C- 2NaHCO3 Na2CO3+ CO2+ H2O D- Na2CO3Na2O + CO2
35)Nung 26,8g hổn hợp CaCO3 và MgCO3 đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn và 6,72 lít khí CO2(đktc).Giá trị của a là : A- 16,3g B- 13,6g C- 1,36g D- 1,63g
36) Để đề phòng nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa các hoạt chất sau:
 A. CuO và MnO2	C. CuO và than hoạt tính B. CuO và MgO	D. Than hoạt tính
37)Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí NH3 từ thí nghiệm nào trong các thí nghiệm sau đây:
 A. Nhiệt phân muối NH4NO2. B. Cho muối amoni tác dụng với chất kiềm và đun nóng nhẹ.
 C. Đốt khí hiđrô trong dòng khí nitơ tinh khiết. D. Thêm H2SO4 vào dung dịch NH4Cl và đun nóng nhẹ.
38)Tìm phản ứng nhiệt phân sai? (Điều kiện phản ứng có đủ) 
 A. 2KNO3 ® 2KNO2 + O2 B. NH4Cl ® NH3 + HCl
 C. NH4NO2 ® N2 + H2O D. 4AgNO3 ® 2Ag2O + 4NO2 + O2 
39) Hiện tượng nào dưới đây đúng khi cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối có chứa ion PO43- ?
 A. Có khí màu nâu bay ra. B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
 C. Tạo ra kết tủa có màu vàng đặc trưng. D. Tạo khí không màu, hóa nâu ngoài không khí. 
40) Phản ứng nào dưới đây cho thấy NH3 có tính bazơ ? (đk thích hợp )
A. 8NH3 + 3Cl2 ® N2 + 6NH4Cl 	B. NH3 + HCl ® NH4Cl 
 	C. 4NH3 + 5O2 ® 4NO + 6H2O D. 3CuO + 2NH3 ® N2 + 3Cu + 3H2O 
41) Cho sơ đồ: NH3 A B ( mùi khai). Nhận xét nào không đúng về B ? 
 A. chất khí B. chỉ có tính khử C. làm quì hóa xanh D. để sản xuất phân hóa học 
42) Hòa tan hoàn toàn 5,4g kim loại R bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 4,48 lít NO (đktc). Vậy R là kim loại
 	 A. Fe. B. Zn. 	C. Al. 	D. Cu.
 43) Phản ứng nào là phản ứng không phải phản ứng oxihoá - khử? (4)
A. FeO + HNO3 B. Fe2O3 + HCl	C. Fe3O4 + HNO3	D. Fe + HCl
44)Khí NH3 là một Bazơ nên có thể làm quì ẩm hóa xanh, giải thích lí do nào sau đây đúng?
A. Trong NH3 nguyên tử N có số oxi hoá thấp nhất. B. NH3 là chất khí. 
C. Trong NH3 nguyên tử H có số oxi hoá cao nhất. D. còn một cặp e hóa trị trên N .
45) Phương trình ion rút gọn: 2H+ + SiO32- " H2SiO3$ ứng với 
phản ứng của chất nào sau đây?
 A.Axit cacboxilic và canxi silicat	 B.Axit cacbonic và natri silicat
 C.Axit clohidric và canxi silicat	 D.Axit clohidric và natri silicat
46) Thành phần chính của xi măng Pooclan là : 
	A. CaO , MgO, SiO2 , Al3O3 và Fe2O3 B. Ca(OH)2 và SiO2 	
	C. CaSiO3 và Na2SiO3 	 D. Al2O3 .2SiO2.Na2O.6H2O 
47) Khi nhiệt phân muối hoặc đưa muối AgNO3 ra ngoài ánh sáng sẽ tạo thành các hoá chất sau: 
A. Ag2O; NO2 và O2 B. Ag, NO2 và O2 C. Ag2O và NO2 	D. Ag và NO2
48) Phản ứng của NH3 dư với Cl2 tạo ra khói trắng, chất này có công thức hoá học là:
A. HCl B. N2 C. NH4Cl 	D. NH3
49)Khi nhiệt phân muối KNO3 thu được các chất sau: 
 A. KNO2, N2 và O2 B. KNO2 và NO2	 C. KNO2 và O2 D. KNO2, N2 và CO2
50)Khi nhiệt phân Cu(NO3)2 sẽ thu được các chất sau: 
 A. CuO, NO2 và O2 B. CuO và NO2	 C. Cu,NO2 và O2 	 D. Cu và NO2
51) Amoniac có những tính chất đặc trưng sau; 
 1) Hoà tan tốt trong nước; 2) Tác dụng với axit 3) Nặng hơn không khí; 4) Tác dụng được với oxi; 
 5) Tác dụng được với kiềm; 6) Khử được hidro; 7) Dung dịch NH3 làm quỳ tím hoá xanh;
Trong số những tính chất trên, tính chất đúng là: 
A. 1, 4, 5, 6, 7 	B. 1, 2, 3, 4, 6, 7 C. 1, 2, 4, 7 	D. 1 ,2,3,4,5
52) Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2 (đkc) thoát ra. Thể tích CO (đkc) đã tham gia phản ứng là: 1,12 lít B. 2,24 lít C.3,36 lít D.4,48 lít
53)Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Axit nitric và đông (II) nitrat. 	B. Đồng (II) nitrat và ammoniac.
C. Bari hidroxit và axit photphoric. 	D. Amoni hidrophotphat và kali hidroxit.
54)Thuốc thử duy nhất để nhận biết 4 lọ mất nhãn sau: (NH4)2SO4 , NH4Cl , Na2SO4 , NaOH là:
A. BaCl2 	B.Ba(OH)2 	C. AgNO3 D. KOH 
55)Tổng hệ số cân bằng của phản ứng: M + HNO3 M(NO3)2 + NO2 + H2O (là những số nguyên đơn giản nhất )
 A. 10	B. 14	 C. 20 	 D. 15 
56)Dung dịch axit photphoric có chứa các ion (không kể H+, OH- của nước)
A. H+, PO43-, B. H+, H2PO4-, PO43-	C. H+, HPO42-, PO43- 	D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-
57) Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào là không đúng ?
A. Tất cả các muối nitrrat đều dễ tan trong nước.	 B. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh.
C. Các muối nitrat đều dễ bị phân huỷ bởi nhiệt.	 D. không có phương pháp hóa học để nhận biết. 
58)Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra ba oxit?
 A. Axit nitric đặc và cacbon.	 B. Axit nitric đặc và lưu huỳnh.
 C. Axit nitric đặc và đồng.	 D. Axit nitric đặc và bạc. 
59)Cho sơ đồ :NO2 A B C. C là chất nào ?
 A. Mg(NO3)2 	B. Mg 	C. MgO 	D. Mg(NO2)2 
60)Cho 100ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 100ml dung dịch axit photphoric 2M. Muối thu được sau phản ứng: 
A. Na2HPO4 B. NaH2PO4	C. Na2HPO4 và NaH2PO4 	D. Na3PO4 và Na2HPO4.
61)Chất nào sau đây chỉ thể hiện tính khử
	A. NH3 và NH4NO3	B. NH3 và NH4Cl	C. N2 và NO2 	D. P2O5 và HNO3 
62)Để làm khan khí NH3 ta có thể dùng một trong các chất sau:
A. P2O5 	B. H2SO4 	C. HNO3 đặc D. KOH 
63)Các loại phân bón hoá học nào không dùng bón cho đất chua? 
A. phân urê	B.phân amoni.	C.phân lân.	D. phân kali 
64.Trong một cốc nước chứa a mol Ca2+ , b mol Mg2+ , c mol Cl- , d mol HCO3-. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là:
A. a + b = c + d B. 3a + 3b = c + d C. 2a + 2b – c = d D.a + 2b = c + d 
65.Một dung dịch X có chứa 0,1 mol Ca2+ , 0,2 mol Na+ , 0,1 mol Cl- , x mol SO42-. Giá trị của x là:
	A/ 0,1	B/ 0,2	 C/ 0,15	 D/ 0,3
66.Có 3 mẫu phân bón hóa học : KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2. Chỉ dùng dung dịch nào sau đây có thể nhận biết được mỗi loại ? A.Dd HCl B. Dd H2SO4 C. Dd Ca(OH)2 D. Dd AgNO3 (5)
ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ:
1).Cho các chất: CaC2, CO2, HCHO, Al4C3, CH3COOH, C2H5OH, NaCN, ,C2H2O4, CaCO3. Số chất hữu cơ trong số các chất đã cho là: A. 3 B. 4 C.5 D. 6 
2.)Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon là do các liên kết nào sau đây tạo nên? 
 A. 2 liên kết s B. 2 liên kết p C. Một liên kết s và một liên kết p D. 1 liên kết ion 
3) Hợp chất hữu cơ được chia thành 2 loại lớn là
A. hiđrocacbon và hiđrocacbon không no B. hiđrocacb

Tài liệu đính kèm:

  • docxON_TAP_HOA_11_HOC_KY_I.docx