Đề kiểm tra 1 tiết nito và hợp chất lớp 11 ( đề 1)

doc 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3760Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết nito và hợp chất lớp 11 ( đề 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết nito và hợp chất lớp 11 ( đề 1)
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NITO VÀ HỢP CHẤT LỚP 11 ( ĐỀ 1)
Họ và tên: .. Lớp
TRẮC NGHIỆM (5đ)
Câu 1: Hãy chọn câu đúng nhất:
Nito là một chất oxi hóa	C. Nito là một chất khử
Nito vừa chất oxi hóa, vừa là chất khử	D. Tất cả đều sai
Câu 2: Ion NH4+ có tên gọi là:
Amoni	B. Amoniac	C. Hidroxyl	D. Amino
Câu 3: Chất khí nào khi tan trong nước tạo dung dịch bazo?
NO	B. NO2	C. NH3	D. CO2
Câu 4: Phản ứng Cu + HNO3 loãng → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Các hệ số cân bằng của phương trình lần lượt là:
3; 8; 3; 4; 2.	B. 3; 8; 3; 2; 4.	C. 3; 8; 2; 3; 4.	D. 3; 3; 8; 2; 4.
Câu 5: Các kim loại nào không tác dụng với HNO3 đặc nguội?
Fe, Cu.	B. Cu, Ag, Mg.	C. Fe, Al.	D. Al, Pb.
Câu 6: Dãy các chất chứa nito được sắp xếp theo chiều tăng dần số oxi hóa là
NH4Cl, N2, NO, NO2, HNO3.	C.N2, NO2, NO, HNO3, NH4Cl.
NH4Cl, N2, NO2, NO, HNO3.	D. N2, NH4Cl, NO2, NO, HNO3.
Câu 7: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 không thể hiện tính khử:
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O.	C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O.
NH3 + HCl → NH4Cl.	D. 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2.
Câu 8: Phương pháp phản ứng nào sau dùng để điều chế nitơ trong công nghiệp.
A. Tất cả đều sai.
B. NH4NO3 →N2 + 2H2O
C. Chưng phân đoạn không khí lỏng để tách N2 khỏi hỗn hợp không khí lỏng
D. 2NH3 ↔ N2 + 3H2
Câu 9: Cho phương trình sau: Fe + 6HNO3 đặc nóng → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O. Trong phương trình, HNO3 đóng vai trò là:
Chất oxi hóa	C. Chất khử
Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa	D. Không là chất khử, không là chất oxi hóa
Câu 10: Khi tiến hành nhiệt phân muối nitrat, muối nào cho sản phẩm oxit kim loại, khí NO2 và O2?
	A. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3	B. Cu(NO3)2 , AgNO3 , NaNO3
C. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2	D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3
TỰ LUẬN (5đ)
Câu 1: (1đ) Tính [H+], [OH-], pH của dung dịch HNO3 0,005M? 
Câu 2: (2đ) Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau: (ghi rõ điều kiện nếu có)
NO NO2HNO3 Fe(NO3)3 NO2 
Câu 3: (2đ) Cho 30,4g hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 8,96 lít khí NO (đktc) duy nhất.
Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Tính thể tích dung dịch HNO3 1M cần dùng để phản ứng vừa đủ với kim loại.
Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Cho Fe = 56; Cu = 64; H = 1; N = 14; O = 16.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_nito_11.doc