Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài thực hành: Tính chất của một số hợp chất nitơ. Phân biệt một số loại phân bón hóa học

docx 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 26/07/2022 Lượt xem 222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài thực hành: Tính chất của một số hợp chất nitơ. Phân biệt một số loại phân bón hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài thực hành: Tính chất của một số hợp chất nitơ. Phân biệt một số loại phân bón hóa học
Dạy bài “Thực hành : Tính chất của một số hợp chất nitơ. Phân biệt một số loại phân bón hóa học” theo mô hình “gánh xiếc” 
BÀI THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ. PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức 
Củng cố tính chất của amoniac và tính oxi hóa mạnh của axit nitric. Biết cách phân biệt một số loại phân bón hóa học. 
1.2. Kĩ năng 
Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất bảo đảm an toàn, chính xác. 
Rèn kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu, trao đổi thông tin giữa các TV trong nhóm và kĩ năng trình bày. 
2. CHUẨN BỊ 
2.1. Giáo viên 
Chuẩn bị 4 khay thí nghiệm, mỗi thí nghiệm 2 bộ (8 khay). 
Khay TN1
Dụng cụ: bình tam giác khô, giá đỡ, đèn cồn, ống dẫn khí, chậu đựng nước, ống vuốt nhọn
Hóa chất: dd NH4OH đặc, dd p.p, 
Khay TN2
Dụng cụ: ống nhiệm; kẹp ống nghiệm; ống nhỏ giọt. 
Hóa chất: dd NH3; dd CuSO4; dd NaOH; dd AlCl3; dd phenolphtalein; dd H2SO4 loãng.
Khay TN3
Dụng cụ: ống nhiệm; kẹp ống nghiệm; ống nhỏ giọt, ống dẫn khí, kẹp gắp; đèn cồn; bông
Hóa chất: dd HNO3 đặc; HNO3 loãng; đồng vụ; kẽm hạt; quỳ tím; dd NaOH; dd phenolphtalein.
Khay TN4
Dụng cụ: ống nhiệm; kẹp ống nghiệm; ống nhỏ giọt, đèn cồn.
Hóa chất: phân KCl; phân (NH4)2SO4; phân superphotphat kép; dd NaOH; dd AgNO3; quỳ tím
Chuẩn bị phòng thí nghiệm theo sơ đồ sau :
2.2 Học sinh 
HS nắm rõ các hoạt động học tập ở tiết học sau và tiêu chí chấm điểm. 
HS thực hiện yêu cầu của GV, chuẩn bị bài theo phiếu học tập và SGK. 
Chú ý không được mang sách vở vào phòng thí nghiệm.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG
Bước 1: GV giới thiệu cho HS cách thức hoạt động học tập hợp tác với hình thức “gánh xiếc” ở tiết sau – hoạt động này diễn ra ở tiết học trước phần dặn dò. 
Bước 2: chia nhóm 
Chia lớp thành 8 nhóm. Mỗi nhóm có 4 – 6 HS. 
Đề cử nhóm trưởng.
Bước 3: giao nhiệm vụ 
GV nêu mục tiêu của tiết học sau. 
Mỗi HS được phát 1 phiếu học tập có nội dung khác nhau. 
Bảo đảm trong nhóm phải có đủ 4 nội dung của 4 phiếu học tập. - Nếu nhóm quá 4 TV thì phần tìm hiểu phiếu học tập 1 và 3 được phát thêm. 
Yêu cầu mỗi cá nhân phải nắm vững nội dung trong phiếu học tập của mình. 
GV thông báo các bước hoạt động trong tiết học sau và cách tính điểm cá nhân, điểm của nhóm sau buổi học.
LỰA CHỌN HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CHIA THỜI GIAN 
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung sẽ tiến hành thí nghiệm – HS nghiên cứu cá nhân. 
Hoạt động 2 (28 phút): Tổ chức các hoạt động thí nghiệm theo hình thức gánh xiếc. 
Hoạt động 3 (12 phút): Tổ chức báo cáo thí nghiệm. 
Hoạt động 4 (5 phút): Tổng kết và dặn dò. 
 TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
5.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các nội dung sẽ tiến hành thí nghiệm. 
5.1.1. Nội dung học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 – THÀNH VIÊN SỐ 1
Thí nghiệm 1: điều chế khí NH3 và thử tính tan của NH3 
Dụng cụ: bình tam giác khô, giá đỡ, đèn cồn, ống dẫn khí, chậu đựng nước, ống vuốt nhọn. 
Hóa chất: dd NH4OH đặc, dd phenolphtalein. 
Câu hỏi:
 1. Từ dụng cụ và các hóa chất trên, hãy mô tả bằng hình vẽ thí nghiệm điều chế khí NH3 trong phòng thí nghiệm. 
2. Để thử tính tan của khí NH3, ta tiến hành thao tác thí nghiệm như thế nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 – THÀNH VIÊN SỐ 2
Thí nghiệm 2: Thử tính chất của dd NH3
Dụng cụ: ống nhiệm; kẹp ống nghiệm; ống nhỏ giọt. 
Hóa chất: dd NH3; dd CuSO4; dd NaOH; dd AlCl3; dd phenolphtalein; dd HCl. 
Câu hỏi: 
1. Nêu tính chất của dd NH3 . 
2. Với hóa chất đã cho, hãy thực hiện các thí nghiệm để chứng minh tính chất của dd NH3 (tính bazo và khả năng tạo phức của dd NH3). Yêu cầu: Thí nghiệm có hiện tượng rõ ràng; tiết kiệm hóa chất.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 – THÀNH VIÊN SỐ 3
Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của HNO3 
Dụng cụ: ống nhiệm; kẹp ống nghiệm; ống nhỏ giọt, ống dẫn khí, kẹp gắp; đèn cồn; bông. 
Hóa chất: dd HNO3 đặc; HNO3 loãng; đồng vụn; kẽm hạt; quỳ tím; dd NaOH; dd phenolphtalein.
 Câu hỏi: 
1. Axit HNO3 thể hiện tính oxi hóa qua các phản ứng nào? 
2. Với hóa chất đã cho, hãy thực hiện những thí nghiệm để chứng minh tính oxi hóa của HNO3 . 3. Khí NO2 là khí độc, để hạn chế lượng khí NO2 thoát ra ngoài không khí thì ta phải làm cách nào? 
Yêu cầu: Thí nghiệm có hiện tượng rõ ràng; tiết kiệm hóa chất; số thí nghiệm là tối thiểu nhưng chứng minh được đầy đủ tính oxi hóa của HNO3 .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 – THÀNH VIÊN SỐ 4
 Thí nghiệm 4: phân biệt phân KCl; phân lân (NH4)2HPO4; phân đạm NH4NO3. 
 Dụng cụ: ống nhiệm; kẹp ống nghiệm; ống nhỏ giọt, ống dẫn khí, đèn cồn. 
Hóa chất: phân KCl; phân lân (NH4)2HPO4; phân đạm NH4NO3; HNO3 loãng; dd NaOH; AgNO3; quỳ tím. 
Câu hỏi: 
1. Nêu cách phân biệt các gốc Cl-; PO43-; NH4+. 
2. Với các hóa chất đã cho, hãy chọn thuốc thử cần thiết để phân biệt 3 loại phân hóa học trên. Yêu cầu: Thí nghiệm có hiện tượng rõ ràng; tiết kiệm hóa chất; nhận biết bằng cách nhanh nhất
5.1.2. Hoạt động học tập 
Bước 1: Cá nhân tìm hiểu kiến thức và hoàn thành phiếu học tập. 
Bước 2: Cá nhân chịu trách nhiệm thí nghiệm nào thì hướng dẫn các TV còn lại với nội dung
Chọn thí nghiệm, thực hiện yêu cầu của GV, giải thích vì sao. 
Cách tiến hành thí nghiệm. Chú ý: Hoạt động này diễn ra ở mỗi thí nghiệm – mỗi thí nghiệm sẽ có 1 TV hướng dẫn cho cả nhóm. 
5.2. Hoạt động 2: hoạt động thí nghiệm theo hình thức gánh xiếc (7 phút/1TN) 
GV thông báo: tại mỗi khay thí nghiệm đều có hướng dẫn và yêu cầu. 
GV hướng dẫn HS vị trí thí nghiệm và cách thay đổi vị trí thí nghiệm (theo sơ đồ) sau khi hết thời gian cho mỗi thí nghiệm là 7 phút. Nhóm phải làm vệ sinh ống nghiệm trước khi di chuyển sang thí nghiệm khác. 
Trong khi các nhóm thao tác thí nghiệm, GV quan sát và cho điểm kĩ năng thực hành.
THÍ NGHIỆM 1: ĐIỀU CHẾ KHÍ NH3 VÀ THỬ TÍNH TAN
Hướng dẫn hoạt động: 
Thành viên(TV) số 1 hướng dẫn cho nhóm cách tiến hành thí nghiệm: điều chế, thu khí và thử tính tan của khí NH3. 
Nhóm tiến hành thí nghiệm. 
Thành viên số 1 không làm thí nghiệm, chỉ quan sát, nhắc nhở các bước tiến hành, ghi lại các thao tác thí nghiệm và hiện tượng phản ứng xảy ra. 
THÍ NGHIỆM 2: THỬ TÍNH CHẤT CỦA DD NH3
 Hướng dẫn hoạt động: 
TV số 2 đề xuất các thí nghiệm cần thiết để chứng minh tính bazơ và khả năng tạo phức của dd NH3 .
Nhóm thảo luận chọn thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. 
TV số 2 không làm thí nghiệm, chỉ quan sát, nhắc nhở và ghi lại các thao tác thí nghiệm, hiện tượng xảy ra. 
Yêu cầu thí nghiệm: hiện tượng rõ ràng; tiết kiệm hóa chất; biết kết hợp các thí nghiệm với nhau. 
THÍ NGHIỆM 3: TÍNH OXI HÓA CỦA AXIT NITRIC HNO3
 Hướng dẫn hoạt động:
TV số 3 đề xuất các thí nghiệm cần thiết để chứng minh tính oxi của HNO3 . 
Nhóm thảo luận chọn thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. 
TV số 3 không làm T làm thí nghiệm, chỉ quan sát, nhắc nhở và ghi lại các thao tác thí nghiệm, hiện tượng phản ứng xảy ra. 
Yêu cầu thí nghiệm: hiện tượng rõ ràng; tiết kiệm hóa chất; không cho khí NO2 thoát ra ngoài. 
THÍ NGHIỆM 4: PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC
Hướng dẫn hoạt động: 
TV số 4 đề xuất cách nhận biết 3 loại phân hóa học đã cho. 
Nhóm thảo luận chọn thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. 
TV số 4 không làm thí nghiệm, chỉ quan sát, nhắc nhở và ghi lại các thao tác thí nghiệm, hiện tượng phản ứng xảy ra. 
Yêu cầu thí nghiệm: hiện tượng rõ ràng; tiết kiệm hóa chất; nhận biết bằng cách nhanh nhất. 
5.3. Hoạt động 3: Tổ chức báo cáo thí nghiệm (12 phút)
Mỗi thí nghiệm, gọi một HS thuộc nhóm bất kì lên trình bày thực hiện thao tác thí nghiệm, gọi HS bất kì ở nhóm khác nhận xét. Chấm điểm cá nhân báo cáo là điểm nhóm. 
GV nhận xét và sửa sai ngay cho từng thí nghiệm.
Thời gian báo cáo cho 1 thí nghiệm/ 3 phút. 
Đáp án yêu cầu thí nghiệm 
Thí nghiệm 1: HS lắp được dụng cụ thí nghiệm, nêu các thao tác khi tiến hành thí nghiệm, giải thích vì sao khí NH3 thu bằng PP đẩy không khí. 
Thí nghiệm 2: Chứng minh tính bazơ của dd NH3 : 
Ống nghiệm 1 chứa dd NH3, cho thêm vài giọt phenolphtalein, lắc đều, thêm tiếp dd HCl. 
Ống nghiệm 2 chứa dd NH3, cho từ từ dd CuSO4, sau đó cho dư dd CuSO4. 
Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của HNO3 
Ống nghiệm 1 chứa dd HNO3 loãng, cho thêm đồng vụn. 
Ống nghiệm 2 chứa dd HNO3 đặc, cho thêm đồng vụn, chú ý việc hạn chế khí NO2 thoát ra. 
Thí nghiệm 4: phân biệt phân KCl; phân lân (NH4)2HPO4; phân đạm NH4NO3; Cho 3 loại phân vào 3 cốc đã ghi số. Thêm nước cất vào 3 cốc để hòa tan phân. Cho thêm dd AgNO3 vào để nhận biết.
Tiêu chí đánh giá:
Kĩ năng thực hành: 4đ/4thí nghiệm – điểm này GV chấm trong quá trình HS thực hành theo nhóm.
Báo cáo thí nghiệm :2 điểm 
Đúng tiêu chí TN đặt ra: 2 điểm
Vệ sinh: 1 điểm. - Trật tự: 1điểm.
Hoạt động 4: Tổng kết và dặn dò 
Phần tổng kết có thể dời lại ở tiết học sau nếu không đủ thời gian. Khi tổng kết GV chú ý nhận xét:
Việc chuẩn bị bài ở nhà (theo phiếu học tập và SGK) của mỗi cá ảnh hưởng đến tiến trình hoạt động của nhóm. 
Tinh thần hợp tác giữa các TV trong nhóm. 
Ý thức HS trong giờ thực hành. 
Tuyên dương nhóm làm việc nghiêm túc và hiệu quả nhất. Dặn dò HS những điều cần chuẩn bị cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_thuc_hanh_tinh_chat_cua_mot_so_ho.docx