Đề 1 kiểm tra một tiết năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 11 cơ bản thời gian làm bài: 45 phút

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra một tiết năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 11 cơ bản thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra một tiết năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 11 cơ bản thời gian làm bài: 45 phút
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
TỔ: HÓA
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT NĂM HỌC 2015-2016 
MÔN: HÓA HỌC 11 CƠ BẢN
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 359
Câu 1: Hai khoáng vật chính của photpho là :
A. Apatit và đolomit.	B. Photphorit và đolomit.
C. Apatit và photphorit.	D. Photphorit và cacnalit.
Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn 25,25 gam KNO3 thì thu được V(lit) khí (đktc).Giá trị của V là :
A. 2,8	B. 5,6	C. 1,12	D. 2,24
Câu 3: Khi cho C tác dụng với HNO3 đặc, nóng ta thu được các sản phẩm:
A. CO2, NO , H2O	B. CO2, NO2 , H2O	C. CO, NO2 , H2O	D. NO2 , H2O
Câu 4: Thể tích NH3 thu được từ 4,48 lít N2 (đktc) với hiệu suất 25% là:
A. 1,68 lít	B. 26,88 lít	C. 8,96 lít	D. 2,24lít
Câu 5: Phản ứng hoá học nào sau đây không đúng ?
A. 3Mg + N2 Mg3N2	B. 2NO + O2 2NO2
C. N2 + 2O2 2NO2	D. N2 + 3H2 2NH3
Câu 6:  Khi cho a mol H3PO4 tác dụng với b mol NaOH, khi b= 2a ta thu được muối nào sau đây ?
A. Na2H2PO4	B. Na2HPO4	C. Na3PO4	D. NaH2PO4
Câu 7: Cho 21,8 g hỗn hợp Ag và Fe vào dd HNO3 loãng dư, thì có 3,36 lit khí NO(đktc)(sản phẩm khử duy nhất) bay ra. Khối lượng Ag, Fe trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A. 5,6g; 16.2g	B. 13,4g; 8,4g	C. 16,2g; 5.6g	D. 11g; 10,8g
Câu 8: Phản ứng nhiệt phân không đúng là :
A. NH4Cl NH3 + HCl	.	B. 2NaNO3 2NaNO2 + O2.
C. NH4NO3 2NH3 + 3H2O.	D. NH4HCO3NH3 + CO2 + H2O
Câu 9: Cho 5,85 gam Zn tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,672 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
A. 14,22 gam.	B. 13,92 gam.	C. 13,32 gam.	D. 17,91 gam.
Câu 10: Khi đun nóng trong điều kiện không có không khí, photpho đỏ chuyển thành hơi; sau đó làm lạnh phần hơi đó thì thu được photpho:
A. nâu.	B. vàng.	C. đỏ.	D. trắng.
Câu 11: Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào 150ml dung dịch NH4Cl 2M. Đun nóng nhẹ ,thể tích khí thu được (đktc) là :
A. 4,48 lít	B. 8,96 lít	C. 6,72 lít	D. 3,36 lít
Câu 12: Nitơ thể hiện tính oxi hoá khi phản ứng với nhóm nào sau đây?
A. H2, O2 ,Ca	B. Li, O2, Al	C. H2, Mg, Al	D. O2, Ca, Mg
Câu 13: Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng nào sau đây?
A. P2O3	B. H3PO4	C. P	D. P2O5
Câu 14: Dãy các muối nitrat khi nhiệt phân đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí O2 và khí NO2 là:
A. Ca(NO3)2, Cu(NO3)2 , Fe(NO3)2	B. Mg(NO3)2, AgNO3, Zn(NO3)2
C. AgNO3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2	D. Cu(NO3)2, Al(NO3)3, Fe(NO3)3
Câu 15: Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử AgNO3, bởi vì:
A. Tạo ra khí có màu nâu.	B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.	D. Tạo ra kết tủa có màu vàng.
Câu 16: Trong hợp chất ,photpho có các mức oxi hoá là :
A. –3; +3; +5.	B. –3; 0; +1; +3; +5.	C. –3; 0 ; +3; +5.	D. +3; +5; 0.
Câu 17: Dẫn khí NH3 (dư) qua ống đựng 28 gam CuO nung nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là:
A. 24,2.	B. 25,6.	C. 28,0.	D. 22,4.
Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ.
A. dung dịch NaNO3 và H2SO4 đặc.	B. NaNO2 rắn và H2SO4 đặc.
C. NaNO3rắn và H2SO4 loãng.	D. NaNO3rắn và H2SO4 đặc.
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm N2 tinh khiết được điều chế từ:
A. NH4NO3	B. NH4NO2	C. Không khí	D. NH4Cl
Câu 20: Để phân biệt 3 dung dịch không màu: (NH4)2SO4, NH4NO3 và Na2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn người ta dùng
A. Ba(OH)2.	B. BaCl2	C. NaOH.	D. AgNO3.
Câu 21: Câu trả lời nào dưới đây không đúng khi nói về axit photphoric?
A. Axit photphoric là axit ba nấc.	B. Axit photphoric làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
C. Axit photphoric có tính oxi hóa rất mạnh.	D. Axit photphoric là axit có độ mạnh trung bình
Câu 22: Cho phản ứng sau: Al + HNO3(loãng) Al(NO3)3 + NO + H2O . Tổng hệ số tối giản của các chất tham gia phản ứng là:
A. 10	B. 5	C. 15	D. 9
Câu 23: Cho 4,05 gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 1,26 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là:
A. N2O	B. N2.	C. NO2.	D. NO.
Câu 24: Cho 6g hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thu được 3,36 lít khí NO2 (đktc)(sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 30%.	B. 70%.	C. 60%.	D. 40%.
Câu 25: HNO3 loãng thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây ?
A. NaOH.	B. Cu.	C. CaCO3.	D. ZnO.
Câu 26: Phân lân supephotphat đơn có thành phần hóa học là:
A. Ca(H2PO4)2 và CaSO4	B. Ca(H2PO4)2   và Ca3(PO4)3
C. Ca(H2PO4)2	D. Ca3(PO4)2
Câu 27: Trong các loại phân bón sau: NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3; loại có hàm lượng đạm cao nhất là:
A. NH4Cl.	B. NH4NO3.	C. (NH2)2CO.	D. (NH4)2SO4.
Câu 28: Hòa tan 38,4 g một kim loại R hóa trị 2 trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 8,96 lít khí NO (đktc)(sản phẩm khử duy nhất). Kim loại R là :
A. Zn.	B. Cu.	C. Mg.	D. Ca
Câu 29: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là:
A. N2	B. NO2	C. NO	D. N2O
Câu 30: Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. HCl, O2, dd AlCl3.	B. H2SO4, O2, dd NaCl.
C. O2, NaOH, dd FeCl3.	D. HNO3, KOH, dd ZnCl2.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docKIỂM TRA MỘ TIẾT_HÓA HỌC 11 CƠ BẢN_359.doc