Đề 1 kiểm tra 1 tiết (bài số 2) lớp 10 năm học: 2014 - 2015 môn: Hóa học

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1086Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra 1 tiết (bài số 2) lớp 10 năm học: 2014 - 2015 môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra 1 tiết (bài số 2) lớp 10 năm học: 2014 - 2015 môn: Hóa học
SỞ GD&ĐT TỈNH NINH THUẬN Trường THPT Tháp Chàm
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (BÀI SỐ 2) LỚP 10
NĂM HỌC: 2014 -2015
Môn: HÓA HỌC – Chương trình: CHUẨN
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
Đề 1:
Câu 1(2,0đ): Cho nguyên tố P( Z=15) 
 a. Viết cấu hình electron của nguyên tử P và ion P3- . 
 b. Xác định chu kì và nhóm của P trong bảng tuần hoàn. Giải thích. 
 c. Viết công thức oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của P. 
Câu 2( 2,0đ): Cho các nguyên tố F( Z = 9) và Cl( Z = 17 ) 
 a. Viết cấu hình electron của nguyên tử F và Cl
 b. Xác định vị trí của F và Cl trong bảng tuần hoàn. 
 c. So sánh tính phi kim của F với Cl. Giải thích.
Câu 3( 2,0đ): Na thuộc chu kì 3, nhóm IA ; Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.
 a. Viết cấu hình electron của nguyên tử Na và Al.
 b. Viết công thức oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của Na.
 c. So sánh tính kim loại của Na với Al. Giải thích.
Câu 4(1,5đ): Oxit cao nhất của một nguyên tố là R2O5. Trong hợp chất khí với hiđro của nó chứa 8,82% H về khối lượng. Xác định nguyên tố R.
Câu 5(2,5đ): Hòa tan hết 7,8 (gam) một kim loại thuộc nhóm IA trong nước, sau phản ứng thu được 2,24 lit khí H2 (đktc) và dung dịch A.
 a. Xác định tên kim loại đó. 
 b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,5 M cần dùng để trung hòa dung dịch A.
( Cho biết: N = 14 , P = 31 , Li = 7, Na = 23 , K = 39 , H = 1)
( Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)
.................HẾT..............
SỞ GD&ĐT TỈNH NINH THUẬN Trường THPT Tháp Chàm
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (BÀI SỐ 2) LỚP 10
NĂM HỌC: 2014 -2015
Môn: HÓA HỌC – Chương trình: CHUẨN
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
Đề 2:
Câu 1(2,0đ): Cho nguyên tố Mg( Z=12) 
 a. Viết cấu hình electron của nguyên tử Mg và ion Mg2+ . 
 b. Xác định chu kì và nhóm của Mg trong bảng tuần. Giải thích. 
 c. Viết công thức oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của Mg.
Câu 2( 2,0đ): Cho các nguyên tố Na (Z = 11) , K( Z = 19).
 a. Viết cấu hình electron của nguyên tử Na và K
 b. Xác định vị trí của Na và K trong bảng tuần hoàn.
 c. So sánh tính kim loại của Na với K. Giải thích.
Câu 3( 3,0đ): S thuộc chu kì 3, nhóm VIA; Cl thuộc chu kì 3, nhóm VIIA 
 a. Viết cấu hình electron của nguyên tử S và Cl
 b. Viết công thức oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của S.
 c. So sánh tính phi kim của S với Cl. Giải thích.
Câu 4 (1,5đ): Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH2. Trong oxit cao nhất của nó chứa 60% O về khối lượng. Xác định nguyên tố R.
Câu 5 (2,5đ): Hòa tan hết 6,9 (gam) một kim loại thuộc nhóm IA trong 50 gam nước, sau phản ứng thu được 3,36 lit khí H2 (đktc).
 a. Xác định tên kim loại đó. 
 b. Tính nồng độ % của dung dịch sau phản ứng.
( Cho biết: O = 16 , S = 32 , Li = 7, Na = 23 , K = 39 , H = 1)
( Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn)
.................HẾT..............
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Biểu
 điểm
Câu 1
( 2,0đ)
a. P(Z=15): 1s22s22p63s23p3
 P3- : 1s22s22p63s23p6
0,25
0,25
b.P thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp e
 P thuộc nhóm VA vì thuộc nguyên tố p và có 5 e lớp ngoài cùng ( 5 e hóa trị)
0,5
0,5
c. P2O5 , H3PO4 
0,5
Câu 2
(2,0đ)
a.F(Z=16): 1s22s22p5 
 Cl(Z=17): 1s22s22p63s23p5 
0,25
0,25
b. F ở ô thứ 9, thuộc chu kì 2, nhóm VIIA
 Cl ở ô thứ 17, thuộc chu kì 3, nhóm VIIA 
0,25
0,25
c.- F(Z=9) và Cl(Z=17) cùng thuộc nhóm VIIA. 
 Trong một nhóm, khi Z+ tăng thì tính phi kim tăng,
 Do đó tính phi kim của F mạnh hơn Cl.
0,25
0,25
0,5
Câu 3
(2,0đ)
 a. Na1s22s22p63s1 
 K 1s22s22p63s23p64s1 
0,25
0,25
b. Na2O , NaOH
0,5
- Na(Z=11) và K (Z=19) cùng thuộc nhóm IA.
 Trong một nhóm IA, khi Z+ tăng thì tính kim loại tăng,
 Do đó tính kim loại của Na yếu hơn K.
0,25
0,25
0,5
Câu 4
(1,5đ)
- Oxit cao nhất của R là R2O5
Công thức của hợp chất khí với hiđro là RH3 
- Trong RH3 có %H= 8,82% , %R = 100-8,82 = 91,18%
 = = 
 MR = 31
Vậy R là photpho ( P)
0,25
 0,25
0,5
0,25
0,25
Câu 5
(2,5đ)
a. Gọi R là kim loại cần tìm 
 R thuộc nhóm I AA có hóa trị I
 nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol
Pt: 2R + 2H2O 2 ROH + H2
mol 0,2 0,2 0,1 
MR = m/n = 7,8/0,2 = 39(g/mol)
Vậy R là Kali(K) 
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
b. KOH + HCl KCl + H2O
mol 0,2 0,2
 VddHCl = n / CM = 0,2 / 0,5 = 0,4 lit
0,5
0,25
0,25
MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT (BÀI SỐ 2) LỚP 10
NĂM HỌC: 2014 -2015
Môn: HÓA HỌC – Chương trình: CHUẨN
Nội dung kiến thức
Mức độ
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Mức độ thấp
Mức độ cao
1. Bảng TH các nguyên tố hóa học.
- Biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH.
- Biết cấu tạo BTH.
- Xác định STT chu kì.
- Nguyên tố s, p, d, f. Xác định nhóm A, nhóm B.
- Số electron hóa trị. Xác định STT nhóm.
- Viết cấu hình e nguyên tử suy ra vị trí trong BTH
 - Từ vị trí trong BTH suy ra cấu tạo nguyên tử, cấu hình electron nguyên tử.
Câu( điểm)
1a, b (1,0đ)
3a(0,5đ)
1,5đ
Tỉ lệ
10%
5%
15%
2. Sự biến đổi TH cấu hình e nguyên tử của các NTHH.
- Biết sự biến đổi TH cấu hình e nguyên tử của các NTHH
- Biết đặc điểm một số nhóm A tiêu biểu.
- Hiểu mối liên hệ giữa cấu hình e nguyên tử với vị trí của các nguyên tố trong chu kì và nhóm A.
Câu( điểm)
2b,3b(1,0đ)
1,0đ
Tỉ lệ
10%
10%
3. Sự biến đổi TH tính chất của các NTHH.
- Biết tính kim loại, tính phi kim.
- Biết sự biến đổi tính chất trong một chu kì, trong một nhóm A.
- Hóa trị cao nhất với oxi và hiđro trong một chu kì.
- Hiểu sự biến đổi tính kim loại , tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện của các nguyên tử.
- Hiểu sự biến đổi tính axit, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng. 
- Công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với hiđro của các nguyên tố.
- So sánh tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì , trong một nhóm A.
- So sánh tính axit, bazơ của oxit và hiđroxit của các nguyên tố trong một chu kì và một nhóm A.
- Viết cấu hình electron của ion. 
- Công thức hiđroxit tương ứng.
Câu( điểm)
2a, b(1,0đ)
1c, 2c,3c(1,0đ)
2,0đ
Tỉ lệ
10%
5%
15%
4. Ý nghĩa của BTH các nguyên tố hóa học.
- Lập công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với hiđro của các nguyên tố.
- So sánh tính chất của các nguyên tố lân cận
- Lập công thức hiđroxit tương ứng.
Câu( điểm)
2c, 3c(1,5đ)
1,5đ
Tỉ lệ
15%
15%
5. Bài tập xác định nguyên tố 
- Hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hiđro trong hợp chất khí
-Viết phương trình phản ứng KL tác dụng với H2O hoặc dd axit giải phóng khí hiđro.
- Vận dụng tính toán xác định NTK rồi xác định nguyên tố.
-Vận dụng công thức tính CM và C% tính nồng độ dd, khối lượng hoặc thể tích dd.
Câu( điểm)
4(0,5đ)
5a(1,0đ)
4b(1,0đ),5a(0,5đ)
5b(1,0đ)
4,0đ
Tỉ lệ
1,5%
10%
15%
10%
40%
Tổng
1,5đ
15%
4,0đ
40%
3,5đ
35%
1,0đ
10%
10,0đ
100%

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA_Ch_(THAPCHAM)_2_10.doc