Chuyên đề Phản xạ toàn phần môn Vật lí lớp 11

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 866Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phản xạ toàn phần môn Vật lí lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Phản xạ toàn phần môn Vật lí lớp 11
CHỦ ĐỀ. PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Các năng lực thành phần liên quan được đánh giá
Các hoạt động học tập trong quá trình học tập chủ đề
Các công cụ đánh giá (câu hỏi, bài tập)
1
Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này.
[Thông hiểu]
· Mô tả thí nghiệm về hiện tượng phản xạ toàn phần :
- Cho một chùm sáng hẹp truyền từ khối nhựa trong suốt hình trụ vào không khí. áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng suy ra r > i.
Chùm tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn so với chùm tia tới. Khi i tăng thì r cũng tăng.
Nếu r đạt giá trị cực đại 900 thì cường độ tia khúc xạ bằng không, khi đó i đạt giá trị igh gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần, còn gọi là góc tới hạn, có 
- Khi i > igh, không có tia khúc xạ, toàn bộ ánh sáng bị phản xạ ở mặt phân cách. Đó là hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ của toàn bộ ánh sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
· Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần :
- Ánh sáng truyền từ một môi trường tới mặt phân cách với môi trường kém chiết quang hơn (n2 < n1).
- Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần (i ³ igh).
K1. Trình bày được hiện tượng phản xạ toàn phần. 
K2. Chỉ ra được điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần.
K3. Vận dụng được công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần trong bài toán.
K4. Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được ví dụ về ứng dụng của cáp quang.
 So sánh hiện tượng phản xạ toàn phần và phản xạ thông thường.
P1. Nêu một số hiện tượng phản xạ toàn phần trong thực tế.
P2. Giải thích các hiện tượng phản xạ toàn phần trong thực tế.
P5. Từ công thức định luật khúc xạ ánh sáng xây dựng ra công thức tính góc giới hạn toàn phần.
C4. Nêu được vai trò của cáp quang đối với lợi ích kinh tế và giảm thiểu sự ô nhiễm của môi trường.
HĐ1. Tìm hiểu hiện tượng phản xạ toàn phần qua thí nghiệm
HĐ 2. Tìm hiểu điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
HĐ 3. Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: Cáp quang
HĐ 4. Vận dụng hiện tượng phản xạ toàn phần để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống và giải một số bài tập.
K1
K2
K3.1 ; K3.2
K4
P1
P2
P5
C4
2
Vận dụng được công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần trong bài toán.
[Vận dụng]
· Biết nhận dạng các trường hợp xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần của tia sáng khi qua mặt phân cách. 
· Biết cách tính góc giới hạn phản xạ toàn phần và các đại lượng trong công thức tính góc giới hạn.
3
Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được ví dụ về ứng dụng của cáp quang.
[Thông hiểu]
· Sợi quang có lõi làm bằng thuỷ tinh hoặc chất dẻo trong suốt có chiết suất n1, được bao quanh bằng một lớp vỏ có chiết suất n2 nhỏ hơn n1.
Một tia sáng truyền vào từ một đầu của sợi quang. Trong sợi quang, tia sáng bị phản xạ toàn phần nhiều lần tại mặt tiếp xúc giữa lõi và vỏ, và ló ra đầu kia. Sau nhiều lần phản xạ như vậy, tia sáng được dẫn qua sợi quang mà cường độ sáng bị giảm không đáng kể.
Nhiều sợi quang ghép với nhau thành bó, các bó được ghép và hàn nối với nhau tạo thành cáp quang. 
· ứng dụng của cáp quang :
Trong công nghệ thông tin, cáp quang được dùng để truyền thông tin, dữ liệu dưới dạng tín hiệu ánh sáng.
CÔNG CỤ SỬ DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC.
Câu K1. Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần? 
Câu K2. Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì
	A. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần.
	B. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
	C. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất.
	D. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
K3.1. Khi ánh sáng đi từ nước (n = 4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là:
A. igh = 41048’. 	B. igh = 48035’.	C. igh = 62044’.	D. igh = 38026’.
K3.2. Tia sáng đi từ thuỷ tinh (n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước (n2 = 4/3). Điều kiện của góc tới i để không có tia khúc xạ trong nước là: 
A. i ≥ 62044’.	B. i < 62044’.	C. i < 41048’.	D. i < 48035’.
K4. So sánh phản xạ toàn phần và phản xạ thông thường?
P1. Nêu một số hiện tượng phản xạ toàn phần trong thực tế?
P2. Giải thích tại sao kim cương và pha lê sáng lấp lánh. Người ta tạo ra nhiều mặt cho viên kim cương hay các vật bằng pha lê để làm gì?
P1. Bài tập 8/173 SGK Vật lí 11 CB.
C4. Nêu ưu điểm của cáp quang so với cáp bằng đồng?

Tài liệu đính kèm:

  • docDay_hoc_theo_nang_luc.doc