Bài tập điện học phần II: Chương điện trường

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2519Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập điện học phần II: Chương điện trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập điện học phần II: Chương điện trường
BÀI TẬP ĐIỆN HỌC (Ph.II)
Với loạt bài tập này GV có thể tổ hợp thành bộ đề kiểm tra cuối chương; HS cũng có thể dựa vào đây để ôn luyện.
PHẦN II Chương ĐIỆN TRƯỜNG
A/. Câu hỏi trắc nghiệm
. Có hai điện tích điểm q1 và q2 được đặt cách nhau một khoảng nào đó. Nếu điện trường tại một điểm nằm trong đoạn thẳng nối hai điện tích bằng không thì ta có thể nói thế nào về dấu của hai điện tích này?
A. q1 và q2 đều dương	B. q1 và q2 đều âm
C. q1 và q2 cùng dấu	 D. q1 và q2 trái dấu
2. Đường sức của điện trường tạo ra bởi một điện tích điểm âm có thể được biểu diễn bằng hình vẽ
A.	B. C.
3. Phát biểu nào sai khi nói về các đường sức của điện trường?
A. Bất kỳ điểm nào trong điện trường cũng có đường sức đi qua.
B. Ngoại trừ nơi đặt điện tích, các đường sức không bao giờ cắt nhau.
C. Khoảng cách giữa những đường sức có thể giúp ta nhận xét về độ lớn của cường độ điện trường.
D. Thả tự do (vo =0) một hạt mang điện tích dương vào điện trường bất kỳ, nó sẽ chuyển động trên quỹ đạo trùng với một đường sức.
4. Nếu thả tự do (vo =0) một electron vào trong điện trường đều, thì electron sẽ:
A. chuyển động nhanh dần đều theo chiều đường sức.
B. chuyển động nhanh dần đều ngược chiều đường sức.
C. chuyển động thẳng đều theo chiều đường sức.
D. chuyển động thẳng đều ngược chiều đường sức.
5. Điện tích điểm Q được đặt tại O trong chân không. Tại điểm đặt của điện tích điểm q ở cách O khoảng r sẽ có điện trường với cường độ bằng bao nhiêu?Giả sử các điện tích khác đều ở rất xa Q và q.
A. B. C. D. 
6. Một hạt bụi rất nhỏ khối lượng m mang điện tích âm có độ lớn q được phóng ra với vận tốc đầu vo dọc theo chiều đường sức của một điện trường đều, hạt bụi chuyển động chậm dần đều trên đường sức một quãng s rồi quay lại. Bỏ qua tác dụng của trọng lực, cường độ điện trường được tính theo công thức:
A. B. C. D. 
Hai câu 7 và 8 dùng chung giả thiết:
Ba điện tích điểm dương cùng độ lớn q được đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều cạnh a trong điện môi có hằng số điện môi .
7. Biểu thức đúng để tính cường độ điện trường tại một đỉnh của tam giác là:
A. B. C. D. 
8. Nếu cả ba điện tích được thả ra cùng một lúc thì chúng ta sẽ:
A. vẫn nằm yên. 
B. chuyển động nhanh dần đều ra xa nhau.
C. chuyển động nhanh dần ra xa nhau.
D. chuyển động thẳng đều ra xa nhau.
9. Một quả cầu kim loại tâm O, bán kính R nằm trong chân không mang điện tích Q ở rất xa các điện tích khác. Tại điểm M ở cách N khoảng d, có điện trường với cường độ E. Biểu thức cho ta tính được độ lớn của Q là:
O
o
 R 
oN
o
H.9
A.	 
 B. 
C. 
 D. 
10. Trên trục Ox, tại O có đặt điện tích điểm q, vectơ cường độ điện trường do q sinh ra tại A và . Nếu tại điểm B ở cách A khoảng r/2 người ta đặt thêm điện tích điểm q’ thì vectơ cường độ tổng cộng tại A có cùng độ dài với nhưng có chiều ngược lại. Như vậy ta có:
q
o
O
r
 o
 A r/2
q’
o
B x
HInh
H.10a
A. B. C. D. 
11. Thả một electron vào một điện trường bất kỳ, nó sẽ:
A. chuyển động nhanh dần đều theo một đường sức.
B. chuyển động chậm dần đều theo một đường sức.
C. chuyển động từ điểm có điện thế cao sang điểm có điện thế thấp.
D. chuyển động từ điểm có điện thế thấp sang điểm có điện thế cao.
12. Tìm phát biểu đúng về quan hệ giữa công của lực điện và thế năng tĩnh điện:
A. Công của lực điện chính là thế năng tĩnh điện.
B. Công của lực điện là số đo độ biến thiên của thế năng tĩnh điện.
C. Lực điện sinh công dương thì thế năng tĩnh điện tăng.
D. Lực điện sinh công âm thì thế năng tĩnh điện giảm.
13. Tìm phát biểu đúng:
A. Trong điện trường, khi hạt mang điện dịch chuyển trên quỹ đạo càng dài thì công của lực điện càng lớn.
B. Công của lực tĩnh điện không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích dịch chuyển.
C. Trường tĩnh điện là trường thế giống nhau như trọng trường.
D. Khi một điện tích dịch chuyển trong điện trường thì lực điện phải thực hiện được công.
14. Phát biểu nào sai về một vật dẫn cân bằng điện?
A. Điện tích được phân bố đều trên mặt vật dẫn.
B. Bên trong vật dẫn điện trường bằng không.
C. Trên mặt vật dẫn, vectơ cường độ điện trường vuông góc với bề mặt vật dẫn tại mọi điểm.
D. Điện thế tại mọi điểm trong vật dẫn đều bằng nhau.
 Đáp án trắc nghiệm
1C
2B
3D
4B
5A
6B
7D
8C
9A
10A
11D
12B
13C
14A
B/. Phần TỰ LUẬN
Cho hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức của điện trường do điện tích điểm q đặt tại O gầy ra. Biết độ lớn cường độ điện trường tại A và Ba lần lượt là E1 và E2 và A ở gần O hơn B. Tính cường độ điện trường tại M trung điểm của AB.
Đáp số: E3 = 4E1.E2 / ( E1+E2)2
 Một quả cầu nhỏ khối lượng 1,2g, mang điện tích q, được treo vào đầu một sợi dây mảnh đặt trong điện trường nằm ngang có độ lớn E = 1200V/m. Khi cân bằng, dây treo lệch ngược hướng với E và họp với phương thẳng đứng góc α =20. Lấy g =10m/s2, tìm điện tích quả cầu.
Đáp án: q = /3,64.10-6 C. 
 Một êlectrôn được tăng tốc từ trạng thái nghỉ trong điện trường đều E = 104 V/m. Tìm vận tốc hạt này đạt được sau khi đi quãng đường 5 cm; thời gian tăng tốc đó là bao nhiêu? Khối lượng của e- : m=9,0.10-31 kg.
Đáp số: v= 1,33.107 m/s.
 t= 7,5.10-9 s.
Cho hai điện tích q1 = 8.10-8 C và q2 = -2.10-8 C đặt tại A và B trong chân không với AB= 10cm. Xác định vị trí điểm C để tại đó điện trường tổng cộng bằng không.
Đáp số: cách B 10cm.
Cho tam giác ABC vuông tại A với các cạnh: a =50cm, b = 40cm và c = 30cm. Tại ba đỉnh của tam giác có đặt các điện tích q1= q2 =q3 = 10-9 C. Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm H chân đường cao kẻ từ A.
Đáp số: E=246 V/m
Cho hình vuông ABCD, tại A và C có đặt các điện tích q1 =q3 =q >0. Hỏi phải đặt ở B điện tích bao nhiêu để cường độ điện trường tại D bằng không?
Đáp số: q2 = -22q.
 Một hòn bi nhỏ bằng kim loại được đặt trong dầu. Bi có thể tích V=25mm3 , khối lượng 225mg. Dầu có khối lượng riêng p= 800kg/m3 . Tất cả được đặt trong điện trường đều có vectơ E thẳng đứng hướng xuống dưới, độ lớn E = 3.105 V/m. Cho g= 10m/s2 . Tìm điện tích của hòn bi để nó nằm cân bằng lơ lửng trong dầu.
Đáp số: q= -6,8.10-9 C.
-
+
M
N
 Hai quả cầu nhỏ A và B mang những điện tích lần lượt -2.10-9 C và 2.10-9 C được treo ở đầu hai sợi dây tơ cách điện dài bằng nhau. Hai điểm treo dây M và N cách nhau 2cm; khi cân bằng vị trí của các dây treo có dạng như hình vẽ. Hỏi để đưa các dây treo về vị trí thẳng đứng người ta phải dùng một điện trường có hướng nào và độ lớn bằng bao nhiêu?
Đáp số: Hướng sang phải, E = 4,5.104 V/m.
 Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống nhau A và B có cùng khối lượng m= 0,1g, được treo tiếp xúc với nhau trong không khí vào cùng một điểm O bằng hai dây dẫn mảnh cách điện, không dãn, chiều dài 30 cm.
Người ta truyền điện tích q cho quả cầu A thì thấy hai quả cầu tách xa nhau cho đến khi hai dây treo họp với nhau góc 90°. Xác định độ lớn của điện tích q.
CMR không có đường sức điện nào đi qua trung điểm của đoạn thẳng nối tâm hai quả cầu.
Sau đó người ta truyền thêm điện tích q’ cho quả cầu A thì thấy góc giữa dây treo giảm xuống còn 60°. Xác định q’ và cường độ điện trường tại trung điểm của đoạn thẳng nối tâm hai quả cầu lúc đó.
Đáp số: a. 2,8.10-7 C b. ±10-7 C ; 40000V/m.
 Hai điện tích q1=q2=q đặt tại A,B trong không khí. Cho AB =2a.
Xác định cường độ điện trường EM tại M trên đường trung trực của AB và cách đoạn AB đoạn h.
Xác định h để EM cực đại. Tính trị cực đại này
Đáp số: a . EM = 2k.(q.h/(a2+h2)3/2) 
h = a/2 và Emax =4k.q/33a2 .
Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều nằm trong chân không cạnh a=9cm có đặt những điện tích điểm bằng nhau q1 = q2 = q3 = 1,8.10-8 C. Xác định cường độ và hướng của vectơ cường độ điện trường tại:
Đỉnh C của tam giác.
Tâm của tam giác.
PHH sưu tầm 7& chỉnh lí 9 – 2015 - Nguồn thuvienvatly
(Phần I trước “Điện tích” cùng trên trang violet này)

Tài liệu đính kèm:

  • docBài tập Lí lớp 11 Điện P II Word Document.doc