Kiểm tra chương 1 - Vật lý 11

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2053Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chương 1 - Vật lý 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chương 1 - Vật lý 11
KIỂM TRA CHƯƠNG 1 - VẬT LÝ 11 - ( Nguyễn Thành Trung ) 
Câu 1: Cho một vật A nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật B chưa nhiễm điện thì
A. vật B nhiễm điện hưởng ứng.	B. vật B nhiễm điện dương. 	
C. vật B không nhiễm điện.	D. vật B nhiễm điện âm.
Câu 2: Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r tương tác với nhau bởi lực điện F. Nếu tăng q1 lên 2 lần, tăng q2 lên 4 lần, giảm r đi 2 lần thì lực F 
A. giảm 8 lần.	B. tăng 2 lần.	C. tăng 32 lần.	D. giảm 4 lần.
Câu 3: Hai điện tích điểm Q1= - 4.10-5 C và Q2= 5.10-5 C đặt cách nhau 5cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng
A. 3,6 N.	B. 72.102 N. 	C. 0,72 N.	D. 7,2 N.
Câu 4: Hai điện tích điểm có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt chúng trong
A. chân không.	B. nước.	C. không khí.	D. dầu hỏa.
Câu 5: Hai điện tích điểm đặt cách nhau 1m trong môi trường có hằng số điện môi bằng 2, lực tương tác giữa chúng là 2N. Nếu đặt chúng trong chân không cách nhau 0,5 m thì lực tương tác là
A. 1N.	B. 16N.	C. 8N.	D. 2N.
Câu 6: Hai quả cầu nhỏ tích điện q1 = 5μC và q2 = - 3μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc với nhau rồi đặt trong chân không cách nhau 5cm. Lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau khi tiếp xúc là	
A. 3,6N	B. 4,1N. 	C. 1,7N.	D. 5,2N.
Câu 7: Chọn câu sai:
 A . Đường sức của điện trường tại mỗi điểm trùng với véctơ cuường độ điện trường .
 B . Qua bất kỳ một điểm nào trong điện trường cũng cĩ thể vẽ được một đường sức 
 C . Các đường sức khơng cắt nhau và chiều của đường sức là chiều của cường độ điện trường.
 D . Đường sức của điện trường tĩnh khơng khép kín .xuất phát từ dương và đi vào ở âm 
Câu 8: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-6C và q2 = -8.10-6C lần lượt tại A và B với AB = a = 10cm. Xác định điểm M trên đường AB tại đĩ E2 = 4E1 và các vectơ cường độ điện trường cùng chiều.
	A. M nằm trong AB với AM = 2,5cm.. B. nằm trong AB với AM = 5cm.
	C. M nằm ngồi AB với AM = 2,5cm. D. M nằm ngồi AB với AM = 5cm.
Câu 9: Cường độ điện trường do một điện tích điểm Q gây ra tại một điểm M cách Q một khoảng R trong điện môi đồng chất được xác định bởi công thức:
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 10: Cường độ điện trường do một điện tích điểm Q= 5.10-9 C gây ra tại một điểm cách nó 5cm trong không khí là: A. 9.102 V/m.	 B. 4,5.102 V/m.	 C. 1,8.104 V/m.	 D. 1,8.102 V/m.
Câu 11: Biểu thức nào dưới đây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là vôn?
A. Ed.	B. qE.	C. qEd.	D. qV.
Câu 12: Chọn câu phát biều sai khi nói về điện trường?
A Trong điện trường đều thì các đường sức song song với nhau.	
B. Các đường sức của điện trường hướng về phía điện thế tăng.	
C. Cường độ điện trường là đại lượng vectơ đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực. D. Trong điện trường đều thì cường độ điện trường tại mọi điểm đều như nhau. 
Câu 13: Hai điện tích điểm Q1= 6.10-8 C và Q2= 6.10-8 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10cm trong không khí . Tìm vị trí của điểm M mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng 0.
A. Điểm M nằm ngoài đoạn AB cách B 5cm. 	B. Điểm M nằm trong đoạn AB cách B 6cm. 
C. Điểm M nằm ngoài đoạn AB cách A 5cm. 	D. Điểm M nằm trong đoạn AB cách A 5cm. 
Câu 14: Cho hai điện tích điểm q1 = -2.10-7C và q2 = 5.10-7C đặt tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau một khoảng AB = 5cm. Cường độ điện trường tổng hợp tại C sao cho CA = 3cm và CB = 4cm có độ lớn là
A. 3,45.106 V/m.	B. 2,4.106 V/m.	C. 4,8.106 V/m.	D. 3,6.106 V/m.
Câu 15: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân khơng cách nhau một khoảng r1 = 4cm thì lực đẩy giữa chúng là F1 = 9.10-5N. Để lực tác dụng giữa chúng là F2 = 1,6.10-4N thì khoảng cách r2 giữa các điện tích đĩ bằng: A. 1cm	B. 2cm
	 C. 3cm	D. 4cm
Câu 16: Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
A. điện trường tại điểm đó về phương diện thực hiện công.	
B. tác dụng lực của điện trường lên điện tích đặt tại điểm đó.	
C. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.	
D. tốc độ dịch chuyển của điện tích tại điểm đó.
Câu 17: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường, thì không phụ thuộc vào 
A. độ lớn của điện tích q.	B. vị trí của các điểm M, N.	
C. hình dạng của đường đi MN.	D. độ lớn của cường độ điện trường.
Câu 18: Chọn câu sai. Trong công thức công của lực điện A = qEd, trong điện trường đều thì d là
A. chiều dài hình chiếu của đường đi trên một đường sức.	
B. khoảng cách giữa hình chiếu của điểm đầu và điểm cuối của đường đi trên một đường sức.	
C. chiều dài của đường đi trong điện trường.	
D. chiều dài đường đi nếu điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức.
Câu 19: Hai tấm kim loại đặt song song cách nhau 2cm được nhiễm điện bằng nhau và trái dấu (coi điện trường giữa hai tấm là đều). Muốn làm dịch chuyển điện tích q = 5.10-10C, từ bản dương sang bản âm ta cần tốn một công A = 2.10-9J. Cường độ điện trường giữa hai tấm kim loại là:
A. 100 V/m.	B.500V/m. 	C. 400 V/m.	D. 200 V/m. 
Câu 20: Theo định luật bảo tồn điện tích thì trong một hệ cơ lập về điện:
tổng đại số các điện tích trong hệ luơn bằng khơng.
Tổng đại số các điện tích trong hệ luơn bằng hằng số.
Số hạt mang điện tích dương luơn bằng số hạt mang điện tích âm.
 D.Tổng các điện tích dương luơn bằng trị tuyệt đối của tổng các điện tích âm
Câu 21: Cho điện tích điểm q1 = 10-8 C dịch chuyển giữa hai điểm A và B trong một điện trường đều thì lực điện trường thực hiện một công là 60 mJ. Nếu điện tích điểm q2 = 4.10-9 C cũng dịch chuyền từ A đến B trong điện trường đó thì công của lực điện thực hiện bằng
A. 24 mJ.	B. 20 mJ. 	C. 240 mJ.	D. 120 mJ.
Câu 22: Khi dịch chuyển điện tích q giữa hai điểm có hiệu điện thế là 6V. Lực điện trường tác dụng lên điện tích thực hiện một công là 3J. Điện tích q bằng 
A. 0,5 C.	B. 18 C.	C. 2 C.	D. 9 C.
Câu 23: Một điện tích q = 15 dịch chuyển được một đoạn đường 1m, theo phương vuông góc với các đường sức điện trong vùng điện trường đều có E = 6.104 V/m. Công của lực điện trường thực hiện là
A. 0,9 J. 	B. 900 J.	C . 0 J.	D. 90 J.
Câu 24: Cĩ thể làm một vật nhiễm điện bằng cách:
cho vật cọ xát với vật khác. B.Cho vật tiếp xúc với vật khác.
C.Cho vật đặt gần một vật khác. D.Cho vật tương tác với vật khác.
Câu 25: Một tụ điện có điện dung 100 , được tích điện đến hiệu điện thế 4V. Điện tích của tụ điện khi đó là
A. 4.10-3C.	B. 4.10-4C.	C. 4.10-6C.	D. 4.10-8C.
Câu 26: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Điện dung của tụ điện phụ thuộc điện tích của nó.	
B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó.	
C. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện.	
D. Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện.
Câu 27: Dựa vào đặc điểm nào sau đây để gọi tên các loại tụ điện?
A. Hiệu điện thế đặt vào hai bản.	B. Điện dung.	
C. Hình dạng.	D. Chất điện môi giữa hai bản và đặc điểm cấu tạo.
Câu 28: Hai tụ điện chứa cùng một điện tích Q thì:
A. Hai tụ điện phải có cùng điện dung.	B. Hiệu điện thế U của hai tụ phải bằng nhau.
C. Tụ nào có C lớn thì có U lớn.	D. Tụ nào có C lớn thì có U nhỏ.
Câu 29: Hai điện tích hút nhau bằng một lực 2.10-6N. Khi chúng dời xa nhau thêm 2cm thì lực hút là 5.10-7N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là:
A. 1cm B. 2cm C. 3cm	 D. 4cm
Câu 30: Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Bỏ qua trọng lực. Điện tích đó sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.	B. vuông góc với đường sức điện trường.	
C. theo một quỹ đạo bất kỳ.	D. ngược chiều đường sức điện trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM_TRA_1_TIET.doc