Đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 11 - Trường THPT Hải Lăng

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 11 - Trường THPT Hải Lăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 11 - Trường THPT Hải Lăng
TRƯỜNG THPT HẢI LĂNG BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT. MÔN: LÝ 11 CƠ BẢN
 Lớp: 11B 	 Thời gian: 45’ 
 ĐIỂM	Nhận xét của thầy, cô giáo
Họ và tên: ..	 Ngày kiểm tra: . Ngày trả bài: ..................
Đề Chẵn
Câu 1: (2,5 điểm) Hãy nối hai cột theo đáp án đúng nhất, lưu ý một số đáp án cột bên phải không được chọn. Học sinh trình bày vào bài làm theo hình thức như ví dụ sau: 1-A
1. lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm
A. số electron nhiều hơn số proton
2. trong một nguyên tử trung hòa
B. nơtron
3. trong một ion dương
C. cường độ điện trường tại một điểm
4. một nguyên tử khi nhận thêm hạt nào thì nhiễm điện âm
D. được xác định bằng thương số giữa công của lực điện và độ lớn điện tích
5. đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực mạnh hay yếu tại một điểm
E. điện dung tụ điện
6. công của lực điện chỉ phụ thuộc vào
F. số electron bằng số proton
7. hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường
G. Công tơ điện
8. đại lượng được xác định bằng thương số giữa điện tích hai bản tụ và hiệu điện thế giữa hai bản
H. electron
9. suất điện động của nguồn điện 
I. gọi là lực Cu-lông
10. công suất tiêu thụ điện năng được tính
J. vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
K. proton
L. số electron ít hơn số proton
M. bằng tích của hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua mạch
N. đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện
Câu 2: (1,5 điểm) Cho một điện tích điểm q = 15.10-8 C đặt tại A trong chân không.Cho k = 9.109 Nm2/ C2.
a) Tính độ lớn vectơ cường độ điện trường do q gây ra tai một điểm M cách nó 5 cm? Vẽ hình minh họa.
b) Đặt tại M điện tích q’ = 5.10-8C. Tính độ lớn lực tương tác điện lên q’? cho biết lực đẩy hay hút?
Câu 3: (1,5 điểm) Cho một electron di chuyển từ M đến N cánh nhau 2mm trên đường sức nhưng ngược chiều điện trường đều có cường độ 5000 V/m.Cho biết e = 1,6.10-19C
a) Tính công của lực điện tác dụng lên electron? b) Tính hiệu điện thế giữa hai điểm MN?
Câu 4: (1 điểm) Một tụ điện có ghi 25 µF – 250 V. Tính điện tích của tụ điện chứa được khi nó được đặt vào một hiệu điện thế 120 V.
Câu 5: (1,5 điểm) Một pin điện thoại có ghi (3,7V – 3000mAh).
a) Hãy cho biết ý nghĩa hai đại lượng trên?
b) Nếu pin nầy cấp điện với dòng điện không có cường độ 50mA thì thời gian duy trì hoạt động bao lâu?
Câu 6: (2 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó (ξb, rb) là một bộ gồm 10 nguồn điện mắc nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động 1,8 V, điện trở trong 0,2 Ω. Đèn Đ( 12V – 12W) như một điện trở, R = 6Ω.
Đ
R
ξb, rb
a) Tính suất điện động và điện trở trong của bộ?
b) Đèn sáng như thế nào? Tính công suất và hiệu suất bộ nguồn?
c) Để đèn sáng bình thường thì phải thay điện trở R bằng R’ có giá trị bao nhiêu?
TRƯỜNG THPT HẢI LĂNG BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT. MÔN: LÝ 11 CƠ BẢN
 Lớp: 11B 	 Thời gian: 45’ 
 ĐIỂM	Nhận xét của thầy, cô giáo
Họ và tên: ..	 Ngày kiểm tra: . Ngày trả bài: ..................
Đề Lẻ
Câu 1: (2,5 điểm) Hãy nối hai cột theo đáp án đúng nhất, lưu ý một số đáp án cột bên phải không được chọn. Học sinh trình bày vào bài làm theo hình thức như ví dụ sau: 1-A
1. lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm
A. số electron nhiều hơn số proton
2. trong một nguyên tử trung hòa
B. nơtron
3. trong một ion dương
C. cường độ điện trường tại một điểm
4. một nguyên tử khi nhận thêm hạt nào thì nhiễm điện âm
D. được xác định bằng thương số giữa công của lực điện và độ lớn điện tích
5. đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực mạnh hay yếu tại một điểm
E. điện dung tụ điện
6. công của lực điện chỉ phụ thuộc vào
F. số electron bằng số proton
7. hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường
G. Công tơ điện
8. đại lượng được xác định bằng thương số giữa điện tích hai bản tụ và hiệu điện thế giữa hai bản
H. electron
9. suất điện động của nguồn điện 
I. gọi là lực Cu-lông
10. công suất tiêu thụ điện năng được tính
J. vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
K. proton
L. số electron ít hơn số proton
M. bằng tích của hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua mạch
N. đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện
Câu 2: (1,5 điểm) Cho một điện tích điểm q = - 15.10-8 C đặt tại A trong chân không.Cho k = 9.109 Nm2/ C2.
a) Tính độ lớn vectơ cường độ điện trường do q gây ra tai một điểm M cách nó 5 cm? Vẽ hình minh họa.
b) Đặt tại M điện tích q’ = 5.10-8C. Tính độ lớn lực tương tác điện lên q’? cho biết lực đẩy hay hút?
Câu 3: (1,5 điểm) Cho một electron di chuyển từ M đến N cánh nhau 2mm trên đường sức nhưng ngược chiều điện trường đều có cường độ 4000 V/m.Cho biết e = 1,6.10-19C
a) Tính công của lực điện tác dụng lên electron? b) Tính hiệu điện thế giữa hai điểm MN?
Câu 4: (1 điểm) Một tụ điện có ghi 25 µF – 150 V. Tính điện tích của tụ điện chứa được khi nó được đặt vào một hiệu điện thế 100 V.
Câu 5: (1,5 điểm) Một pin điện thoại có ghi (3,7V – 3200mAh).
a) Hãy cho biết ý nghĩa hai đại lượng trên?
b) Nếu pin nầy cấp điện với dòng điện không có cường độ 60mA thì thời gian duy trì hoạt động bao lâu?
Câu 6: (2 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó (ξb, rb) là một bộ gồm 10 nguồn điện mắc nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động 1,8 V, điện trở trong 0,2 Ω. Đèn Đ( 12V – 15W) như một điện trở, R = 6,4Ω.
Đ
R
ξb, rb
a) Tính suất điện động và điện trở trong của bộ?
b) Đèn sáng như thế nào? Tính công suất và hiệu suất bộ nguồn?
c) Để đèn sáng bình thường thì phải thay điện trở R bằng R’ có giá trị bao nhiêu?

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_on_tap.doc