Giáo trình HOÁ HỌC LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) Người duy nhất mà bạn nên CỐ GẮNG để tốt hơn đó chính là bạn của ngày hôm qua. BÀI TẬP CHƯƠNG ĐIỆN LI Bài 1: Tính pH của các dung dịch trong các trường hợp sau: 1. 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,02M và H2SO4 0,04M. 2. 100 ml dung dịch CH3COOH 1M, biết độ điện li của CH3COOH trong trường hợp này là 1%. 3. 400 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,05M và Ba(OH)2 0,025M. 4. Dung dịch hỗn hợp HNO3 0,04M và H2SO4 0,03M. 5. Dung dịch hỗn hợp KOH 0,02M, NaOH 0,03M và Ba(OH)2 0,025M. Bài 2: Tính nồng độ mol/l của các dung dịch sau: HCl có pH = 2, NaOH có pH = 12, H2SO4 có pH = 1, Ba(OH)2 có pH = 13. Bài 3: Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 0,25M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 300ml dung dịch X và m gam kết tủa trắng. Tính pH của dung dịch X và m. Bài 4: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp khí X vào nước, được 300 ml dung dịch Y. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính pH của dung dịch Y. (Đại Học Cao Đẳng Khối A năm 2006) Bài 5: Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x, y. Tìm mối liên hệ giữa x và y. Biết rằng cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li. (Đại Học Cao Đẳng Khối A năm 2007) Bài 6: Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X. (Đại Học Cao Đẳng Khối B năm 2007) Bài 7: Cho m gam hỗn hợp Mg và Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít H2 (đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng). Tính pH của dung dịch Y. (Đại Học Cao Đẳng Khối A năm 2007) Bài 8: 1. Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05mol/l với 200 ml dung dịch NaOH a mol/l thu được 500ml dung dịch có pH = 2. Tính a 2. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 mol/l và H2SO4 0,01 mol/l với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Tìm a và m. Giáo trình HOÁ HỌC LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) Người duy nhất mà bạn nên CỐ GẮNG để tốt hơn đó chính là bạn của ngày hôm qua. (Đại Học Quốc Gia Hà Nội năm 1998) Bài 9: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH =13. Tính a và m. Cho biết trong các dung dịch dung môi là nước có tính số nồng độ ion 14[H ][OH ] 10 . (Đại Học Cao Đẳng Khối B năm 2003) Bài 10: 1. So sánh pH của các dung dịch cùng nồng độ mol/l của NH3, NaOH, Ba(OH)2. Giải thích. 2. Cho 2 dung dịch H2SO4 có pH = 1 và pH = 2. Thêm 100 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml mỗi dung dịch trên. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch thu được. (Đại Học Cao Đẳng Khối A năm 2002) Bài 11: Trộn 300 ml dung dịch H2SO4 có pH =1 với V ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch X có pH = 13 và m gam kết tủa trắng. Tính V và m biết thể tích không thay đổi trong quá trình pha trộn. Bài 12: 1. So sánh pH của các dung dịch có cùng nồng độ mol của HCl và CH3COOH. Giải thích. 2. So sánh pH (có giải thích) nồng độ mol của các dung dịch CH3COOH và NaOH có cùng pH. 3. Tính pH của dung dịch sau khi trộn lẫn 100 ml dung dịch HCl 0,1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M. 4. Hòa tan 0,02 mol SO3 vào V lít dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 thu được m gam kết tủa và dung dịch D. Khi cho toàn bộ dung dịch D tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,05M và NaAlO2 0,04M thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính V và m. 5. Cho dung dịch HCl có pH = 4. Hỏi phải thêm một thể tích nước gấp bao nhiêu lần thể tích dung dịch ban đầu để được một dung dịch có pH = 5. (Đại Học Sư Phạm Hồ Chí Minh năm 1998) Bài 13: Trộn 150 ml dung dịch HCl a mol/l với 250 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch mới có pH = 12. Tính a. Bài 14: Hòa tan hoàn toàn 0,72 gam SO3 vào 300 ml dung dịch H2SO4 0,02M thu được 300 ml dung dịch X. 1. Tính pH của dung dịch X. Giáo trình HOÁ HỌC LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) Người duy nhất mà bạn nên CỐ GẮNG để tốt hơn đó chính là bạn của ngày hôm qua. 2. Trộn 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,075M và Ba(OH)2 0,05M với 300 ml dung dịch X thu được 500ml dung dịch Y và m gam kết tủa trắng. Tính pH của dung dịch Y và m. Bài 15: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M , HNO3 0,2M, HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A, lấy 300 ml dung dịch A cho tác dụng với một dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M. Tính thể tích dung dịch B cần dùng để sau khi tác dụng với 300 ml dung dịch A được dung dịch có pH = 2. (Đại Học Kinh Tế TPHCM năm 2001) Bài 16: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt, có pH = 2. Viết các phương trình phản ứng và tính số lít của dung dịch Y. (Đại Học Quốc Gia Hà Nội năm 2000) Bài 17: X là dung dịch H2SO4 0,02M. Y là dung dịch NaOH 0,035M. Hỏi phải trộn dung dịch X và dung dịch Y theo tỉ lệ thể tích bằng bao nhiêu để thu được dung dịch Z có pH = 2? Cho thể tích dung dịch Z bằng tổng thể tích các dung dịch X và Y đem trộn. (Đại Học Nông Lâm Hồ Chí Minh năm 2001) Bài 18: Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Tính pH của dung dịch thu được. Cho biết 14[H ][OH ] 10 (Đại Học – Cao Đẳng Khối A năm 2004) Bài 19: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,035M vào 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,02M và HCl 0,01M thu được 300ml dung dịch Y và m gam kết tủa trắng. Tính pH của dung dịch Y và m. Bài 20: 1. Trộn 400 ml dung dịch hỗn hợp X gồm NaOH 0,05M và Ba(OH)2 0,025M với 100ml dung dịch hỗn hợp Y gồm HCl 0,3M và H2SO4 0,3M thu được m gam kết tủa trắng và 500ml dung dịch Z. Tính pH của dung dịch Z và m. Biết trong điều kiện này H2SO4 điện li hoàn toàn hai nấc. 2. Trộn 200 ml dung dịch hỗn hợp A gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,15M với 200 ml dung dịch hỗn hợp B gồm KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,2M thu được m gam kết tủa trắng và 400ml dung dịch X. Tính pH của dung dịch X và m. Biết trong điều kiện này H2SO4 điện li hoàn toàn hai nấc. Bài 21: Hòa tan hoàn toàn 1,56 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được 1,792 lít H2 (đktc) và 200 ml dung dịch Y. Biết Giáo trình HOÁ HỌC LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) Người duy nhất mà bạn nên CỐ GẮNG để tốt hơn đó chính là bạn của ngày hôm qua. các phản ứng xảy ra hoàn toàn và HCl không bị bay hơi trong suốt quá trình phản ứng. 1. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. 2. Tính nồng độ mol/l của các ion có trong dung dịch Y. Bỏ qua sự thủy phân các ion trong dung dịch. 3. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y cho đến khi kết tủa không còn thay đổi nữa, lọc thu kết tủa. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M nhỏ nhất đã dùng và khối lượng kết tủa thu được. Bài 22: Hòa tan hoàn toàn 1,12 lít khí HCl (đktc) vào nước thu được 500ml dung dịch X. 1. Tính pH của dung dịch X. 2. Trộn 500 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch NaOH xM, thu được 600 ml dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan vừa đúng 0,78 gam Al(OH)3. Tính x. 3. Tính khối lượng NaCl, H2SO4 tinh khiết cần dùng để điều lượng HCl ở trên trong phòng thí nghiệm. Biết phản ứng điều chế đã được đun nóng không quá 250 o C và hiệu suất phản ứng là 80%. Bài 23: Hòa tan hoàn toàn m gam Na kim loại vào nước thu được 300ml dung dịch X có pH=13. 1. Tính m. 2. Trộn 300 ml dung dịch X với 200 ml dung dịch HCl 0,125M, thu được 500 ml dung dịch A. Tính pH của dung dịch A. 3. Cô cạn dung dịch A thu được a gam chất rắn. Tính a. Bài 24: 1. Cho các dung dịch sau: AlCl3, (NH4)SO4, Na2CO3, Na2SO4, KCl, CH3COONa, Fe(NO3)3, Ba(NO3)2, NH4Cl, NaHSO4, KHCO3, KNO3, Na2S, BaCl2, K2SO3. Hãy chỉ ra số dung dịch cho pH = 7; 7. Giải thích. 2. Trộn 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M với 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl aM và H2SO4 0,1M thu được 500 ml dung dịch có pH = 12 và m gam kết tủa trắng. Tính m và a. 3. Với thuốc thử là quì tím hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch mất nhãn sau đây: Na2CO3, Na2SO4, HCl, H2SO4, BaCl2. 4. Dung dịch X chứa 0,02 mol Al3+; 0,04 mol 2 4 SO ; 0,03 mol Mg 2+ và x mol 3 NO . Cô cạn cẩn thận dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu được. biết quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng nhiệt phân. Giáo trình HOÁ HỌC LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) Người duy nhất mà bạn nên CỐ GẮNG để tốt hơn đó chính là bạn của ngày hôm qua. Bài 25: Cho các dung dịch sau: Dung dịch CH3COONa (X); dung dịch NH4Cl (Y) 1. Đánh giá gần đúng giá trị pH của X và Y. Giải thích. 2. Tính pH của dung dịch X có nồng độ 0,1M, biết Kb của 3CH COO là 5,71.10 -10 . 3. Tính pH của dung dịch Y có nồng độ 0,1M, biết Ka của 4NH là 5,56.10 - 10 . Bài 26: Có 2 dung dịch mỗi dung dịch chứa 2 anion và 2 cation (không trùng nhau) và có thể tích mỗi dung dịch là 1 lít, với nồng độ: Ion 2Mg 2Ba 3Al Na OH 2 4 SO Cl 3 NO Mol/l 0,02 0,11 0,04 0,03 0,18 0,04 0,08 0,07 1. Đó là những dung dịch nào, vì sao? Bỏ qua sự điện li của nước, sự thủy phân của các ion trong nước. 2. Trộn dung dịch thứ nhất với dung dịch thứ hai, khuấy đều, sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Tính m. Bài 27: Cho 2,52 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít H2 (đktc). 1. Chứng minh hỗn hợp X đã bị hòa tan hết và tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Coi như H2SO4 điện li hoàn toàn. 2. Tính nồng độ mol/l của các ion có trong dung dịch sau phản ứng. Coi như thể tích dung dịch không bị thay đổi và HCl không bị bay hơi trong suốt quá trình phản ứng. 3. Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1,7M và Ba(OH)2 0,9M, khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng kết tủa thu được. Bài 28: Có 4 bình mất nhãn, mỗi bình chứa một trong bốn dung dịch sau: Na2SO4, Na2CO3, BaCl2, KNO3. Chỉ quì tím, hãy nêu cách phân biệt các dung dịch trên. Viết các phương phản ứng minh họa. (Học Viện Ngân Hàng Hồ Chí Minh năm 2001) Bài 29: Chỉ dùng thêm giấy quì tím, trình bày cách phân biệt các dung dịch loãng sau: Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra để minh họa. (Đại Học Cao Đẳng Khối A năm 2006) Bài 30: Giáo trình HOÁ HỌC LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) Người duy nhất mà bạn nên CỐ GẮNG để tốt hơn đó chính là bạn của ngày hôm qua. 1. Dung dịch CH3COONa, dung dịch (NH4)2SO4 có pH lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng 7? Viết phương trình hóa học của các phản ứng để giải thích. 2. Viết công thức phân tử của các chất ứng với các ký hiệu X1, X2, X3, X4, X5 và hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau: a) ®pdd mn 1 2 2 3 2 X H O X X H c) ot 2 3 1 3 2 X X X KClO H O b) 2 4 3 2 3 2 X X BaCO K CO H O d) 4 5 4 2 2 X X BaSO CO H O (Đại Học Cao Đẳng Khối B năm 2006) Bài 31: Cho dung dịch NaHCO3 lần lượt tác dụng với dung dịch sau: H2SO4 loãng, KOH, Ba(OH)2, dư. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và dưới dạng ion rút gọn. Trong từng phản ứng đó ion 3 HCO đóng vai trò axit hay bazơ? Kết luận gì về vai trò của ion 3 HCO ? (Đại Học Quốc Gia Hà Nội năm 2001) Bài 32: Dung dịch hỗn hợp X gồm 0,03 mol Ca2+; 0,04 mol Mg2+; 0,02 mol Cl và x mol 3 HCO . 1. Tính khối lượng muối có trong dung dịch X. 2. Cô cạn dung dịch X sẽ thu được bao nhiêu gam muối khan. 3. Cô cạn dung dịch X rồi nung đến khối lượng không đổi sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn. 4. Tính thể tích dung dịch Na2CO3 1M tối thiểu cần dùng để làm kết tủa hết ion Ca2+ và Mg2+ có trong dung dịch X. Bài 33: Dung dịch hỗn hợp X gồm 0,05 mol Cl ; 0,03 mol 3 NO ; 0,05 mol 2 4 SO ; x mol 3Al và y mol 3Fe . 1. Tính thể tích dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,3M tối thiểu cần dùng để làm kết tủa hết các cation có trong dung dịch X. 2. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X. Biết nồng độ mol/l của Al3+ và Fe3+ trong dung dịch X là bằng nhau. Bài 34: Một dung dịch chứa 2 cation Fe2+ (0,1 mol) và Al3+ (0,2 mol) và 2 anion là Cl (x mol) và 2 4 SO (y mol). Tính x và y. Biết khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan. (Đại Học Quốc Gia Hồ Chí Minh năm 1999) Giáo trình HOÁ HỌC LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) Người duy nhất mà bạn nên CỐ GẮNG để tốt hơn đó chính là bạn của ngày hôm qua. Bài 35: Hãy xác định khối lượng muối có trong dung dịch A chứa các ion Na + , 4 NH , 2 4 SO và 2 3 CO . Biết rằng khi cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư và đun nóng thu được 0,34 gam khí có thể làm xanh quỳ tím ẩm và 4,3 gam kết tủa; còn khi cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,224 lít khí (đktc). (Đại Học Kỹ Thuật Quân Sự năm 2000) Bài 36: Cho dung dịch G chứa các ion Mg2+, 2 4 SO , 4 NH và Cl . Chia dung dịch G thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần thứ hai tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (dưới dạng phương trình ion thu gọn). Tính tổng khối lượng của các chất tan trong dung dịch G. (Đại Học Cao Đẳng khối B năm 2006)
Tài liệu đính kèm: