Chuyên đề 1 Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Bài tập aminoaxit

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1259Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề 1 Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Bài tập aminoaxit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 1 Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Bài tập aminoaxit
Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là
A. metyl aminoaxetat.	B. axit b-aminopropionic.
C. axit α-aminopropionic.	D. amoni acrylat. Đề thi TSCĐ 2009
 Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết: 
 X + NaOH ® Y + CH4O
 Y + HCl (dư) ® Z + NaCl. 
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.
D. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH. Đề thi TSCĐ 2009
Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este củaaminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là
A. X, Y, Z, T.	B. X, Y, T.	C. X, Y, Z.	D. Y, Z, T.
 Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
a-aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOH. B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH3CH2CH(NH2)COOH. D. CH3CH(NH2)COOH. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là 
A. C5H9O4N.	 B. C4H10O2N2.	 C. C5H11O2N.	 D. C4H8O4N2.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH.	 B. H2NCH2COOH.	 
C. H2NC2H4COOH.	 D. H2NC4H8COOH. Đề thi TSCĐ 2008
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,8. B. 9,4. C. 8,2.	 D. 9,6. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là 
A. CH3OH và NH3. B. CH3OH và CH3NH2.
C. CH3NH2 và NH3. D. C2H5OH và N2. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4.	 B. 2.	 C. 3.	D. 5. Đề thi TSCĐ 2008
Cho từng chất H2N−CH2−COOH, CH3−COOH, CH3−COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là
A. 3. B. 6.	 C. 4.	D. 5. Đề thi TSCĐ 2009
Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm?
A. 5. B. 6.	 C. 3.	D. 4. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
Câu 12: Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là
A. 10,526%.	 B. 10,687%.	 C. 11,966%.	 D. 9,524%.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2013
Câu 13: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? 
A. Glyxin. B. Anilin. 
C. Phenylamoni clorua. D. Etylamin. Đề thi TSCĐ 2010
Câu 14: Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là 
A. glyxin. B. valin. C. alanin. D. phenylalanin. Đề thi TSCĐ 2011
Câu 15: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là 
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Đề thi TSCĐ 2011
Câu 16: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là 
A. 0,65. B. 0,70. C. 0,55. D. 0,50. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010 
Câu 17: Chất X là một aminoaxit mà phân tử không chứa nhóm chức nào khác ngoài các nhóm amino và cacboxyl. 100ml dung dịch 0,2M của chất X vừa hết với 160ml dung dịch NaOH 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng này thì được 3,82g muối khan. Mặt khác X tác dụng với HCl theo tỉ lệ 1:1. Công thức phân tử của X là:
 A. C5H9NO4. B. C3H7NO2.	 
 C. C4H7NO4.	 D. C5H11NO4.
Câu 18: Hỗn hợp M gồm amino axit X (phân tử có chứa một nhóm COOH), ancol đơn chức Y (Y có số mol nhỏ hơn X) và este Z tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 16,65 gam muối và 5,76 gam ancol. Công thức của X và Y lần lượt là 
A. H2NCH2COOH và CH3OH. B. H2NC2H4COOH và CH3OH. 
C. H2NCH2COOH và C2H5OH. D. H2NC2H4COOH và C2H5OH.
Câu 19: Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng tối đa với 120 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được dung dịch chứa 4,71 gam hỗn hợp muối. Công thức của X là
A. H2NC3H5(COOH)2.	 B. (H2N)2C2H3COOH.
C. (H2N)2C3H5COOH.	 D. H2NC3H6COOH. Đề thi TSCĐ 2013
Câu 20: A có công thức phân tử là C2H7O2N. Cho 7,7 gam A tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X và khí Y, tỉ khối của Y so với H2 nhỏ hơn 10. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
 A. 12,2 gam.	B. 14,6 gam.	 C. 18,45 gam. D. 10,7 gam.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_Aminoaxit.doc