Chuyên đề bài tập ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Cacbohidrat (Phần 2) - Hà Đức Quang

pdf 9 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 187Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề bài tập ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Cacbohidrat (Phần 2) - Hà Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề bài tập ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Cacbohidrat (Phần 2) - Hà Đức Quang
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
"Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học." Khuyết Danh 
CACBOHIDRAT 2 
Câu 1: Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Với hiệu suất phản ứng 85%. Lượng glucozơ thu 
được là A. 261,43 g. B. 200,8 g. C. 188,89 g. D. 192,5 g. 
Câu 2: Cho m g tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn 
toàn vào dd Ca(OH)2, thu được 550 g kết tủa và dd X. Ðun kỹ dd X thu thêm được 100 g kết tủa. Giá trị của m là A. 
650. B. 550. C. 810. D. 750. 
Câu 3: Thể tích dd HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ 
trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %) 
A. 70 lít. B. 49 lít. C. 81 lít. D. 55 lít. 
Câu 4: Lên men m g glucozơ với hiệu suất 90%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ vào dd Ca(OH)2 thu được 10 g kết 
tủa và khối lượng dd giảm 3,4 g. Giá trị của m là 
 A. 30. B. 15. C. 17. D. 34. 
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 62,5 g dd saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dd X. Cho dd 
AgNO3/NH3 vào X đun nhẹ được m g Ag. Giá trị của m là 
 A. 6,75. B. 13,5. C. 10,8. D. 7,5. 
Câu 6: Cho 34,2 g hỗn hợp saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn dd AgNO3/NH3 dư thu được 0,216 g bạc. 
Độ tinh khiết của saccarozơ là 
 A. 1%. B. 99%. C. 90%. D. 10%. 
Câu 7: Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500g tinh bột thì cần bao nhiêu lít không khí 
(ở đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp? 
 A. 1382716 lít. B. 1382600 lít. C. 1402666,7 lít. D. 1382766 lít. 
Câu 8: Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (Có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 11,1g hỗn hợp X gồm 
xenlulozơ triaxetat, xenlulozơ điaxetat và 6,6g CH3COOH. Thành phần phần trăm theo khối lượng của xenlulozơ 
triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong X lần lượt là 
 A. 77% và 23%. B. 77,84% và 22,16%. 
 C. 76,84% và 23,16%. D. 70% và 30%. 
Câu 9: Lên men m g glucozơ với hiệu suất 72%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dd hỗn hợp 
gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra 9,85 g kết tủa. Giá trị của m là 
 A. 25,00. B. 12,96. C. 6,25. D. 13,00. 
Câu 10: Thủy phân 324 g tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là 
 A. 360 g. B. 270 g. C. 250 g. D. 300 g. 
Câu 11: Cho 360 g glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dd NaOH dư được 
318 g muối. Hiệu suất phản ứng lên men là 
 A. 50,0%. B. 62,5%. C. 75,0%. D. 80,0%. 
Câu 12: Cho m g glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Cũng m g hỗn hợp này 
tác dụng vừa hết với 8 g Br2 trong dd. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là 
 A. 0,05 mol và 0,15 mol. B. 0,10 mol và 0,15 mol. 
 C. 0,2 mol và 0,2 mol. D. 0,05 mol và 0,35 mol. 
Câu 13: Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dd chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của 
m là 
 A. 30. B. 10. C. 21. D. 42. 
Câu 14: Khi đốt cháy một cacbohđrat X được
2 2H O CO
m :m = 33 : 88. CTPT của X là 
 A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. (C6H10O5)n. D. Cn(H2O)m. 
Câu 15: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có cấu tạo mạch vòng? 
 A. Phản ứng CH3OH/HCl. B. Phản ứng với Cu(OH)2.
 C. Phản ứng với dd AgNO3 / NH3. D. Phản ứng H2/Ni,t
0
. 
Câu 16: Phản ứng với chất nào sau đây có thể chuyển hoá glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau? A. 
Phản ứng H
2
 /Ni, t0.
 B. Phản ứng với Cu(OH)2.
 C. Dd AgNO3.
 D. Phản ứng với Na. 
Câu 17: Chọn câu nói đúng 
 A. Xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột. 
 B. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ. 
 C. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột. 
 D. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau. 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
"Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học." Khuyết Danh 
Câu 18: Dựa vào tính chất nào để kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n: 
 A. Tinh bột và xenlulozơ khi bị đốt cháy đều cho CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol 6:5. 
 B. Tinh bột và xenlulozơ khi bị thuỷ phân đến cùng đều cho glucozơ. 
 C. Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong nước. 
 D. Tinh bột và xenlulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc. 
Câu 19: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là 
 A. tinh bột. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. protit. 
Câu 20: Khi thuỷ phân saccarozơ, sản phẩm thu được là 
 A. glucozơ và fructozơ. B. chỉ có glucozơ. C. chỉ có fructozơ. D. chỉ có mantozơ. 
Câu 21: Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là 
 A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. mantozơ. 
Câu 22: Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng 
A. với axit H2SO4. B. với kiềm. C. với dd iôt. D. thuỷ phân. 
Câu 23: Một cacbohiđrat (Z) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ chuyển hóa sau: 
Z 2
Cu(OH) /NaOH
dd xanh lam 
0t
 kết tủa đỏ gạch 
Vậy Z không thể là 
 A. glucozơ. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. Tất cả đều sai. 
Câu 24: Nhóm các chất đều tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng khử Cu(OH)2 thành Cu2O là 
 A. glucozơ và mantozơ. B. glucozơ và xenlulozơ. 
 C. glucozơ và saccarozơ. D. saccarozơ và mantozơ. 
Câu 25: Cho các dd sau: CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, glucozơ, saccarozơ, C2H5OH. Số lượng dd có thể hoà 
tan được Cu(OH)2 là 
 A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. 
Câu 26: Dãy chất mà tất cả các chất đều tác dụng được với dd AgNO3/NH3 là 
 A. CH3CHO, C2H2, saccarozơ. B. CH3CHO, C2H2, anilin. 
 C. CH3CHO, C2H2, saccarozơ, glucozơ. D. HCOOH, CH3CHO, C2H2, glucozơ. 
Câu 27: Cho khối lượng riêng của cồn nguyên chất là D = 0,8 g/ml. Hỏi từ 10 tấn vỏ bào (chứa 80% xenlulozơ) có thể 
điều chế được bao nhiêu lít cồn thực phẩm 40˚ (biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 64,8%)? A. 294 lít. 
B. 920 lít. C. 368 lít. D. 147,2 lít. 
Câu 28: Xenlulozơ tác dụng với (CH3CO)2O (xúc tác H2SO4 đặc) tạo ra 9,84 g este axetat và 4,8 g CH3COOH. CTPT 
của este axetat đó là 
 A. [C6H7O2(OOCCH3)3]n. B. [C6H7O2(OOCCH3)2OH]n. 
 C. [C6H7O2(OOCCH3)(OH)2]n. D. [C6H7O2(OOCCH3)3]n và [C6H7O2(OOCCH3)OH]n. 
Câu 29: Cho 10 kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol. Tính thể tích ancol 46˚ thu được. Biết ancol 
nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến ancol bị hao hụt mất 5%. 
 A. 11,875 lít. B. 2,785 lít. C. 2,185 lít. D. 3,875 lít. 
Câu 30: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có 
A. nhóm chức axit. B. nhóm chức xeton. C. nhóm chức ancol. D. nhóm chức anđehit. 
Câu 31: Chất thuộc loại đisaccarit là 
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. fructozơ. 
Câu 32: Hai chất đồng phân của nhau là 
A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và glucozơ. C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ. 
Câu 33: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: 
Ở dạng mạch hở glucozơ và fructozơ đều có nhóm cacbonyl, nhưng trong phân tử glucozơ nhóm cacbonyl ở 
nguyên tử C số , còn trong phân tử fructozơ nhóm cacbonyl ở nguyên tử C số. Trong môi trường bazơ, fructozơ 
có thể chuyển hoá thành  và  
 A. 1, 2, glucozơ, ngược lại. B. 2, 2, glucozơ, ngược lại. 
 C. 2, 1, glucozơ, ngược lại. D. 1, 2, glucozơ, mantozơ. 
Câu 34: Cacbohiđrat là gì? 
A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đa chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m. 
B. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m. 
C. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức. 
D. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đa chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)n. 
Câu 35: Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng? 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
"Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học." Khuyết Danh 
 A. 1 loại. B. 2 loại. 
 C. 3 loại. D. 4 loại. 
Câu 36: Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ? 
 A. phản ứng với Na và với dung dịch AgNO3 trong amoniac. 
 B. phản ứng với NaOH và với dung dịch AgNO3 trong amoniac. 
 C. phản ứng với CuO và với dung dịch AgNO3 trong amoniac. 
 D. phản ứng với Cu(OH)2 và với dung dịch AgNO3 trong amoniac. 
Câu 37: Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g glucozơ với lượng vừa đủ 
dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần 
dùng lần lượt là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) 
 A. 68,0g; 43,2g. B. 21,6g; 68,0g. 
 C. 43,2g; 68,0g. D. 43,2g; 34,0g. 
Câu 38: Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột? 
 A. Cho từng chất tác dụng với dung dịch HNO3/H2SO4. 
 B. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot. 
 C. Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iot. 
 D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2. 
Câu 39: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng chất nào trong các chất sau 
làm thuốc thử ? 
 A. Cu(OH)2/OH . B. NaOH. 
 C. HNO3. D. AgNO3/NH3. 
Câu 40: Có bốn lọ mất nhãn chứa: Glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng 
để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên ? 
 A. [Ag(NH3)2]OH. B. Na kim loại. 
 C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. D. Nước brom. 
Câu 41: Để phân biệt các chất: Glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và rượu etylic, có thể chỉ dùng một 
thuốc thử nào sau đây? 
 A. dung dịch HNO3. B. Cu(OH)2/OH . 
 C. dung dịch AgNO3/NH3. D. dung dịch brom. 
Câu 42: Chọn cách phân biệt các dung dịch sau đây: Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glixerol. 
A. Iot làm hồ tinh bột hoá xanh, glixerol tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam đặc 
trưng, còn lại lòng trắng trứng. 
B. Glixerol tác dụng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam đặc trưng, lòng trắng trứng tác dụng 
Cu(OH)2 cho màu xanh tím, còn lại hồ tinh bột. 
C. Iot làm hồ tinh bột hoá xanh, khi đun nóng lòng trắng trứng đông tụ, còn lại glixerol. 
D. Cả B, C đều đúng. 
Câu 43: Có 4 dung dịch loãng không màu gồm: Lòng trắng trứng, glixerol, KOH và axit axetic. Chỉ dùng một thuốc 
thử nào sau đây để phân biệt chúng. 
A. dung dịch HCl. B. dung dịch CuSO4. 
C. dung dịch KMnO4. D. dung dịch HNO3 đặc. 
Câu 44: Chọn câu phát biểu sai: 
A. Saccarozơ là một đisaccarit. 
B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ. 
C. Khi thuỷ phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit. 
D. Khi thuỷ phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều cho glucozơ. 
Câu 45: Cùng là chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, dễ tan trong nước, có vị ngọt là tính chất vật lí và trạng 
thái tự nhiên của nhóm chất nào sau đây? 
 A. glucozơ và saccarozơ. B. glucozơ và tinh bột. 
 C. glucozơ và xenlulozơ. D. saccarozơ và tinh bột. 
Câu 46: Cho các chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Chất vừa có tính chất của ancol đa chức, vừa 
có tính chất của anđehit là 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
"Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học." Khuyết Danh 
 A. chỉ có glucozơ. B. glucozơ và fructozơ. 
 C. glucozơ, fructozơ và saccarozơ. D. tất cả các chất đã cho. 
Câu 47: Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải dùng 100g saccarozơ. Khối lượng AgNO3 cần dùng và khối 
lượng Ag tạo ra lần lượt là (giả thiết rằng, sự chuyển hoá của fructozơ là không đáng kể và hiệu suất các phản ứng đều 
đạt 90%) 
 A. 88,74g; 50,74g. B. 102,0g; 52,5g. 
 C. 52,5g; 91,8g. D. 91,8g; 64,8g. 
Câu 48: Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1:1. Chất 
này có thể lên men rượu (ancol). Chất đó là chất nào trong các chất sau ? 
 A. axit axetic. B. glucozơ. 
a. C. sacacrozơ. D. hex-3-en. 
Câu 49: Khi thuỷ phân 1kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu ? Giả thiết rằng, 
phản ứng xảy ra hoàn toàn. 
 A. 0,80kg. B. 0,90kg. 
 C. 0,99kg. D. 0,89kg. 
Câu 50: Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thuỷ phân 1kg mùn cưa có 50% xenlulozơ. Giả thiết hiệu suất phản 
ứng là 80%. 
 A. 0,555kg. B. 0,444kg. 
 C. 0,500kg. D. 0,690kg. 
Câu 51: Nhóm gluxit đều tham gia phản ứng thuỷ phân là 
A. Saccarozơ, mantozơ, glucozơ. B. Saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ. 
C. Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ. D. Saccarozơ, glucozơ, tinh bột. 
Câu 52: Nhóm gluxit đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là 
 A. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ. B. Glucozơ, fructozơ, tinh bột. 
 C. Glucozơ, fructozơ, xenlulozơ. D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ. 
Câu 53: Cho glucozơ lên men tạo thành ancol, khí CO2 tạo thành được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, thu 
được 50g kết tủa, biết hiệu suất lên men là 80%, khối lượng ancol thu được là 
 A. 23,0g. B. 18,4g. 
 C. 27,6g. D. 28,0g. 
Câu 54: Chọn sơ đồ phản ứng đúng của glucozơ 
A. C6H12O6 + Cu(OH)2 kết tủa đỏ gạch 
B. C6H12O6 
men
 CH3–CH(OH)–COOH 
C. C6H12O6 + CuO Dung dịch màu xanh 
D. C6H12O6 
men
C2H5OH + O2 
Câu 55: Nhóm gluxit khi thuỷ phân hoàn toàn đều chỉ tạo thành glucozơ là: 
A. Saccarozơ, mantozơ, tinh bột. 
B. Saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ. 
C. Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ. 
D. Saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ. 
Câu 56: Phát biểu nào sau đây không đúng ? 
A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. 
B. Metyl - glucozit không thể chuyển sang dạng mạch hở. 
C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở. 
D. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc. 
Câu 57: Biết CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí, thể tích không khí (đktc) cần cung cấp cho cây xanh quang hợp 
để tạo 162g tinh bột là 
A. 112.10
3
 lít. B. 448.10
3
 lít. 
C. 336.10
3
 lít. D. 224.10
3
 lít. 
Câu 58: Glucozơ tác dụng được với tất cả chất trong nhóm chất nào sau đây? 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
"Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học." Khuyết Danh 
A. H2/Ni , nhiệt độ; Cu(OH)2; [Ag(NH3)2]OH; H2O/H
+, nhiệt độ. 
B. [Ag(NH3)2]OH; Cu(OH)2; H2/Ni, đun nóng; CH3COOH/H2SO4 đặc, đun nóng. 
C. H2/Ni , nhiệt độ; [Ag(NH3)2]OH; NaOH; Cu(OH)2. 
D. H2/Ni , nhiệt độ; [Ag(NH3)2]OH; Na2CO3; Cu(OH)2. 
Câu 59: Chọn câu phát biểu sai: 
 A. Phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương. 
 B. Phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương. 
 C. Phân biệt tinh bột và xenlulozơ bằng I2. 
 D. Phân biệt saccarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2. 
Câu 60: Chọn câu phát biểu đúng: 
A. Phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương. 
B. Tinh bột có cấu trúc phân tử mạch không phân nhánh. 
C. Dung dịch mantozơ có tính khử và bị thuỷ phân thành glucozơ. 
D. Phân biệt saccarozơ và glixerol bằng phản ứng thuỷ phân. 
Câu 61: Phương trình: 6nCO2 + 5nH2O 
asmt
Clorofin
(C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình 
nào sau đây? 
A. quá trình hô hấp. B. quá trình quang hợp. 
C. quá trình khử. D. quá trình oxi hoá. 
Câu 62: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói X Y sobit. Tên gọi X, Y lần lượt là 
 A. xenlulozơ, glucozơ. B. tinh bột, etanol. 
 C. mantozơ, etanol. D. saccarozơ, etanol. 
Câu 63: Phản ứng khử glucozơ là phản ứng nào sau đây ? 
 A. Glucozơ + H2/Ni , t
o
. B. Glucozơ + Cu(OH)2. 
 C. Glucozơ + [Ag(NH3)2]OH. D. Glucozơ 
men
 etanol. 
Câu 64: Để điều chế 45g axit lactic từ tinh bột và qua con đường lên men lactic, hiệu suất thuỷ phân tinh bột và lên 
men lactic tương ứng là 90% và 80%. Khối lượng tinh bột cần dùng là 
A. 50g. B. 56,25g. 
C. 56g. D. 60g. 
Câu 65: Phản ứng chuyển glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau là 
A. phản ứng với Cu(OH)2. B. phản ứng tráng gương. 
C. phản ứng với H2/Ni. t
o
. D. phản ứng với kim loại Na. 
Câu 66: Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là 
A. [Ag(NH3)2]OH. B. Cu(OH)2. 
C. dung dịch Br2. D. H2. 
Câu 67: Cacbohiđrat (gluxit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức và có công thức chung là 
A. Cn(H2O)m. B. C.nH2O. 
C. CxHyOz. D. R(OH)x(CHO)y. 
Câu 68: Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là 
A. (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n. B.(C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n. 
C. [C6H7O2(OH)3]n, (C6H10O5)n. D. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n. 
Câu 69: Một polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử là 162000u, n có giá trị là 
 A. 900. B. 950. 
 C. 1000. D. 1500. 
Câu 70: Gluxit không thể thuỷ phân được nữa là 
 A. Glucozơ, mantozơ. B. Glucozơ, tinh bột. 
 C. Glucozơ, xenlulozơ. D. Glucozơ, fructozơ. 
Câu 71: Cacbohiđrat khi thuỷ phân tạo ra 2 phân tử monosaccarit là 
A. Saccarozơ, tinh bột. B. saccarozơ, xenlulozơ. 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
"Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học." Khuyết Danh 
C. Mantozơ, saccarozơ. D.Saccarozơ, glucozơ. 
Câu 72: Saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là 
 A. đều lấy từ củ cải đường. 
 B. đều tham gia phản ứng tráng gương. 
 C. đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh đặc trưng. 
 D. đều có trong biệt dược “huyết thanh ngọt”. 
Câu 73: Polisaccarit khi thuỷ phân đến cùng tạo ra nhiều monosaccarit là 
A. Tinh bột, amilozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ. 
C. Xenlulozơ, amilozơ. D. Xenlulozơ, amilopectin. 
Câu 74: Chất không phản ứng với glucozơ là 
 A. [Ag(NH3)2]OH. B. Cu(OH)2. 
 C. H2/Ni. D. I2. 
Câu 75: Trong máu người, nồng độ của glucozơ có giá trị hầu như không đổi là 
 A. 0,1%. B. 0,2%. 
 C. 0,3%. D. 0,4%. 
Câu 76: Để xác định trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ, có thể dùng 2 
phản ứng hoá học là 
 A. phản ứng tráng gương, phản ứng cộng hiđro. 
 B. phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu etylic. 
 C. phản ứng tráng gương, phản ứng khử Cu(OH)2. 
 D. phản ứng tráng gương, phản ứng thuỷ phân. 
Câu 77: Sobit (sobitol) là sản phẩm của phản ứng 
 A. khử glucozơ bằng H2/Ni, t
o
. 
 B. oxi hoá glucozơ bằng [Ag(NH3)2]OH. 
 C. lên men rượu etylic. 
 D. glucozơ tác dụng với Cu(OH)2. 
Câu 78: Gluxit chuyển hoá thành glucozơ trong môi trường kiềm là 
 A. saccarozơ. B. mantozơ. 
 C. fructozơ. D. tinh bột. 
Câu 79: Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là 
 A. amilozơ. B. amilopectin. 
 C. glixerol. D. alanin. 
Câu 80: Phản ứng chứng tỏ glucozơ có nhiều nhóm OH ở các nguyên tử cacbon liên tiếp nhau là phản ứng với 
 A. dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3. 
 B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. 
 C. tác dụng với axit tạo este có 5 gốc axit. 
 D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao. 
Câu 81: Phản ứng chứng minh glucozơ có nhóm chức anđehit là 
 A. tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh đặc trưng. 
 B. tác dụng với axit tạo sobitol. 
 C. phản ứng lên men rượu etylic. 
 D. phản ứng tráng gương. 
Câu 82: Phân tử glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho , vậy trong phân tử  ở  Tương tự như glucozơ,  cộng 
với hiđro cho , bị oxi hoá bởi  trong môi trường bazơ. Cacbohiđrat là những  và đa số chúng có công thức 
chung là  
(1) dung dịch màu xanh lam; (2) có nhiều nhóm OH; (3) vị trí kề nhau; 
(4) fructozơ; (5) poliancol; (6) phức bạc amoniac; (7) hợp chất hữu cơ tạp chức; (8) Cn(H2O)m. 
Từ hay cụm từ thích hợp ở những chỗ trống trong các câu ở đoạn văn trên lần lượt là 
 A. (2), (3), (1), (4), (5), (6), (7), (8). 
Thầy giáo Bác sĩ: Hà Đức Quang ĐT: 094 190 2939 Luyện Thi Đại Học Y Hà Nội 
"Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học." Khuyết Danh 
 B. (1), (2), (4), (5), (3), (6), (7), (8). 
 C. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8). 
 D. (1), (2), (3), (4), (8), (6), (7), (5). 
Câu 83: Khi nào bệnh nhân được truyền trực tiếp dung dịch glucozơ (còn được gọi với biệt danh “huyết thanh 
ngọt”). 
 A. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu > 0,1%. 
 B. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu < 0,1%. 
 C. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu = 0,1%. 
 D. Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu từ 0,1% 0,2%. 
Câu 84: Phương pháp điều chế etanol nào sa

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_bai_tap_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_cacbohidr.pdf