Chủ đề: Phân biệt một số chất vô cơ – Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - Trường THPT Lê Thánh Tông

doc 7 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề: Phân biệt một số chất vô cơ – Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - Trường THPT Lê Thánh Tông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Phân biệt một số chất vô cơ – Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - Trường THPT Lê Thánh Tông
Sở GD Gia lai:
Trường THPT Lê Thánh Tông:
Chủ đề:
Phân biệt một số chất vô cơ – Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
I-Nhận biết: ( câu 1 à câu 16)
Câu 1: Khí CO2 lẫn tạp chất là SO2. Để loại bỏ tạp chất thì có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch Ca(OH)2
B. Dung dịch Br2. 
C. Dung dịch HCl 
D. Dung dịch NaOH. 
Câu 2: Hỗn hợp khí trong dãy nào dưới đây không bền ở nhiệt độ thường?
A. CO2, N2, HCl. 	 
B. CO, N2, Cl2. 
C. SO2, H2S, O2. 	 	
D. H2, CO2, SO2
Câu 3: Hiện tượng mưa axit là do không khí bị ô nhiễm bởi dãy khí:
Cl2 , CH4 , SO2 
CO , CO2 , NO 
HCl , CO , CH4 
SO2 , NO , NO2
Câu 4: Một chiếc nhiệt kế bị vỡ, để thu hồi thuỷ ngân rơi vãi tránh độc, người ta có thể dùng: 
Bột than 
Bột sắt 
Bột lưu huỳnh 
Bột cát
Câu 5: Để khử một lượng nhỏ khí clo không may thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta dùng: 
Dung dịch AgNO3 loãng 
Dung dịch NH3 loãng 
Dung dịch NaCl 
Dung dịch Ca(OH)2
Câu 6: Trong các chất sau, chất không làm ô nhiễm môi trường đất là: 
Các kim loại nặng trong phế thải luyện kim, sản xuất ô tô 
Phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
Chất phóng xạ 
A, B, C đều sai
Câu 7: Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong dung dịch? ( nồng độ > 0,1M)
A. Ca2+, Cl-, Na+, . 	
B. Al3+, , Cl-, Ba2+. 
C. Na+, K+, OH-, H+, .	
D. K+, Ba2+, OH-, Cl-.
Câu 8: Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường là
A. củi, gỗ, than cốc
B. than đá, xăng, dầu
C. xăng, dầu
D. khí thiên nhiên 
Câu 9: Có 2 bình chứa đầy lần lượt các khí sau: (1) Khí clo, (2) khí oxi, 
Nhận xét đúng là:
A. Bình (1) có màu vàng nhạt, (2) không màu, 
B. Bình (1) có màu vàng nhạt, (2) màu xanh, 
C. Bình (1) có màu xanh nhạt, (2) không màu , 
D. Bình (1) có màu xanh nhạt, (2) màu vàng nhạt, 
Câu 10: Cách nào sau đây không thể phân biệt O2 và O3?
A. Sục O2 và O3 lần lượt qua dung dịch KI có một ít hồ tinh bột . 
B. Cho O2 và O3 lần lượt tác dụng với PbS.
C. Cho O2 và O3 lần lượt tác dụng với Ag. 
D. Cho tàn đóm còn hồng lần lượt vào O2 và O3.
Câu 11: Trong các chất sau, chất không làm ô nhiễm môi trường đất là: 
A. Các kim loại nặng trong phế thải luyện kim, sản xuất ô tô 
B. Phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
C. Chất phóng xạ 
D. A, B, C đều sai
Câu 12: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng:
Tầng ozon bị phá hủy 
Các tia tử ngoại chiếu trực tiếp xuống mặt đất không bị cản lại
Trái Đất không thể trả lại lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời
Bão từ Mặt Trời
Câu 13: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
A. Than đá.	
B. Xăng dầu.	
C. Khí butan (C4H10). 	
D. Khí H2.
Câu 14: Người ta đã sản xuất khí mêtan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hóa thạch bằng cách nào sau đây?
A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò biogaz.
B. Thu khí mêtan từ khí bùn ao.
C. Lên men ngũ cốc.
D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.
Câu 15: Hiện nay không còn khuyến khích xây dựng các nhà máy nhiệt điện là do:
Nguồn nguyên liệu cạn kiệt
Khí thải tạo thành gây ô nhiễm môi trường (NO, SO2, CO2,)
Quá trình khai thác và vận chuyển nguyên liệu nguy hiểm và khó khăn
Tất cả đều đúng
Câu 16: Một trong những chất gây thủng tầng ozon là freon. Chất này có chủ yếu thoát ra từ:
Máy vi tính
Nồi cơm điện, ấm điện
Tủ lạnh, máy điều hòa 
Tất cả đều sai
II-Hiểu: ( câu 17 à câu 28)
Câu 17: Có 4 dung dịch sau: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm hoá chất nào sau đây để phân biệt 4 dung dịch trên?
A. Dung dịch BaCl2. 
B. Dung dịch phenolphtalein.
C. Dung dịch NaHCO3. 
D. Qùi tím.
Câu 18: Khí N2 bị lẫn một lượng nhỏ tạp chất O2. Để loại bỏ tạp chất không thể dùng cách nào sau đây?
A. Cho đi qua ống chứa bột Cu dư, nung nóng: 
B. Cho đi qua phốt pho trắng: 
C. Cho NH3 dư vào và đun nóng. 
D. Cho dây sắt nung đỏ vào: 
Câu 19: Hàm lượng khí CO2 trong không khí luôn cân bằng là do:
CO2 trong không khí có khả năng tác dụng với các chất khí khác
Do quá trình quang hợp ở cây xanh và quá trình hô hấp ở thực vật và động vật
CO2 bị hoà tan trong nước mưa
CO2 bị phân huỷ bởi nhiệt
Câu 20: Nhóm gồm những ion gây ô nhiễm nguồn nước là: 
NO3-, NO2-, Pb2+, As3+. 
NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, Cd2+, Hg2+. 
NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, HCO3-. 
NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, Cl-.
Câu 21: Sau bài thực hành hóa học, trong một số nước thải dạng dung dịch chứa các
 ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+  Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất
thải trên?
A. Nước vôi dư.	
B. HNO3.	 
C. Giấm ăn.	 
D. Etanol
Câu 22: Có 3 dung dịch hỗn hợp:
(1) (NaHCO3, Na2CO3); (2) (NaHCO3,Na2SO4); (3) (Na2CO3; Na2SO4). 
Bộ thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được 3 dung dịch trên?
A. Dung dịch HNO3 và Ba(NO3)2. 
B. Dung dịch NaOH và HCl.
C. Dung dịch NaOH và BaCl2. 
D. Dung dịch NaOH và Ba(OH)2.
Câu 23: Có 4 ống nghiệm , chứa mỗi ống một trong các dung dịch sau đây ( nồng độ khoảng 0,01 M) : NaCl, Na2CO3, KHSO4 và CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím lần lượt nhúng vào từng dung dịch, quan sát sự đổi màu của nó có thể nhận biết được dãy các dung dịch nào ?	
A. Dung dịch NaCl.	
B. Hai dung dịch NaCl và KHSO4.
C. Hai dung dịch KHSO4 và CH3NH2.	
D. Ba dung dịch NaCl, KHSO4 và Na2CO3
Câu 24: Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
Các hợp chất hữu cơ
Sự thay đổi của khí hậu
Chất thải CFC do con người gây ra
Chất thải CO2 do con người gây ra
Câu 25: Muối nguyên chất X màu trắng tan trong nước. Dung dịch X không phản ứng với H2SO4, phản ứng với HCl cho kết tủa trắng tan trong NH3, khi axit hóa dung dịch tạo thành bằng HNO3 lại có kết tủa trắng xuất hiện trở lại. Cho Cu vào dung dịch X, thêm H2SO4 loãng và đun nóng thì có khí màu nâu bay ra và có kết tủa đen xuất hiện. Công thức của X là
A. Ag2SO4. 
B. Cu(NO3)2. 
C. AgNO3. 
D. AgBr.
Câu 26: Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch?
A. Không khí chứa 78% N2, 21% O2 , 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
B. Không khí chứa 78% N2, 18% O2 , 4% hỗn hợp CO2, H2O, HCl.
C. Không khí chứa 78% N2, 20% O2 , 2% hỗn hợp CO2, CH4, và bụi.
D. Không khí chứa 78% N2, 16% O2 , 6% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
Câu 27: Có 2 dung dịch K2S và KI, khi cho dung dịch AgNO3 vào 2 dung dịch thì hiện tượng nhìn thấy là: 
A. Cả 2 dung dịch đều có kết tủa màu vàng 
B. Dung dịch K2S có kết tủa vàng, dung KI có kết đen 
C. Dung dịch K2S có kết tủa đen, dung KI có kết tủa vàng 
D. Cả 2 dung dịch đều có khí bay ra
Câu 28: Trong các chất sau: Nicotin, Heroin, Mophin, Cafein
Chất gây nghiện (sử dụng thường xuyên) không phải là ma túy là: 
A. Heroin, Mophin, Cafein
B. Nicotin, Mophin, Cafein
C. Nicotin, Cafein
D. Heroin, Mophin, 
III-Vận dụng: ( câu 29 à câu 36)
Câu 29: Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe say rượu. Để lái xe an toàn thì hàm lượng etanol (theo khối lượng ) trong máu người lái xe không vượt quá:
A. 0,01%	
B. 0,02%	
C. 0,03%	
D. 0,04%
Câu 30: Có thể điều chế thuốc diệt nấm bằng 5% CuSO4 theo sơ đồ sau: 
CuS→ CuO→ CuSO4. 
Tính khối lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa 80%
CuS. Biết hiệu suất quá trình là 80%.
A. 1,2 tấn. 	
B. 2,3 tấn. 	
C. 3,2 tấn.	
D. 4 tấn
Câu 31: Thời gian cần thiết để một nửa lượng thuốc trừ sâu phân hủy gọi là chu kì 
bán hủy của thuốc trừ sâu. Người ta nhận thấy trong nước của một đồng ruộng có 
nồng độ thuốc trừ sâu là 0,1 mg/l. Nếu chu kì bán hủy của thuốc trừ sâu là 14 ngày thì 
nồng độ của nó sau 42 ngày là
A. 0,013 mg/l.	 
B. 0,025 mg/l.	 
C. 0,050 mg/l.	 
D. 0,000 mg/l.
Câu 32: Không nên xây dựng nhà máy đất đèn (CaC2) gần khu dân cư đông đúc vì:
A. CaC2 là chất độc. 
B. . Khí C2H2 tạo ra rất độc.
C. . Khí CO2 tạo ra rất độc
D. . Khí CO tạo ra rất độc
Câu 33: Người ta có thể dùng phản ứng khử Ag+ của dung dịch AgNO3 trong NH3 để xác định hàm lượng glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường. Thử 10 ml nước tiểu thấy tách ra 0,54 gam Ag. Hàm lượng glucozơ có trong nước tiểu của bệnh nhân là
A. 0,54 mol/l. 
B. 0,25 mol/l. 
C. 0,5 mol/l. 
D. 0,35 mol/l.
Câu 34: Cho các nhóm tác nhân hoá học sau:
Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+.
Các anion , SO42- , PO43- ở nồng độ cao.
Thuốc bảo vệ thực vật.
CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh) 
Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là :
A. (1), (2), (3). 
B. (1), (3), (4). 
C. (2), (3), (4). 
D. (1), (2), (4).
Câu 35: Cho các phát biểu sau:
(a) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh .
(b) Khi thoát vào khí quyển , freon phá hủy tần ozon
(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.
(d)Trong khí quyển , nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit
Trong các phát biểu trên , số phát biểu đúng là:
A.2	
B. 3	
C. 4 	
D. 1
Câu 36: Khi xử lý NO, CO; mục đích chính là biển đổi 2 khí này thành:
N2O, muối cacbonat
NO2, CO2
N2, CO2
NH3, CO2
IV-Vận dụng cao: ( câu 37 à câu 40)
Câu 37: Để xác định hàm lượng khí độc CO có trong không khí tại vùng có lò luyện cốc, người ta lấy 24,7 lít không khí (d = 1,2g/l) dẫn chậm toàn bộ qua ống đựng dư I2O5. Đốt nóng ống ở 150oC, khi phản ứng hoàn toàn tạo ra một đơn chất rắn B. Hấp thụ B vào bình đựng KI dư, sau đó cho sản phẩm tác dụng vừa đủ với 7,76 ml dung dịch Na2S2O3 0,0022M. Hàm lượng CO trong mẫu theo ppm là:
40,32 ppm
32,40 ppm
52,28 ppm
28,52 ppm 
Câu 38: Để xác định hàm lượng của FeCO3 trong quặng xiderit, người ta làm như sau : Cân 0,600 g mẫu quặng, chế hóa nó theo một quy trình hợp lí, thu được dung dịch FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml dung dịch chuẩn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của FeCO3 trong quặng là :
A. 12,18%.	
B. 60,90%.	
C. 24,26%.	
D. 30,45%.
Câu 39: Trong câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” đã đề cập đến một chuỗi các phản ứng hóa học theo sơ đồ:
 . 
Đối với các quá trình trên người ta đưa ra các nhận định sau:
(I) X chiếm thể tích lớn nhất trong không khí
(II) X tồn tại dạng nhị phân tử ở điều kiện thường và là chất khí 
(III) Quá trình (2) cần cung cấp nhiệt độ hoặc cần có chất xúc tác mới xảy ra
(IV) Quá trình (1) xảy ra dưới tác dụng của sấm trong cơn giông 
(V) Quá trình (5) là phản ứng oxi hóa khử nội phân tử 
Trong các nhận định trên, nhận định không đúng là: 
I, II, IV
III, IV, V
III, V
II, III, V
Câu 40: Sơ đồ tách và điều chế kim loại kali và Ba tinh khiết từ hỗn hợp gồm BaCl2 và KCl (không làm thay đổi khối lượng của chúng trong hỗn hợp đầu):
Dung dịch X đã dùng là
A. Na2CO3 dư. 
B. K2CO3 dư. 
C. (NH4)2CO3 dư 
D. Na2CO3 hoặc (NH4)2CO3

Tài liệu đính kèm:

  • docchu_de_phan_biet_mot_so_chat_vo_co_hoa_hoc_va_van_de_phat_tr.doc