Câu hỏi trắc nghiệm hoá 11 chương III, IV - Ban cơ bản

pdf 9 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1352Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm hoá 11 chương III, IV - Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm hoá 11 chương III, IV -  Ban cơ bản
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HOÁ 11 CHƯƠNG III, 
IV - BAN CƠ BẢN 
III. NHÓM CACBON 
Câu 1 
HH1110NCB Cấu hình electron lớp ngoài cùng các nguyên tố nhóm cacbon là 
A. ns2 np1. B. ns2 np3. C. ns2 np4. D. ns2 np2. 
PA: D 
Câu 2 
HH1110NCB Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH loãng dư, dung dịch sau phản 
ứng gồm 
A. Na2CO3 và NaHCO3. B. NaHCO3. 
C. Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH. 
PA: D 
Câu 3 
HH1110NCB Nhận định nào dưới đây đúng về muối cacbonat là 
A. tất cả các muối cacbonat đều tan tốt trong nước. 
B. tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit. 
C. tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại 
kiềm. 
D. tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước. 
PA: C 
Câu 4 
HH1110NCH Cho các chất sau: H2, Ca, Ne, O2, CO2, HNO3, HCl, ZnO. Chất tác 
dụng được với cacbon (điều kiện phản ứng có đủ) là 
A. H2, Ca, Ne, ZnO. B. O2, Ca, CO2, HCl. 
C. ZnO, HNO3, O2, Ca . D. H2, Ca, O2, CO2, HNO3, 
ZnO. 
PA: D 
Câu 5 
HH1110NCH Có 3 dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 loãng. Thuốc thử để phân biệt 
3 dung dịch đó là 
A. Zn. B. Al. C. CaCO3 . D. Na2CO3. 
PA: C 
Câu 6 
HH1111NCB Phát biểu không đúng là: 
A. Cấu hình electron của nguyên tử silic là 1s22s22p63s23p2. 
B. Silic có 2 dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình. 
C. Silic kém hoạt động hơn cacbon. 
D. Silic vô định hình kém hoạt động hơn silic tinh thể. 
PA: D 
Câu 7 
HH1111NCH Silic và nhôm đều phản ứng được với dung dịch các chất trong dãy 
sau: 
A. HCl, HF. B. NaOH, KOH . C. Na2CO3, KHCO3. D. BaCl2, AgNO3. 
PA: B 
Câu 8 
HH1111NCB Silic đioxit (SiO2) tan chậm trong dung dịch NaOH nóng chảy tạo 
thành silicat. SiO2 thuộc loại oxit 
A. axit. B. trung tính. C. bazơ. D. lưỡng tính. 
PA: A 
Câu 9 
HH1111NCB Thuỷ tinh thông thường được dùng làm cửa kính, chai, lọ... là hỗn 
hợp của natri silicat và canxi silicat. Thành phần hóa học của thuỷ tinh này được 
viết dưới dạng các oxit là 
A. Na2O.CaO.2SiO2. B. Na2O.2CaO.SiO2. 
C. Na2O.CaO.6SiO2. D. Na2O.CaO.10SiO2. 
PA: C 
Câu 10 
HH1111NCH Silic phản ứng với tất cả các chất trong nhóm : 
A. O2, C, F2, Mg, HNO3, KOH. B. O2, C, Mg, HCl, NaOH. 
C. O2, C, Mg, F2, HCl, NaOH. D. O2, C, F2, Mg, NaOH. 
PA: D 
Câu 11 
HH1112NCH Trong số các phản ứng hoá học sau: 
(1) SiO2 + 2C ® Si + 2CO (2) C + 2H2 ® CH4 
(3) CO2 + C ® 2 CO (4) Fe2O3 + 3C ® 2 Fe + 3 CO 
(5) Ca + 2C ® CaC2 (6) C + H2O ® CO + H2 
(7) 4Al + 3C ® Al4C3 
Nhóm các phản ứng trong đó cacbon thể hiện tính khử là 
A. (1); (3); (5); (7). B. (1); (3); (4) ; (6). 
C. (1); (2); (3); (6). D. (4); (5); (6); (7). 
PA: D 
Câu 12 
HH1112NCH Trong số các phản ứng hoá học sau: 
(1) SiO2 + 2C ® Si + 2CO (2) C + 2H2 ® CH4 
(3) CO2 + C ® 2 CO (4) Fe2O3 + 3C ® 2 Fe + 3 CO 
(5) Ca + 2C ® CaC2 (6) C + H2O ® CO + H2 
(7) 4Al + 3C ® Al4C3 
 Nhóm các phản ứng trong đó cacbon thể hiện tính oxi hóa là 
A. (2); (5); (7) B. (1); (6); (7) 
C. (2); (4); (5); (6) D. (4); (5); (7) 
PA: A 
Câu 13 
HH1112NCV Dẫn một luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng hỗn hợp gồm: CuO, 
Fe2O3, MgO, Al2O3 ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được các chất 
còn lại trong ống sứ là 
A. Al2O3, Fe, Cu, Mg. B. Al2O3, Fe, CuO, MgO. 
C. Al2O3, Fe, Cu, MgO. D. Al, Fe, Cu, Mg. 
PA: C 
Câu 14 
HH1112NCV Cho các oxit: SiO2, CaO, Fe2O3, CuO, Al2O3. Thuốc thử để phân 
biệt các oxit đó là 
A. dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH. 
C. H2O. D. dung dịch Ba(OH)2. 
PA: A 
Câu 14 
HH1112NCV Tách SiO2 ra khỏi hỗn hợp: Fe2O3, SiO2, Al2O3 mà chỉ cần dùng 
một hoá chất. Hóa chất đó là dung dịch 
A. Ba(OH)2 . B. NaCl. 
C. NaOH. D. HCl dư. 
PA: D 
Câu 15 
HH1113NCH Một oxit của cacbon có 72,7% về khối lượng của oxi. Tỉ lệ số 
nguyên tử của O và C trong oxit là 
A. 1 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 1. D. 1 : 1. 
PA: C 
Câu 16 
HH1113NCV Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim 
loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (đktc). Kim 
loại M là 
A. Na. B. K. C. Rb. D. Li. 
PA: A 
Câu 17 
HH1113NCH Thổi 0,5 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,4 mol Ba(OH)2. Sau 
phản ứng thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là 
A. 19,7. B. 59,1. C. 39,4. D. 78,8. 
PA: B 
Câu 18 
HH1113NCV Dùng CO để khử hoàn toàn 2,88g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 thu 
được 2,24g chất rắn. Mặt khác cùng lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 100ml 
dung dịch HCl thu được 0,224 lit khí (đktc). Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là 
A. 1M. B. 2M. C. 1,5M. D. 
0,5M. 
PA: A 
Câu 19 
HH1113NCV Dẫn khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7 gam kết tủa. 
Lọc bỏ kết tủa, rồi đem nước lọc cho tác dụng với một lượng dư dung dịch H2SO4 
thu được 23,3 gam kết tủa nữa. Thể tích khí CO2 đã dùng (đktc) là 
A. 4,48 lít hoặc 6,72 lít. B. 2,24 lít hoặc 4,48 lít. 
C. 2,24 lít hoặc 6,72 lít. D. 6,72 lít. 
PA: C 
 Câu 20 
HH1113NCV Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 
đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi 
trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là 
 A. V = 11,2(a – b). B. V = 22,4(a + b). 
C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a – b). 
PA: D 
IV. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ 
Câu 1 
HH1114NCB Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của các 
phản ứng của các hợp chất hữu cơ? 
A. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và không hoàn toàn. 
B. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra không theo một hướng nhất 
định. 
C. Để cho phản ứng của các hợp chất hữu cơ xảy ra được, người ta thường đun 
nóng và dùng các chất xúc tác. 
D. Đa số các hợp chất hữu cơ bền với nhiệt độ, không bị cháy khi đốt. 
PA: D 
Câu 2 
HH1114NCB Những hợp chất dưới đây có cùng nhóm chức là 
A. , , và 
B. , , và 
C. , và 
D. , và 
PA: D 
Câu 3 
HH1114NCH Phát biểu đúng là: 
A. Những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết xich ma (s) là 
hiđrocacbon no. 
B. Hiđrocacbon chỉ có các liên kết xich ma (s) trong phân tử là hiđrocacbon no. 
C. Hiđrocacbon chỉ có các liên kết xich ma (s) trong phân tử là ankan. 
D. Hiđrocacbon chỉ có các liên kết xich ma (s) trong phân tử là hiđrocacbon no 
mạch hở. 
PA: B 
Câu 4 
CH3 CH2 OH C
O
OHCH3 CH2 C
O
HCH3 CH2 C
O
CH3CH3 CH2
C
O
CH3CH3C
O
HCH3 CH2CH2CH3 CH2 OHCH3 CH2 OH
C
O
CH3CH3C
O
HCH3 CH2CHCH2 CH2 OH
CHCH2 CH2 OHCH2CH3 CH2 OHCH3 CH2 OH
HH1114NCH Đồng phân là 
A. những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử. 
B. những đơn chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử. 
C. những hợp chất giống nhau và có cùng công thức phân tử. 
D. những hợp chất khác nhau nhưng có cùng dạng công thức cấu tạo 
PA: A 
Câu 5 
HH1115NCB Theo thuyết CTHH trong hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên 
kết với nhau theo 
A. Đúng số oxi hoá và theo một thứ tự nhất định. 
B. Đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định. 
C. Đúng số oxi hoá và không cần theo một thứ tự nhất định nào. 
D. Đúng hoá trị và không cần theo một thứ tự nhất định nào. 
PA: B 
Câu 6 
HH1115NCB Trong phân tử các hợp chất hữu cơ, nguyên tử C không những có thể 
liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau thành mạch C. 
Các dạng mạch C là 
A. mạch không phân nhánh. 
B. mạch phân nhánh và mạch vòng. 
C. mạch vòng và mạch không phân nhánh. 
D. mạch không phân nhánh, mạch phân nhánh và mạch vòng. 
PA: D 
Câu 7 
HH1115NCH Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về đồng phân lập thể ? 
Hai chất X và Y là đồng phân lập thể của nhau thì chúng có 
A. công thức phân tử giống nhau, nhưng cấu tạo hoá học khác nhau. 
B. cấu tạo hoá học khác nhau và cấu trúc không gian khác nhau. 
C. cấu tạo hoá học khác nhau dẫn đến tính chất khác nhau. 
D. công thức phân tử giống nhau, công thức cấu tạo giống nhau nhưng cấu trúc 
không gian khác nhau. 
PA:D 
Câu 8 
HH1115NCH Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C6H14 là 
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. 
C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân. 
PA: C 
Câu 9 
HH1116NCB Phản ứng halogen hoá ankan xảy ra theo cơ chế gốc dây chuyền, 
gồm các giai đoạn theo thứ tự sau : 
A. Khơi mào, đứt dây chuyền, phát triển dây chuyền. 
B. Khơi mào, phát triển dây chuyền, đứt dây chuyền. 
C. Đứt dây chuyền, khơi mào, phát triển dây chuyền. 
D. Phát triển dây chuyền, đứt dây chuyền, khơi mào. 
PA: B 
Câu 10 
HH1116NCB Trong các đặc tính sau, đặc tính nào không đúng đối với gốc 
cacbo tự do và cacbocation là 
A. rất không bền. B. khả năng phản ứng cao. 
C. thời gian tồn tại ngắn. D. có thể tách biệt và cô lập được. 
PA: D 
Câu 11 
HH1117NCH Phản ứng giữa C2H5OH (etanol) với Na là do nguyên tử hoặc 
nhóm nguyên tử nào gây nên ? 
A. CH2OH. B. CH3. C. OH. D. H. 
PA: C 
Câu 12 
HH1117NCH Để xác định sự có mặt của cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ, 
người ta chuyển hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, rồi dùng các chất nào sau đây 
để nhận biết lần lượt CO2 và H2O? 
A. Ca(OH)2 khan, dung dịch CuSO4. 
B. Dung dịch Ca(OH)2, CuSO4 khan. 
C. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch CuSO4. 
D. Ca(OH)2 khan, CuCl2 khan 
PA: B 
Câu 13 
HH1117NCV Cho hợp chất hữu cơ sau : 
H3C C O
O
C2H5
Số liên kết cộng hoá trị có trong hợp chất hữu cơ là 
A. 4. B. 5. C. 13. D. 14. 
PA: C 
Câu 14 
HH1117NCV Cho phản ứng hoá học sau: 
 CH3COOH C2H5OH CH3COOC2H5 H O2+ + 
Khẳng định nào không đúng là: 
A. Phản ứng trên là phản ứng không hoàn toàn. 
B. Phản ứng trên cần đun nóng. 
C. Để phản ứng xảy ra cần phải dùng chất xúc tác. 
D. Nếu lấy 1 mol CH3COOH đun nóng với 1 mol C2H5OH ta luôn thu được 1 mol 
CH3COOC2H5. 
PA: D 
Câu 15 
HH1117NCV Cho hai hợp chất hữu cơ X và Y có công thức cấu tạo thu gọn như 
sau: 
 và 
Khẳng định là đúng nhất là: 
A. X và Y là hai chất đồng phân của nhau. 
B. X và Y là hai chất đồng đẳng của nhau. 
C. X và Y là hai chất đồng phân lập thể của nhau. 
D. X và Y là hai chất đồng phân cấu tạo của nhau. 
PA: D 
Câu 16 
HH1118NCH Công thức phân tử của chất có thành phần 88,89%C; 11,11%H, có 
khối lượng mol phân tử M < 60g/mol là 
A. C4H8. B. C8H12. 
C. C4H6. D. C3H4. 
PA: C 
Câu 17 
HH1118NCH Khi tiến hành phân tích định lượng một hợp chất hữu cơ A, người ta 
thu được kết quả như sau : 32,000%C ; 6,944%H ; 42,667%O ; 18,667%N về khối 
lượng. Biết phân tử A chỉ chứa một nguyên tử nitơ. Công thức phân tử của A là 
A. C2H5O2N. B. C3H7O2N. 
OH (Y)
O H
( X )
C. C4H7O2N. D. C4H9O2N. 
PA: A 
Câu 18 
HH1118NCV Khi tiến hành phân tích định lượng vitamin C, người ta xác định 
được hàm lượng phần trăm (về khối lượng) các nguyên tố như sau : %C = 40,91% 
; %H = 4,545% ; %O = 54,545%. Biết phân tử khối của vitamin C = 176 đvC. 
Công thức phân tử của vitamin C là 
A. C10H20O. B. C8H16O4. 
C. C20H30O. D. C6H8O6. 
PA: D 
Câu 19 
HH1118NCV Cholesterol (X) là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C27H46O, 
khối lượng mol phân tử của X là M = 386,67 g/mol. Nếu đốt cháy hoàn toàn 
3,8667 gam cholesterol rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư 
thì khối lượng kết tủa thu được là 
A. 1 gam. B. 2,7 gam. 
C. 27 gam. D. 100 gam 
PA: B 
Câu 20 
HH1118NCV Một hợp chất hữu cơ A chứa 2 nguyên tố X, Y và có khối lượng 
mol là M (g/mol). Biết 150 < M <170. Đốt cháy hoàn toàn m(g) A thu được m(g) 
nước. Công thức phân tử của A là 
A. C10H22. B. C16H24. C. C12H18. D. C12H22. 
PA: C 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_kim_loai.pdf