Kiểm tra học sinh giỏi - Đề 1 Tiếng Việt 3 I. Phần trắc nghiệm(8 đ): Đọc thầm đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu các câu trả lời đúng nhất vào bài kiểm tra. Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi. Trời đầy sao. Gió lộng trên những ngọn cây cao nhưng trong rừng thì hoàn toàn yên tĩnh. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy dưới chân đua nhau toả mùi thơm. Những đốm sáng lân tinh trên gỗ và trên lá mục lấp lánh. ( Đêm trong rừng - Vũ Hùng) Câu 1: Đoạn văn trên tả cảnh gì: a. Vẻ đẹp kì ảo của trăng lúc mới lên. b. Vẻ đẹp sinh động của rừng ban đêm. c. Hương thơm kì diệu của rừng. Câu 2: Những sự vật nào trong đoạn văn trên được so sánh: a. Chỉ có trăng được so sánh. b. Chỉ có những đốm sáng lân tinh được so sánh. c. Chỉ có bầu trời và ngọn gió được so sánh. Câu 3: Cân văn : “ Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi.” Thuộc kiểu câu: a. Ai – là gì? b. Ai – làm gì? c. Ai – thế nào ? Câu 4: Từ lấp lánh trong câu Những đốm sáng lân tinh trên gỗ và trên lá mục lấp lánh. Là: a.Từ chỉ đặc điểm . b. Từ chỉ hoạt động. c. Từ chỉ sự vật. II. Phần tự luận ( 12 đ) Câu 1: Ghi lại một từ được sử dựng hay nhất trong câu văn “ Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy dưới chân đua nhau toả mùi thơm.” và cho biết vì sao em lại chọn từ đó ? Câu 2: “ Bà ơi, bà cháu yêu bà lắm Tóc bà trắng, màu trắng như mây Cháu yêu bà cháu lắm bàn tay Khi cháu vâng lời cháu biết bà vui.” Dựa vào nội dung bài thơ trên, em hãy kể về tình cảm của người cháu đối với bà. Kiểm tra học sinh giỏi - Đề 2 Tiếng Việt 3 I. Phần trắc nghiệm: Đọc thầm đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu các câu trả lời đúng nhất vào bài kiểm tra. Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ xuống đất liền. Dòng sông đổ như thác, đỏ lừ, xoáy nước sâu hút hình phễu, kêu oằng oặc, sùng sục, đánh vào thân đê. Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép. Ma Văn Kháng Câu 1: Đoạn văn trên tác giả đã miêu tả cảnh gì? a. Cảnh mưa mùa xuân. b. Cảnh mưa mùa đông. c. Cảnh mưa mùa hạ. Câu 2: Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a. 1 b. 2 c. 3 Câu 3: Trong câu : “Mưa tối tăm mặt mũi.” Có : a. 2 từ chỉ sự vật. b. 2 từ chỉ đặc điểm. c. 1 từ chỉ hoạt động. Câu 4: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai trong câu: “Tiếng chân người chạy lép nhép.” a. Tiếng chân b. Tiếng chân người c. Tiếng chân người chạy II. Tự luận Câu 1: Nêu cảm nhận của em khi đọc câu văn: “Dòng sông đổ như thác, đỏ lừ, xoáy nước sâu hút hình phễu, kêu oằng oặc, sùng sục, đánh vào thân đê.” Câu 2: Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm. ( Quê hương - Đỗ Trung Quân) Dựa vào ý thơ trên, hãy kể lại phong cảnh quê hương. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Kiểm tra học sinh giỏi - Đề 3 Tiếng Việt 3 Phần trắc nghiệm :Đọc thầm đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu các câu trả lời đúng nhất vào bài kiểm tra. Nền trời rực hồng. Từng đàn én chao lượn, bay ra phía biển. Những con tàu sơn trắng đậu san sát, tung bay cờ đủ màu sắc trông chúng như những toà lâu đài nổi ẩn hiện trong gió ban mai. Câu 1: Sự vật được so sánh trong bài là: a. Những con tàu. b. Cờ đủ màu sắc. c. Toà lâu đài. Câu 2: Từ “ rực hồng” trong câu: “Nền trời rực hồng.” là từ chỉ: a. Chỉ sự vật. b. Chỉ đặc điểm. c. Chỉ hoạt động. Câu 3: Câu: “Từng đàn én chao lượn, bay ra phía biển.” Thuộc mẫu câu: a. Ai – là gì? b. Ai – thế nào? c. Ai – làm gì? Câu 4: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ? trong câu: “Những con tàu sơn trắng đậu san sát.” a. Những con tàu b. Những con tàu trắng c. Những con tàu trắng đậu II. Tự luận 1. Chuyển câu : “Nền trời rực hồng.” thành câu có hình ảnh so sánh. 2. Tinh mơ em trở dậy Rửa mặt rồi đến trường Em bước vội trên đường Núi dăng hàng trước mặt Thay lời bạn nhỏ, em hãy giới thiệu về con đường từ nhà đến trường có trong bài thơ. ------------------------------------------------------------------------------------------------ Kiểm tra học sinh giỏi - Đề 4 Tiếng Việt I.Phần trắc nghiệm :Đọc thầm đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu các câu trả lời đúng nhất vào bài kiểm tra.( TV 4 – 146) Câu 1: Nội dung bài thơ tả cảnh thả diều vào: a. Buổi sáng b. Buổi chiều c. Ban đêm Câu 2: Từ chỉ đặc điểm của sinh vật được so sánh trong câu: “ Cánh diều a. Cánh diều b. Mềm mại c. Cánh bướm Câu 3: Bộ phận trả lời cho câu hỏi “thế nào” trong câu: “ a. Sáo diều vi vu trầm bổng b. Vi vu trầm bổng c. Trầm bổng Câu 4: Câu : “ Chúng tôi” thuộc mẫu câu: a. Ai – là gì ? b. A i- thế nào? c. Ai – làm gì ? II. Tự luận Câu 1: Nắng vàng tươi rải nhẹ Bưởi tròn mọng trĩu cành Hồng chín như đèn đỏ Thắp trong lùm cây xanh. Hãy nêu hình ảnh so sánh trong khổ thơ và cái hay của khổ thơ. Câu 2: Tuổi thơ em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Một dòng sông với những cánh buồm nâu rợp rờn trong nắng sớm. Một cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay. Một con đường làng thân thuộc in dấu chân quen. Một đêm trăng đẹp với những điệu hò Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp đó. --------------------------------------------------------------------------------------------- Đề kiểm tra HSG - Môn Tiếng việt 3 - đề 5 I. Phần đọc hiểu Đọc thầm đoạn văn sau Mưa xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ mềm mại rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống cả cây ổi cong mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xịt và khô héo đã qua. Mặt đất kiệt sức bừng tỉnh dậy âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức ứ đầy tràn lên những nhành lá, mầm non và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt. B- Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng nhất( Viết chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào bài làm của mình) Câu 1: Đoạn văn trên miêu tả: a. Cảnh vật mùa đông. b. Cảnh vật mùa xuân. c. Cảnh vật mùa đông, mùa xuân. Câu 2: Trong đoạn văn tác giả đã nhân hoá những sự vật: a. Đất, cây, mưa. b. Mùa đông, mặt đất, mưa. c. Đất, cây, mưa, hoa trái. Câu 3: Từ : “Trả nghĩa” trong câu: “Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt.” có nghĩa : a. Cây đền đáp lại ơn nghĩa của cơn mưa. b. Cơn mưa đền đáp lại ơn nghĩa của cây. c. Cây trả lại cho mưa những hoa thơm, trái ngọt. Câu 4: Câu: “Mùa đông xám xịt và khô héo đã qua.” thuộc mẫu câu: a. Ai – Là gì? b. Ai – thế nào? c. Ai – làm gì? II. Tập làm văn A. Cảm thụ: Nêu cảm nhận của em khi đọc câu: “Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức ứ đầy tràn lên những nhành lá, mầm non và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt.” Tập làm văn: Viết một lá thư kể về những nét đáng yêu ở nơi em ở cho một người bạn mới quen và mời bạn về thăm. ---------------------------------------------------------------------------------------------- Đề kiểm tra HSG - Môn Tiếng việt 3 - đề 6 I. Phần đọc hiểu A. Đọc thầm Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. B. Dựa vào nội dung bài đọc chọn câu trả lời đúng nhất(Viết chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào bài làm của mình.) Câu 1: Đoạn văn tả: a. Cây nhãn b. Cây xoài c. Cây sầu riêng Câu 2: Tác giả tả Cây sầu riêng như thế nào? a. khẳng khiu, cao vút, thẳng đuột. b. khẳng khiu, cao vút, cong cong. c. cong cong, uốn lượn, cao vút. Câu 3: Câu : “Khi trái chín, hương toả ngạt ngào.” thuộc mẫu câu: a. Ai – là gì? b. Ai – thế nào? c. Ai – làm gì? Câu 4: Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?” trong câu Khi trái chín, hương toả ngạt ngào.”là: A. Toả b. Toả ngạt ngào c. ngạt ngào II. Phần cảm thụ và tập làm văn A. Cảm thụ: Em có nhận xét gì về cách miêu tả cây sầu riêng của tác giả qua câu: Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. --------------------------------------------------------------------------------------------- Đề kiểm tra HSG - Môn Tiếng việt 3 - đề 7 I. Phần đọc hiểu A. Đọc thầm Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. B. Dựa vào nội dung bài đọc chọn câu trả lời đúng nhất(Viết chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào bài làm của mình.) Câu 1: Đoạn văn tả: a. Cây nhãn b. Cây xoài c. Cây sầu riêng Câu 2: Tác giả tả Cây sầu riêng như thế nào? a. khẳng khiu, cao vút, thẳng đuột. b. khẳng khiu, cao vút, cong cong. c. cong cong, uốn lượn, cao vút. Câu 3: Câu : “Khi trái chín, hương toả ngạt ngào.” thuộc mẫu câu: a. Ai – là gì? b. Ai – thế nào? c. Ai – làm gì? Câu 4: Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?” trong câu Khi trái chín, hương toả ngạt ngào.”là: a. Toả b. Toả ngạt ngào c. ngạt ngào II. Phần cảm thụ và tập làm văn A. Cảm thụ: Em có nhận xét gì về cách miêu tả cây sầu riêng của tác giả qua câu: Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. ---------------------------------------------------------- Đề kiểm tra HSG Tiếng Việt lớp 3 - Đề 8 I. Phần đọc hiểu A. Đọc thầm Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác trong thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. B. Chọn đáp án đúng ( Viết chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào bài làm của mình.) Câu 1: Đoạn văn tả cảnh gì? A. Tả không khí nhộn nhịp, sôi động của một buổi sáng mùa hè trong khu rừng bên con suối. B. Tả không khí nhộn nhịp, sôi động của một buổi sáng mùa hè ở bản làng miền núi. C. Tả không khí nhộn nhịp, sôi động của một buổi sáng mùa đông ở bản làng vùng núi cao. Câu 2: Tác giả sử dụng những âm thanh nào để miêu tả hoạt động của các loài vật. A. phành phạch, lanh lảnh, đều đều. B. lanh lảnh, râm ran, te te. C. ra rả, phành phạch, í ới. Câu 3: “ Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả.” thuộc mẫu câu: A. Ai – là gì? B. Ai – làm gì? C. Ai – thế nào? Câu 4: Từ nào dùng hay nhất trong câu văn trên?vì sao? II. Cảm thụ và tập làm văn Cảm thụ: Câu văn nào góp phần tăng thêm cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của bà con. Tập làm văn: Kể về tấm gương lao động quên mình,thương yêu học trò của cô giáo. Đề kiểm tra HSG Tiếng Việt lớp 3 - Đề 9 I. Phần đọc hiểu A. Đọc thầm Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhành cành khô xơ xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim hoạ mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mướt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm thật tội. Trần Hoài Dương B. Chọn đáp án đúng ( Viết chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào bài làm của mình.) Câu 1: Nội dung đoạn văn trên là: a. Tả những con vật vào mùa đông b. Tả cây cối vào mùa đông. c. Tả khu rừng mùa đông. Câu 2: Các con vật có nói đến trong đoạn văn ( chim, gấu), tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để tả? a. So sánh b. Nhân hoá c. Cả so sánh và nhân hoá Câu 3: Câu : “ Trong hốc cây, mấy gia đình chim hoạ mi, chim gõ kiến ẩn náu.” thuộc mẫu câu nào? a. Ai – làm gì? b. Ai – thế nào? c. Ai – là gì? Bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi “ Ai? Câu 4: Hình ảnh “Bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng như một tráI sim chín.” là tả: a. bác gấu b. lông bác gấu c. da bác gấu II. Cảm thụ và tập làm văn: A. Cảm thụ: Tìm câu văn tả tâm trạng của họ hàng nhà chim. B. Tập làm văn:
Tài liệu đính kèm: