Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Khối 10

docx 25 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 598Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Khối 10
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
-------------------
	ĐỀ CHÍNH THỨC	
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI MÔN: HOÁ HỌC
 (Dành cho học sinh THPT)
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Bài 1 (1,5 điểm).
Cho hợp chất X có dạng AB2, có tổng số proton trong X bằng 18 và có các tính chất sau:
X + O2 Y + Z
X + Y A + Z
X + Cl2 A + HCl
1) Xác định X và hoàn thành các phương trình phản ứng.
2) Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho X lần lượt tác dụng với: dung dịch nước clo; dung dịch FeCl3; dung dịch Cu(NO3)2; dung dịch Fe(NO3)2
Bài 2 (1,0 điểm). X và Y là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính, đều tạo hợp chất với hiđro có dạng RH (R là kí hiệu của nguyên tố X hoặc Y). Gọi A và B lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. Trong B, Y chiếm 35,323% khối lượng. Trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% cần 150 ml dung dịch B 1M. Xác định các nguyên tố X và Y.
Bài 3 (1,0 điểm). Hỗn hợp A gồm Cu và Fe trong đó Cu chiếm 70% về khối lượng. Cho m gam A phản ứng với 0,44 mol HNO3 trong dung dịch, thu được dung dịch B, phần rắn C có khối lượng 0,75m (gam) và 2,87 lít hỗn hợp khí NO2 và NO đo ở (1,2 atm, 270C).
Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, trong B không có muối amoni.
Tính khối lượng muối trong dung dịch B và tính khối lượng m.
Bài 4 (1,5 điểm).
1) Cho 29,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với oxi không khí, sau phản ứng thu được 39,2 gam hỗn hợp A gồm ( CuO, FeO, Fe2O3 và Fe3O4). Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch H2SO4 loãng, dư.
a) Tính số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng
b) Tính khối lượng muối sunfat thu được.
2) Khử hoàn toàn 2,552 gam một oxit kim loại cần 985,6 ml H2(đktc), lấy toàn bộ lượng kim loại thoát ra cho vào dung dịch HCl dư thu được 739,2 ml H2(đktc).
Xác định công thức của oxit kim loại đã dùng?
Bài 5 (1,0 điểm). Hoàn thành các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a) FeS2 + H2SO4 (đ) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
b) Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + N2O + N2 + NH4NO3 + H2O
(biết tỉ lệ mol của N2O : N2 : NH4NO3 là 1 : 1 : 1)
c) Fe3O4 + HNO3 NxOy + 
d) Al + NaNO3 + NaOH + H2O NaAlO2 + NH3
Bài 6 (1,5 điểm). Sục Cl2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch A, hòa tan I2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch B (tiến hành ở nhiệt độ phòng). 
1) Viết phương trình hóa học xảy ra.
2) Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho lần lượt các dung dịch: hỗn hợp HCl và FeCl2, Br2, H2O2, CO2 vào dung dịch A (không có Cl2 dư, chỉ chứa các muối).
Bài 7 (1,5 điểm)
a) Cho 2,25 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 1344 ml (đktc) khí và còn lại 0,6 gam chất rắn không tan. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong A. 
b) Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít SO2 ( đktc) vào 13,95 ml dung dịch KOH 28%, có khối lượng riêng là 1,147g/ml. Hãy tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng
Bài 8 (1 điểm). Khi thêm 1 gam MgSO4 khan vào 100 gam dung dịch MgSO4 bão hoà ở 200C, thấy tách ra một tinh thể muối kết tinh trong đó có 1,58 gam MgSO4. Hãy xác định công thức của tinh thể muối ngậm nước kết tinh. Biết độ tan cuả MgSO4 ở 200C là 35,1 gam trong 100 gam nước.
 _________Hết________
Họ và tên thí sinh .......................................Số báo danh...................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHANH HÓA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2015-2016
 Số báo danh...................... Môn thi: HÓA HỌC Lớp 9 -THCS –
 Đề thi này có 10 câu, gồm 02 trang Ngày thi: 11/03/2016 
 Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,0 điểm) 
1. Viết các phương trình hóa học theo sơđồ (mỗi mũi tên ứng với một phương trình (NH2)2CO(1)→(NH4)2CO3(2)→NH3(3)→N2(4)→Li3N(5)→NH3(6)→NO(7)→NO2(8)→HNO3
2. Trong quá trình sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với các điện cực đều làm bằng than chì. Cực dương của thùng điện phân thường bị mòn dần và tại đó thu được hỗn hợp khí. Cho biết thành phần hỗn hợp khí, giải thích bằng các phương trình hóa học.
Câu 2: (2,0 điểm)Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng nước dư được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Giải thích thí nghiệm trên bằng các phương trình phản ứng
.Câu 3: (2,0 điểm)Xác định chất A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K và viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau
:A + O2→B + CB + O2 →xtto,DD + E→FD + BaCl2+ E →G↓+ HF + BaCl2→G↓+ HH + AgNO3→AgCl + II + A →J + F + NO↑+ EJ + NaOH →Fe(OH)3 + K
Câu 4: (2,5 điểm)
1. Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ (mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học)Metan(1)→ axetilen (2)→ etilen(3)→rượu etylic(4)→axit axetic(5)→etyl axetat
2. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học để giải thích các hiện tượng đó trong các thí nghiệm sau:- Sục khí SO2 cho tới dư vào ống nghiệm đựng nước brom.- Sục khí NH3 cho tới dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.- Nhỏ H2SO4 đặc vào cốc đựng đường mía.- Sục khí etilen vào ống nghiệm đựng dung dịch KMnO4.- Sục khí axetilen vào ống nghiệm đựng AgNO3 (đã cho dư NH3).- Cho benzen vào ống nghiệm đựng dung dịch iot, lắc đều.
Câu 5: (2,5điểm)
1. Chỉ dùng thêm một hóa chất, hãy nhận biết 5 chất rắn: Al, FeO, BaO, Al4C3, ZnO đựng trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
 2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi dùng nước vôi trong dư để loại bỏ mỗi khí độc sau đây ra khỏi không khí bị ô nhiễm: Cl2, SO2, H2S, NO2.
 Câu 6:(2,0 điểm)
1. Chất nào sau đây: CH4O; C2H4O2; CH4; C2H4O khi đốt với cùng khối lượng ban đầu cho tổng lượng sản phẩm cháy nhiều nhất? 
 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh X gồm các chất có CTPT sau: CH4, CH4O, C2H4O và C2H4O2. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào bình đựng 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch có chứa 8,48 gam Na2CO3. Xác định khối lượng bình tăng lên
.Câu 7: (2,0 điểm)Cho 1,02 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, lọc, thu được 1,38 gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm dung dịch NaOH dư vào C, lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 0,9 gam chất rắn D. 1. Tìm nồng độ CM của dung dịch CuSO4.b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Câu 8:(2,0 điểm) Có một hỗn hợp gồm 2 ancol no, đơn chức mạch hở. Nếu đốt cháy m gam hỗn hợp này ta thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 4,7 gam, còn nếu đêm oxi hóa đến các axit tương ứng rồi trung hòa bằng dung dịch xút NaOH 0,1M thì hết 200 ml. Hãy cho biết công thức của 2 ancol, biết rằng một trong 2 axit tạo thành có phân tử khối bằng phân tử khối của một trong 2 ancol ban đầu. Câu 9: (2,0 điểm)Hỗn hợp X gồm Al và FexOy. Nung m gam X trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ tạo ra Fe kim loại). Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần. Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 1,68 lít khí và 12,6 gam chất rắn. Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Sau phản ứng thu được 27,72 lít SO2và dung dịch Z có chứa 263,25 gam muối sunfat. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tìm m và công thức của FexOy. 
Câu 10: (1,0 điểm)
1. Hình trên chứng minh tính chất vật lí gì của khí hiđroclorua?
2.Giải thích hiện tượng trên.
 .....HẾT....
.Cho số hiệu nguyên tử: Na= 11; K=19; Ca=20; Cr=24; Mn=25; Fe=26; Cu=29; Zn=30; O=8Khối lượng mol nguyên tử: H = 1; C = 12; N = 14; O =16; Na = 23; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Ag = 108; 
Chú ý: Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, giám thị không giải thích
Xem nội dung đầy đủ tại:
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 10 ;11
 NĂM HỌC 2016 -2017
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
 Môn: Hóa học 10
---------š&›----------
Thời gian làm bài: 90 phút
 (không kể thời gian giao đề )
Câu 1. (3,0 điểm) 
Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p, n, e bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Xác định vị trí của các nguyên tố M, X trong Bảng tuần hoàn?
Câu 2. (4,0 điểm) Hoàn thành và cân bằng các phản ứng hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
a) Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + N2O + N2 + NH4NO3 + H2O
(biết tỉ lệ mol của N2O : N2 : NH4NO3 là 1 : 2: 1)
b) M2(CO3)n +  HNO3 đặc, nóng  M(NO3)m + NO2 + CO2 + H2O
c) CuFeSx + O2 Cu2O + Fe3O4 + SO2↑ 
d) Fe3O4 + HNO3 NxOy + 
Câu 3. (3,0 điểm)
 Từ KMnO4, NaHCO3, Fe, CuS, NaHSO3, FeS2 và dung dịch HCl đặc có thể điều chế được những khí gì? Viết phương trình hoá học.
Khi điều chế các khí trên thường có lẫn hơi nước, để làm khô tất cả các khí đó chỉ bằng một hoá chất thì nên chọn chất nào trong số các chất sau đây: CaO, CaCl2 khan, H2SO4 đặc, P2O5 , NaOH rắn. Giải thích (Không cần viết phương trình hoá học).
Câu 4. (5,0 điểm)
Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (hóa trị n không đổi). Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư được dung dịch A và V lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn lượng SO2 trên bằng 500 ml dung dịch NaOH 0,2M được dung dịch chứa 5,725 gam chất tan.
Thêm vào m gam X lượng M gấp đôi lượng M ban đầu được hỗn hợp Y. Cho Y tan hết trong dung dịch HCl được 1,736 lít H2 (đktc).
Thêm một lượng Fe vào m gam X để được hỗn hợp Z chứa lượng sắt gấp đôi lượng sắt có trong X. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch B chứa 5,605 gam muối.
a) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính V.
c) Tìm kim loại M và thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong X.
Câu 5. (5,0 điểm) 
Dung dịch X là dung dịch HCl. Dung dịch Y là dung dịch NaOH. Cho 60 ml dung dịch X vào cốc chứa 100 gam dung dịch Y, tạo ra dung dịch chỉ chứa một chất tan. Cô cạn dung dịch thu được 14,175 gam chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thì chỉ còn lại 8,775 gam chất rắn.
a) Tìm nồng độ mol/l của dung dịch X, nồng độ phần trăm của dung dịch Y và công thức của Z.
b) Cho 16,4 gam hỗn hợp X1 gồm Al, Fe vào cốc đựng 840 ml dung dịch X. Sau phản ứng thêm tiếp 1600 gam dung dịch Y vào cốc. Khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 13,1 gam chất rắn Y1. Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X1.
--------------------000--------------------
(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, O =16, Mg=24, Al=27, S=32, Cl=35.5, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Zn=65)
Chú ý: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 -------------------------
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
 LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
 MÔN THI: HÓA HỌC
 Thời gian: 180 phút
 Ngày thi: 5 tháng 4 năm 2013
Câu 1: (2điểm)
1. Một ion M3+ có tổng số hạt (electron, nơtron, proton) bằng 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. 
a. Xác định vị trí (số thứ tự ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn.
b. Viết cấu hình electron của các ion do M tạo ra.
2. Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (trong đó R có số oxi hóa thấp nhất) là a%, còn trong oxit cao nhất là b%. 
a. Xác định R biết a:b=11:4.
b. Viết công thức phân tử, công thức electron, công thức cấu tạo của hai hợp chất trên.
	c. Xác định loại liên kết hóa học của R với hiđro và của R với oxi trong hai hợp chất trên.
Câu 2: (2điểm) 
1. Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa - khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:
	a. FexOy + H2SO4 đ Fe2(SO4)3 +SO2 + H2O
	b. Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
	c. FeS2 + H2SO4 đ Fe2(SO4)3 +SO2 + H2O
	d. Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O
(Biết ở phản ứng d thì tỉ khối của hỗn hợp khí NO và N2O so với hiđro bằng 16,75).
2. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
	a. Sục từ từ khí sunfurơ đến dư vào cốc chứa dung dịch brom.
b. Dẫn khí ozon vào dung dịch KI, chia dung dịch sau phản ứng thành hai phần: phần 1 nhỏ vài giọt dung dịch hồ tinh bột; phần 2 nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein.
Câu 3: (2điểm)
Hỗn hợp bột A chứa Mg và Fe. Cho 3,16 gam hỗn hợp A tác dụng với 250ml dung dịch CuCl2 nồng độ z (mol/lít). Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa, thu được dung dịch B và 3,84 gam chất rắn D. Thêm vào dung dịch B một lượng dư dung dịch NaOH loãng, lọc kết tủa tạo thành, rồi nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 1,4 gam chất rắn E gồm hai oxit kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 
	a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
	b. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A và giá trị z.
Câu 4: (2điểm)
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết các chất ứng với các chữ cái A, B, D, E, G, X, Y, T, Q:
	a. A + H2SO4 đ B+ D + E
	b. E + G + D X + H2SO4
	c. A + X Y + T
	d. A + B Q
	e. G + T X 
2. Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp chứa BaO, MgO và CuO.
Câu 5: (2điểm)
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được 500ml dung dịch Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
Cô cạn phần 1 thu được 31,6 gam hỗn hợp muối khan.
Sục khí clo dư vào phần 2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì thu được 33,375 gam hỗn hợp muối khan.
	a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra.
	b. Tính m và nồng độ mol/lít các chất có trong dung dịch Y.
 ----------------------------Hết----------------------------
Họ và tên thí sinh ...................................................................Số báo danh................
Chữ kí giám thị 1.............................................. Chữ kí giám thị 2.............................
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT 
 NĂM HỌC : 2015-2016
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC 10 – THPT
 Thời gian làm bài : 180 phút
 Sưu tầm và giới thiệu : (không kể thời gian giao đề)
 Trịnh Hồng Dương THCS Hoằng Châu Hoằng Hóa Thanh Hóa
 Đề thi gồm 08 câu trong 02 trang
 Câu 1 (1,0 điểm). Bố trí thí nghiệm như hình sau: KMnO4 rắn Dung dịch HCl đặc Bông tẩm dung dịch KBr đặc Bông tẩm dung dịch KI đặc Hồ tinh bột Nêu hiện tượng và viết các phản ứng xảy ra khi thí nghiệm được tiến hành.
 Câu 2 (1,5 điểm). Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng dư. b) Cho axit sunfuric loãng vào ống nghiệm chứa dung dịch kali clorit, sau đó thêm tiếp vào ống nghiệm vài giọt dung dịch kali iotua. c) Cho từ từ dung dịch natri hiđroxit đến dư vào dung dịch nhôm sunfat. d) Cho axit sunfuric đặc vào cốc có đường saccarozơ (C12H22O11). e) Sục khí cacbonic đến dư vào nước vôi trong. g) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch chứa đồng (II) clorua.
 Câu 3 (1,0 điểm). Không dùng thêm hoá chất nào khác, chỉ dùng cách pha trộn các dung dịch, nêu phương pháp hoá học phân biệt các lọ đựng các dung dịch sau bị mất nhãn (nồng độ các chất khoảng 0,1M): HCl, NaOH, phenolphtalein, NaCl.
 Câu 4 (1,0 điểm). Tổng số hạt proton, nơtron, electron của phân tử XY3 bằng 196; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Cũng trong phân tử XY3 số proton của X ít hơn số proton của Y là 38. a) Tìm XY3. b) Phân tử XY3 dễ dàng đime hóa để tạo thành chất Q. Viết công thức cấu tạo của Q. c) Viết phản ứng xảy ra khi cho hỗn hợp KIO3 và KI vào dung dịch XY3.
 Câu 5 (1,0 điểm). Cho dung dịch chứa 19,0 gam muối clorua của một kim loại hóa trị (II) không đổi tác dụng vừa hết với dung dịch chứa 22,0 gam muối sunfua, thu được 11,6 gam kết tủa. Tìm hai muối đã cho.
 Câu 6 (1,5 điểm). Nguyên tố X là một phi kim. Hợp chất khí của X với hiđro là E; oxit cao nhất của X là F. Tỉ khối hơi của F so với E là 5,0137.
 a) Tìm X.
 b) Hoàn thành sơ đồ sau (biết X3, X4, X6 là muối có oxi của X; X5 là muối không chứa oxi của X; X7 là axit không bền của X). X5 X X1 X2 X3 X4 X7 X6 (6) (1) (2) (3) (5) (4) (9) (8) (7) (10) (12) (11) + Fe
 Câu 7 (2,0 điểm)
. 1. Hoàn tan hết m gam hỗn hợp gồm Fe và một oxit sắt (FexOy) trong 800 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ), thu được dung dịch X và 1,792 lít khí H2 (ở đktc). Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,08 gam kết tủa. Tính m.
 2. A là hợp chất của lưu huỳnh. Cho 43,6 gam chất A vào nước dư được dung dịch B. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch B, thu được kết tủa trắng và dung dịch C. Cho Mg dư vào dung dịch C, thu được 11,2 lít khí ở (đktc). Xác định công thức phân tử của chất A. 
Câu 8 (1,0 điểm). Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. Sau phản ứng, thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,195%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn lại là 21,11%. Tính nồng độ % của các muối có trong dung dịch Y.
 Ghi chú: Thí sinh được dùng bảng tuần hoàn.
 ---------------Hết---------------
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:.............................................................................SBD:................
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA IV KỲ THI KSCL HSG LỚP 10 THPT 
 Năm học 2016-2017
 Môn thi : Hóa học. 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 120 phút
Ngày thi :  (không kể thời gian giao đề) 
 Bài 1 (1,5 điểm). Trong tự nhiên clo có hai đồng vị là 35 17Cl và 37 17Cl với nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Tính thành phần phần trăm về khối lượng 37 17Cl có trong HClO4 (với H là đồng vị 1 1H , O là đồng vị 16 8O). Viết công thức elctron, công thức cấu tạo của HClO4 , số oxi hóa của clo trong hợp chất?
 Bài 2 (2,0 điểm) Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng elctron: 
a) FeS2 + H2SO4®¾¾ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
 b) Mg + HNO3 ®¾¾Mg(NO3)2 + N2O + N2 + NH4NO3 + H2O (biết tỉ lệ mol của N2O : N2 : NH4NO3 là 1 : 1 : 1) 
 c) Fe3O4 + HNO3 NaAlO2 + NH3®¾¾NxOy+..
d) Al + NaNO3 + NaOH + H2O ®¾¾
 Bài 3 (2,5 điểm).
 a/ Chỉ dùng thêm một hóa chất hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ bị mất nhãn sau: KNO3, K2SO4, KOH, Ba(OH)2, H2SO4
 b/ Khi cho chất rắn A tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng sinh ra chất khí B không màu. Khí B tan nhiều trong nước, tạo ra dung dịch axit mạnh. Nấu cho dung dịch B đạm đặc tác dụng với mangan đioxit thì sinh ra khí C màu vàng nhạt, mùi hắc. Khi cho mẩu natri tác dụng với khí C trong bình, lại thấy xuất hiện chất rắn A ban đầu. Các chất A, B, C là chất gì? Viết các phương trình hóa học xảy ra.
 Bài 4 (3,0 điểm).
 a) Cho 2,25 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 1344 ml (đktc) khí và còn lại 0,6 gam chất rắn không tan. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong A.
 b) Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít SO2 ( đktc) vào 13,95 ml dung dịch KOH 28%, có khối lượng riêng là 1,147g/ml. Hãy tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng. 
c) Lấy toàn bộ lượng HCl đã phản ứng ở trên trộn vào V lít dung dịch NaOH 0,2M được dung dịch B. Tính V, biết rằng lượng dung dịch B thu được có thể hòa tan hết 0,51 gam nhôm oxit.
 Bài 5(1,0 điểm). Khi thêm 1 gam MgSO4 khan vào 100 gam dung dịch MgSO4 bão hoà ở 200C, thấy tách ra một tinh thể muối kết tinh trong đó có 1,58 gam MgSO4. Hãy xác định công thức của tinh thể muối ngậm nước kết tinh. Biết độ tan cuả MgSO4 ở 200C là 35,1 gam trong 100 gam nước.
Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn 
Cho: Al = 27; Fe=56; Cu = 64; H=1; Cl=35,5; S=32; O=16; K=39; Mg=24
 _________Hết________ 
Họ và tên thí sinh .......................................Số báo danh................................... Giám thị coi thi không được giải thích thêm 
TRƯỜN

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_khoi_10.docx