Đề thi khảo sát chất lượng lần 2 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 10 thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1228Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng lần 2 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 10 thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng lần 2 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 10 thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
(Đề thi gồm có 02 trang)
ĐỀ THI KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Hóa Học 10
Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Họ và tên thí sinh:Số báo danh..
Câu 1. (1,0 điểm): Có 3 dung dịch không màu mất nhãn sau: HCl, NaOH, NaCl. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch trên?
Câu 2. (2,5 điểm): Sắt là nguyên tố kim loại phổ biến nhất trong vũ trụ và cũng là kim loại được sử dụng nhiều nhất trong đời sống và sản xuất. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắt nằm ở ô số 26.
1. Viết cấu hình electron nguyên tử nguyên tố sắt, các ion Fe2+, Fe3+ và xác định vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn?
2. Trong tự nhiên, sắt có 4 đồng vị bền là 54Fe, 56Fe , 57Fe và 58Fe với phần trăm số nguyên tử tương ứng là: 5,8%; 91,7%; 2,2%; 0,3%.
a. Tính số nơtron trong từng đồng vị?
b. Tính nguyên tử khối trung bình của sắt?
Câu 3. (3,0 điểm): Mưa axit là hiện tượng mà giá trị pH trong nước mưa dưới 5,6 (kiến thức về pH sẽ được học ở chương I, hóa học 11). Đây là hiện tượng rất nguy hại đến môi trường, đến sức khỏe con người, đến hệ thống cơ sở hạ tầng và đến việc bảo tồn các di tích lịch sử...Nguyên nhân gây mưa axit chủ yếu do các khí SO2 và NO2 (được sinh ra do cháy rừng, núi lửa phun trào, nhưng phần lớn được sinh ra trong quá trình xả thải của các nhà máy). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành axit H2SO4 và HNO3. Khi trời mưa, các hạt axit này sẽ lẫn vào nước mưa và tạo mưa axit. Quá trình hình thành H2SO4 và HNO3 trong mưa axit có thể được biểu diễn bằng các phản ứng sau:
* Quá trình hình thành H2SO4.
1. S + O2 to SO2
2. 2SO2 + O2 to 2SO3.
3. SO3 + H2O H2SO4
* Quá trình hình thành HNO3.
4. N2 + O2 to 2NO
5. 2NO + O2 2NO2
6. 3NO2 + H2O 2HNO3 + NO
1. Trong các phản ứng trên: Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử, phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa – khử? Xác định chất oxi hóa, chất khử trong từng phản ứng?
2. Các công trình làm bằng kim loại như săt, đồngsẽ bị bào mòn nhanh chóng bởi mưa axit. Hãy cân bằng một số phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong quá trình trên bằng phương pháp thăng bằng electron?
a. Fe + HNO3 ⟶ Fe(NO3)3 + NO + H2O.
b. FexOy + HNO3 ⟶ Fe(NO3)3 + NO + H2O.
c. Cu + HNO3 ⟶ Cu(NO3)2 + NO + H2O.
Câu 4. (1,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 100 gam đá vôi (CaCO3) vào dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch chứa m gam muối và V lít khí CO2 ( ở 25oC và 1 atm). Viết phương trình hóa học xảy ra và tính các giá trị của m và V?
Câu 5. (2,5 điểm): Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất khí của X với hiđro (hợp chất Y) thì X chiếm 97,26% về khối lượng.
1. Xác định nguyên tố X? 
2. Dự đoán loại liên kết trong các phân tử: X2, HX, NaX?
3. Viết công thức phân tử oxit cao nhất của X và hiđroxit tương ứng?
4. R là kim loại thuộc nhóm IIA. Cho 4,8 gam R tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch Y 14,6% (chỉ xảy ra phản ứng của kim loại với axit), sau phản ứng hoàn toàn thu được khí H2 và dung dịch Z.
a. Xác định kim loại R?
b. Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch Z?
.Hết.
Lưu ý: 
* Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm
* Học sinh được sử dụng các thông tin sau:
- NTK của nguyên tử các nguyên tố: H =1; C =12; N=14; O=16; F=19; Mg=24; Cl=35,5; Ca=40; Ba=137).
- Hằng số khí: R = 0,082 (atm.lít/mol.K)
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
(Đáp án gồm có 02 trang)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Hóa Học 10
Câu
Đáp án
Thang điểm
Câu 1
(1,0 điểm)
Trích ở mỗi dung dịch một ít hóa chất làm mẫu thử.
Cho quỳ tím vào từng mẫu thử:
- Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ là: Dung dịch HCl
- Mẫu nào làm quỳ tím hóa xanh là: Dung dịch NaOH
- Mẫu nào không làm quỳ tím đổi màu là: Dung dịch NaCl
1,0 điểm (Thiếu 1 chất trừ 0,5 điểm, thiếu 2 chất trừ 0,75 điểm)
Câu 2
(2,5 điểm)
1. * Cấu hình electron: 
- 26Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2
0,25 điểm
- Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6
0,25 điểm
- Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5
0,25 điểm
* Vị trí: Fe thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB
0,5 điểm
2.a. 
Đồng vị
54Fe
56Fe
57Fe
58Fe
Số nơtron
28
30
31
32
0,5 điểm
b. AFe =54.5,8+56.91,7+57.2,2+58.0,3100=55,912(u)
0,75 điểm
Câu 3
(3,0 điểm)
1. 
1. S + O2 ⟶ SO2
Là phản ứng oxi hóa – khử: S là chất khử; O2 là chất oxi hóa
0,25 điểm
2. 2SO2 + O2 ⟶ 2SO3.
Là phản ứng oxi hóa – khử: S là chất khử; O2 là chất oxi hóa
0,25 điểm
3. SO3 + H2O ⟶ H2SO4
Không phải phản ứng oxi hóa – khử
0,25 điểm
4. N2 + O2 ⟶ 2NO
Là phản ứng oxi hóa – khử: N2 là chất khử; O2 là chất oxi hóa
0,25 điểm
5. 2NO + O2 ⟶ 2NO2
Là phản ứng oxi hóa – khử: NO là chất khử; O2 là chất oxi hóa
0,25 điểm
6. 3NO2 + H2O ⟶ 2HNO3 + NO
Là phản ứng oxi hóa – khử: NO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa
0,25 điểm
2. 
a. Fe + 4HNO3 ⟶ Fe(NO3)3 + NO + 2H2O.
0,5 điêm
b. 3FexOy + (12x-2y)HNO3 ⟶ 3xFe(NO3)3 + (3x-2y)NO + (6x-y)H2O.
0,5 điêm
c. 3Cu + 8HNO3 ⟶ 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
0,5 điêm
Câu 4
(1,0 điểm)
Phương trình phản ứng: CaCO3 + 2HNO3 ⟶ Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Theo phương trính: nCa(NO3)2 = nCO2 = nCaCO3 = 1 mol
0,5 điểm
⇒ mCa(NO3)2 = 164.1 = 164 gam
0,25 điểm
⇒ VCO2 = 1.298.0,0821 = 24,436 lít
0,25 điểm
Câu 5
(2,5 điểm)
1. Công thức của Y là HX
Ta có : MXMX + 1 = 0,9726 ⇒ MX = 35,5 ( X là nguyên tố Clo)
0,25 điểm
2. Xác định loại liên kết:
- Cl2: Liên kết cộng hóa trị không cực
0,25 điểm
- HCl: Liên kết cộng hóa trị có cực
0,25 điểm
- NaCl: Liên kết ion
0,25 điểm
3. Công thức oxit cao nhất của Clo : Cl2O7
0,25 điểm
 Công thức hiđroxit tương ứng: HClO4
0,25 điểm
4. Ta có: nHCl = 100.14,6100.36,5 = 0,4 mol
Phương trình phản ứng: R + 2HCl ⟶ RCl2 + H2
a. Theo phương trình: nR = nRCl2 = nH2 = 12nHCl = 0,2 mol
.⇒ MR = 24 ( R là nguyên tố Magie)
0,5 điêm
b. mMgCl2 = 95.0,2 = 19 gam.
mdd sau pư = mdd HCl + mMg – mH2 = 100 + 4,8 – 2.0,2 = 104,4 gam
0,25 điểm
Vậy : %mMgCl2 = 19104,4.100% = 18,2%
0,25 điểm
Lưu ý: 
Thí sinh làm cách khác đúng vẫn được tối đa số điểm
Câu 3.2: Học sinh viết đủ các quá trình oxi hóa, quá trình khử và cân bằng đúng sẽ được 0,5 điểm/1 phương trình. Nếu cân bằng sai không có điểm, nếu viết thiếu các quá trình sẽ trừ 0,25 điểm/1 phương trình
MA TRẦN ĐỀ THI KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: HÓA HỌC 10
Nội dung
kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở
mức cao hơn
TL
TL
TL
TL
1.	Cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
0,75 điểm
2,0 điểm
0,5 điểm
3,25 điểm
32,5%
2.	Liên kết hóa học
0,75 điểm
0,75 điểm
7,5%
3.	Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử
0,75 điểm
0,75 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
3,0 điểm
30%
4.	Bài tập nhận biết
1,0 điểm
1,0 điểm
10%
5.	Bài tập muối tác dụng với axit
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
1,0 điểm
10%
6.	Bài tập kim loại tác dụng với axit
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
10%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Phần trăm
2,5 điểm
25%
2,0 điểm
20%
3,75 điểm
37,5%
1,75 điểm
17,5%
5 câu
10 điểm
100%

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_khao_sat_chat_luong_lop_10_lan_2_nam_hoc_20152016.doc