Chuyên đề bài tập về đơn chất và hợp chất của Halogen

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3635Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề bài tập về đơn chất và hợp chất của Halogen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề bài tập về đơn chất và hợp chất của Halogen
8.Chuyên đề bài tập về đơn chất và hợp chất của Halogen 
1.Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai? 
	A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo. B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot. 
	C. Tính khử của ion Br−lớn hơn tính khử của ion Cl.−	D. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl
 2.10a Câu 3: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là 
	A.kali và bari. 	B. liti và beri. 	C. natri và magie. 	D. kali và canxi.
3.10a Câu 49: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là 
	A.3/14. 	B. 4/7. 	C. 1/7. 	D. 3/7.
4.09a Câu 7: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là 
	A.KMnO4. 	B. MnO2. 	C. CaOCl2. 	D. K2Cr2O7.
5.09a Câu 8: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là: 
	A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. 	B. FeS, BaSO4, KOH. C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.
6.09a Câu 22: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là 
	A.4,48. 	B. 3,36. 	C. 2,24. 	D. 1,12.
7.09a Câu 42: Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là 
	A.2,80 lít. 	B. 1,68 lít. 	C. 4,48 lít. 	D. 3,92 lít.
8.08aCâu 4: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
	A.0,23. 	B. 0,18. 	C. 0,08. 	D. 0,16.
9.08a Câu 7: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
	A.57 ml. 	B. 50 ml. 	C. 75 ml. 	D. 90 ml.
10.08a Câu 20: Cho các phản ứng sau: 4HCl + MnO2 →MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 2HCl + Fe →FeCl2 + H2. 
	6HCl + 2Al →2AlCl3 + 3H2. 14HCl + K2Cr2O7 →2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. 
	16HCl + 2KMnO4 →2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
	A.2. 	B. 1. 	C. 4. 	D. 3.
11.07a Câu 11: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
	A.V = 22,4(a - b). 	B. V = 11,2(a - b). 	C. V = 11,2(a + b). 	D. V = 22,4(a + b).
12.07a Câu 43: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
	A. điện phân nóng chảy NaCl.	B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
	C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.	D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
13.Cd11 Câu 2: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là 
	A.0,10. 	B. 0,05. 	C. 0,02. 	D. 0,16.
14.Cd11Câu 16: Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hóa trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là 
	A.Ba. 	B. Be. 	C. Mg. 	D. Ca.
15.Cd11Câu 40: Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là: 
	A.HI, HCl, HBr. 	B. HCl, HBr, HI. 	C. HI, HBr, HCl. 	D. HBr, HI, HCl.
16.Cd11Câu 43: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và K vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được (m + 31,95) gam hỗn hợp chất rắn khan. Hoà tan hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch Z. Cho từ từ đến hết dung dịch Z vào 0,5 lít dung dịch CrCl3 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là 
	A.54,0 gam. 	B. 20,6 gam. 	C. 30,9 gam. 	D. 51,5 gam.
17.Cd11Câu 48: Khí nào sau đây không bị oxi hoá bởi nước Gia-ven? 
	A.SO2. 	B. CO2. 	C. HCHO. 	D. H2S.
18.Câu 50: Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của Z gồm: 
	A.Fe2O3, CuO. 	B. Fe2O3, CuO, Ag. 	C. Fe2O3, Al2O3. 	D. Fe2O3, CuO, Ag2O.
19.10cdCâu 1: Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V là 
	A.0,448. 	B. 0,224. 	C. 1,344. 	D. 0,672.
20. 09cd Câu 8: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là 
	A. Na2SO3 khan. 	B. dung dịch NaOH đặc. 	C. dung dịch H2SO4 đậm đặc . 	D. CaO .
21.09cd Câu 24: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là 
	A.2,16. 	B. 5,04. 	C. 4,32. 	D. 2,88.
22.09cd Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là 
	A.Mg. 	B. Ca.	C. Be.	D. Cu.
23.09cd Câu 35: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3? 
	A.Fe, Ni, Sn. 	B. Al, Fe, CuO. 	C. Zn, Cu, Mg. 	D. Hg, Na, Ca.
24.Cd08Câu 34: X là kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kim loại X là
	A.Ba. 	B. Ca.	 C. Sr. 	D. Mg.
25.Cd08Câu 44: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
	A.38,93 gam. 	B. 103,85 gam. 	C. 25,95 gam. 	D. 77,86 gam.
26.Cd08Câu 52: Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:
	X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2; Y + XCl2 → YCl2 + X.
	Phát biểu đúng là:
	A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.	B. Kim loại X khử được ion Y2+.
	C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.	D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2 +.
27.Cd07Câu 6: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là 
	A. 0,75M. 	B. 1M. 	C. 0,25M. 	D. 0,5M.
28.Cd07Câu 33: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
	A.Mg. 	B. Zn. 	C. Al. 	D. Fe.
29.Cd07Câu 42: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là 
	A.24,24%. 	B. 11,79%. 	C. 28,21%. 	D. 15,76%.
30.11bCâu 21: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: 3717Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 3517Cl .Thành phần % theo khối lượng của 3717 Cl trong HClO4 là.
	A.8,43%. 	B. 8,79%. 	C. 8,92%. 	D. 8,56%.
31.10bCâu 4: Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch 
	A.Pb(NO3)2. 	B. NaHS. 	C. AgNO3. 	D. NaOH.
32.10b Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là 
	A.Mg và Ca. 	B. Be và Mg. 	C. Mg và Sr. 	D. Be và Ca
33.10b Câu 46: Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
	A.76,755. 	B. 73,875. 	C. 147,750. 	D. 78,875.
34.09b Câu 16: Cho các phản ứng sau: 
	(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O. 	(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O. 
	(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O. 	(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2. 
	Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là 
	A. 2. 	B. 3. 	C. 1. 	D. 4. 
35.09b Câu 24: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là 
	A. 58,2%.	 B. 41,8%. 	C. 52,8%. 	D. 47,2%. 
36.09b Câu 50: Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là 
	A.57,4. 	B. 28,7. 	C. 10,8. 	D. 68,2.
37.09b Câu 55: Khi hoà tan hoàn toàn 0,02 mol Au bằng nước cường toan thì số mol HCl phản ứng và số mol NO (sản phẩm khử duy nhất) tạo thành lần lượt là 
	A.0,03 và 0,02. 	B. 0,06 và 0,01. 	C. 0,03 và 0,01. 	D. 0,06 và 0,02. 
38.08bCâu 1: Cho biết các phản ứng xảy ra sau:
	2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 Phát biểu đúng là:
	A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br -. 	B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.
	C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+. 	D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.
39.08b Câu 12: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là
	A. 9,75. 	B. 8,75. 	C. 7,80. 	D. 6,50.
40.08b Câu 24: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là
	A. Na. 	B. K. 	C. Rb. 	D. Li.
41.07b Câu 14: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là (cho Cl = 35,5; K = 39)
	A. 0,24M. 	B. 0,48M. 	C. 0,4M. 	D. 0,2M.
42.07b Câu 17: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là 
	A. Be và Mg. 	B. Mg và Ca. 	C. Sr và Ba. 	D. Ca và Sr.
43.09cd Câu 22: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y có tỉ lệ số mol Fe2+ và Fe3+ là 1 : 2. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cô cạn phần một thu được m1 gam muối khan. Sục khí clo (dư) vào phần hai, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m2 gam muối khan. Biết m2 – m1 = 0,71. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là 
	A.240 ml. 	B. 80 ml. 	C. 320 ml. 	D. 160 ml.
44.12A Hỗn hợp X có khối lượng 82,3 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KCl trong X là
	A. 25,62%.	B. 12,67%.	C. 18,10%.	D. 29,77%.
45.12A Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300 ml hoặc 700 ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là
	A. 23,4 và 56,3.	B. 23,4 và 35,9.	C. 15,6 và 27,7.	D. 15,6 và 55,4.
45.12B Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z,
thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là
	A. 51,72%.	B. 76,70%.	C. 53,85%.	D. 56,36%.
47.12B Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
	A. 16,0.	B. 18,0.	C. 16,8.	D. 11,2
48.12B Nung nóng 46,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M (loãng). Để hòa tan hết phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,9.	B. 1,3.	C. 0,5.	D. 1,5.
49. Cd12Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có oxi), thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:Cho phần 1 vào dung dịch HCl (dư) thu được 7,84 lít khí H2 (đktc);Cho phần 2 vào dung dịch NaOH (dư) thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
	A. 42,32%.	B. 46,47%.	C. 66,39%.	D. 33,61%.
50.Cd12Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 1) tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là
	A. 12,8.	B. 19,2.	C. 9,6.	D. 6,4.
 51.Cd12Cho phản ứng hóa học: 3Cl2 + 6KOH 	 5 KCl + KClO3 + H2O	Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tủ clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là
	A. 3 : 1.	B. 1 : 3.	C. 5 : 1.	D. 1 : 5.
52.Cd12Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,7 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 9,09 gam muối. Khối lượng Al trong 2,7 gam X là bao nhiêu?
	A. 0,54 gam	B. 0,81 gam	C. 0,27 gam	D. 1,08 gam
51 (A 13): Hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại X vào bằng dung dịch HCL, thu được 1,064 lít khí H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Kim loại X là
	A. Al.	B.Cr.	C. Mg.	D. Zn.
52(A14). Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là : 
	A. 32,65	B. 31,57	C. 32,11	D. 10,80.
53(A14). Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau : FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là:A. 1	B. 4	C. 2	D. 3.
Câu 39(A14). Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là : 
	A. 0,3	B. 0,4	C. 0,2.( = 0,2M)	D. 0,1
54 (b 13): Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
	A. NaF.	B. CH4.	C. H2O.	D. CO2.
55(b12): Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
	A. 80	B.160	C. 60	D. 40
56(b13): Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ. Hòa tan hoàn toàn 1,788 gam X vào nước, thu được dung dịch Y và 537,6 ml khí H2 (đktc). Dung dịch Z gồm H2SO4 và HCl, trong đó số mol của HCl gấp hai lần số mol của H2SO4. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch Z tạo ra m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
	A. 4,656	B. 4,460	C. 2,790	D. 3,792
57(b14). Cho sơ đồ phản ứng sau:
R + 2HCl(loãng) RCl2 + H2.
2R + 3Cl2 2RCl3.
R(OH)3 + NaOH(loãng) → NaRO2 + H2O
Kim loại R là
	A. Cr	B. Al	C. Mg	D. Fe
58(b14). Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl.
Khí Cl2 sinh ra thường có lẫn hơi nước và hidroclorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
	A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
	B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
	C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
	D. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
59(2015): Hoà tan hoàn toàn m gam Na vào 1 lít dung dịch HCl a M, thu được dung dịch A và a(mol) khí thoát ra .Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch A là :
A. Fe , AgNO3 , Na2CO3 , CaCO3.	B. AgNO3, Al, Al2O3, NaHSO4
C. Mg , ZnO , Na2CO3 , NaOH.	D. Al , BaCl2 , NH4NO3 , Na2HPO3
60(2015): Cho từ từ V lít dung dịch Na2CO3 1M vào V1 lít dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít CO2 ở đktc. Cho từ từ V1 lít HCl 1M vào V lít dung dịch Na2CO3 1M thu được 1,12 lít CO2 ở đktc. Giá trị của V và V1 lần lượt là
A. 0,2lít; 0,25lít.	B. 0,25lít; 0,2lít.	C. 0,15lít; 0,2lít.	D. 0,2lít; 0,15lít.
61(2015): dd NaCl 
dd H2SO4 đặc
Dd HCl đặc
Bình tam giac khô và sạch để thu khí Clo
MnO2
Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:
Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl bảo hoà.
B. Khí Clo thu được trong bình tam giác là khí Clo khô.
C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3
D. Có thể thay H2SO4 đặc bằng CaO và thay dung dịch NaCl bằng dung dịch NaOH

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong halogen trong de DH 2007-2015.doc