BÀI TẬP VỀ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH Bài 1: Có hai dung dịch HNO3 40%(d =1,25) và 10%(d=1,06). Cần lấy mỗi dung dịch bao nhiêu ml để pha thành 2 lít dung dịch HNO315%(d=1,08) Bài 2: Cho 20 gam muối khan NaCO3 vào 120 ml nước cất. Lắc bình cho NaCO3 tan dần người ta thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch thu được. Bài 3: Cho 1.36 g hỗn hợp A gồm bột sắt kim loại và magie vào 400ml dung dịch CuSO4 chưa biết nồng độ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được chất rắn B cân nặng 1.84 g và dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch xút dư khi có mặt không khí, sau đó lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được hỗn hợp oxit cân nặng 1,2 g. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hốn hợp ban đầu và nồng độ mol của dung dịch CuSO4. Biết hiệu suất phản ứng đạt 100%. Bài 4: Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch HCl có nồng độ 36%(d=1,19) để pha thành 5 lít dung dịch HCl 0,5 M. Bài 5: Hòa tan 10,6 g muối khan NaCO3 vào một lượng nước để tạo thành dung dịch có nồng độ 10,6%. Tính khối lượng nước cần dùng. Cũng hòa tan một lượng NaCO3 như trên vào một thể tích nước để tạo thành một dung dịch có nồng độ 0,2M. Tính thể tích nước. Biết 1 gam NaCO3 khi hòa tan vào nước chiếm thể tích 0,5ml. Bài 6: Phải hòa tan thêm bao nhiêu gam KOH nguyên chất vào 1200 gam dung dịch KOH 12 % để có dung dịch 20%? Bài 7:Cần phải dung bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 có tỉ khối d =1,04 và bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d =1,28. Bài 8: Trộn 2 lít dung dịch HCl 4M vào 1 lít dung dịch 0,5 M. Tính nồng độ mol của dung dịch muối. Bài 9: Trộn 150 gam dung dịch NaOH 10% vào 460 gam dung dịch NaOH x% để tạo thành dung dịch 6%. Tính x ? Bài 10: Trộn 0,5 lít dung dịch NaCl d =1,01 vào 100 gam dung dịch NaCl 10% d =1,1. Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn. Bài 11:Hòa tan 1 mol NaOH rắn vào dung dịch NaOH 0,5M để thu được dung dịch có nồng độ 1,5M. Tính thể tích dung dịch NaOH. Biết rằng khi cho NaOH rắn vào nước cứ 20 gam làm tăng thể tích 5 ml. Bài 12: Cần bao nhiêu mol NaOH rắn và bao nhiêu lít NaOH 0,5M để pha được 12 lít dung dịch NaOH 2M. Biết ddd2M = 1,05. Bài 13: Đun 35,1 gam NaCl với H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao. Khí sinh ra cho vào 78,1 ml nước tạo thành dung dịch A Tính C% và CM của dung dịch A với d = 1,2 Lấy một nửa dung dịch A trung hòa hết 100 ml dung dịch NaOH d=1,05. Tính CM, C% của dung dịch NaOH và dung dịch sau phản ứng. Bài 14: Có 16 ml dung dịch HCl x(M) (dung dịch A). Thêm nước vào dung dịch A cho đến thể tích toàn bộ dung dịch là 200 ml. Lúc này CM của dung dịch mới là 0,1. Tìm x ? Lấy 10 ml dung dịch A trung hòa vừa hết V lít dung dịch KOH 0,5M.Tính V, CM của dung dịch sau phản ứng. Trộn hai dung dịch A và B theo tỉ lệ thể tích là 3/5. CM của dung dịch sau khi trộn là 3M. Tính CM của hai dung dịch A, B.Biết CM của dung dịch A gấp 2 lần của dung dịch B.
Tài liệu đính kèm: