Bài tập ôn tập thi học kì I - Hoá học 10 ( năm học 2015 - 2016)

docx 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1349Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập thi học kì I - Hoá học 10 ( năm học 2015 - 2016)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập ôn tập thi học kì I - Hoá học 10 ( năm học 2015 - 2016)
 Trường THPT Trần Văn Bảo BÀI TẬP ÔN TẬP THI HỌC KÌ I- HOÁ HỌC 10( Năm học 15-16)
Dạng 1. Xác định các loại hạt, số hiệu nguyên tử, số khối,cấu hình e và vị trí của nguyên tố trong BTH
Câu 1. Viết cấu hình e của các nguyên tố có Z lần lượt bằng 12, 18, 21, 24, 26, 29, 30, 35, 47 và xác định vị trí trong BTH. Cho biết tính chất hóa học cơ bản của chúng
Câu 2: Một nguyên tử R có tổng số các hạt là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 25 hạt. 
a) Tính số p, số khối
b) Xác định vị trí của trong bảng tuần hoàn rồi gọi tên R?
Câu 3.Nguyên tử X có tổng số hạt là 52 và có số khối là 35. Tìm số hạt nơtron, proton, electron của X. Viết cấu hình e va cho biết nguyên tử là kim loại, phi kim hay khí hiế
Câu 4: Cho A và B là 2 nguyên tố thuộc cùng một nhóm và ở 2 chu kì liên tiếp nhau trong tuần hoàn. Tổng số p trong 2 hạt nhân nguyên tử A và B là 32. Xác định tên A, B và viết cấu hình electron của chúng?
Câu 5.Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2p6.
a. Viết cấu hình electron 
b. R thuộc chu kỳ nào? Nhóm nào? Nguyên tố gì? 
c. Tính chất hoá học đặc trưng nhất của R là gì? 
d. Anion X- có cấu hình electron giống R+. Hỏi X là nguyên tố gì? Viết cấu hình electron của nó
Câu 6. Cation X2+ và ani on Y- đều có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p6
a. Viết cấu hình e và xác định vị trí của X, Y trong BTH
b. Cho biết tính chất hóa học cơ bản của X, Y
c. Viết CTPT hợp chất tạo bởi X, Y và cho biết kiểu liên kết trong phân tử
Câu 7: Một nguyên tố gồm 2 đồng vị có số nguyên tử tỉ lệ với nhau là 27:23. hạt nhân đồng vị thứ nhất chứa 35 proton và 44 nơtron. hạt nhân đồng vị 2 chứa nhiều hơn 2 nơtron. Xác định khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố trên?
Dang 2. Quy luật biến đổi tuần hoàn
Câu 8: Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 3, 11, 12, 13. Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn và sắp xếp chúng theo chiều tính kim loại tăng dần?
Câu 9: Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14, 17. Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn và sắp xếp chúng theo chiều tính phi kim loại tăng dần?
Câu 10: Cho biết R có Z = 35.
a) Xác định vị trí của R trong bảng tuần hòan, công thức oxit cao nhất, hidroxit cao nhất, hợp chất với H và tính chất của các hợp chất này? 
b) So sánh tính chất của hợp chất của R với các hợp chất của 2 nguyên tố trên và dưới R trong cùng nhóm.
Câu 11. Cho c ác nguy ênt ố có Z = 12. 14, 17.19. So sánh độ âm điện của chúng
Dạng 3. Liên kết hóa học
Câu 12. Cho các chất sau: Cl2, NH3, NaCl, MgCl2, CH4, CO2, C2H2, C2H4, C2H6, CaO, H2O, H2S, CH3OH, C2H5OH
a. Chỉ ra những chất nào có liên kết ion. Viết sơ đồ hình thành liên kết
b. Những chất nào có liên kết cộng hóa trị. Viết công thức e, công thức cấu tạo
Dạng 4. X ác định tên nguyên tố
Câu 13. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Tìm R.
Câu 14. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 82,35 % về khối lượng. Tìm R.
Câu 15. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH2. Trong oxit cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi là 2 : 3. Tìm R.
Câu 16. Oxit cao nhất của R với O là RO2. Trong hợp chất khí của R với H thì R chiếm 75% về khối lượng. Xác định tên R
Câu 17 : Khi cho 3,33 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước thì có 0,48 gam hidro thoát ra. Hãy cho biết tên kim loại kiền đó?
Câu 18: Khi cho 0,6 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng với nước thì có 0,336 lít khí  hidro thoát ra ở đktc. Gọi tên kim loại đó?
Câu 19. Cho 4,8 g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng với dd HCl thì cần vừa đủ 500 ml dd HCl 0,8M . Sau phản ứng thu được V lít H2 ở đktc và dd chứa m gam muối
Xác định tên kim loại
B. tính V và m
Câu 20.Thiết lập các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
Chỉ rõ chất khử. Ôxi hoá trong mỗi phản ứng 
1.NH3+ Cl2 ® N2+ HCl 2. NH3+ O2 ® NO+ H2O
3. Al+ Fe3O4 ® Al2O3+ Fe 4. MnO2+ HCl ® MnCl2+ Cl2+ H2O
 5. HCl+ KMnO4 MnCl2 + KCl + Cl2 + H2O 6. Cu + HNO3 ® Cu(NO3)2 + NO­ + H2O
 7. Zn + HNO3 ® Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O 8.Al+ HNO3 ® Al(NO3)3 + N2O­ + H2O
 9.Al + H2SO4 (đặc) ® Al2(SO4)3 + SO2­ + H2O
10.KMnO4+ FeSO4 + H2SO4 ® MnSO4 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
11.K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 ® Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
 12. H2O2 + KMnO4 + H2SO4 ® O2 + MnSO2 + K2SO4 + H2O
 13..Cl2 + KOH KClO3 + KCl + H2O
 14. Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + NO­ + N2O­ + H2O Với tỉ lệ thể tích = 3 : 1
15. FexOy + H2SO4 đặc, nóng ® Fe2(SO4)3 + SO2­ + H2O
 16.Fe + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NmOn­ + H2O
17. FexOy + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NmOn­ + H2O
18.FeS + H2SO4 đặc, nóng ® Fe2(SO4)3 + SO2­ + H2O
19.FeS2 + HNO3 ® H2SO4 + Fe(NO3)3 + NO­ + H2O
20.FeS2 + O2 ® Fe2O3 + SO2­ (Fe : +2 trong FeS2)
21. As2S3 + HNO3 + H2O ® H2SO4 + H3AsO4 + NO2­ + H2O
 22. KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2­
ĐỀ THI SỐ 1
I. Trắc nghiệm (4đ) Hãy chọn 1 đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm của mình
1. Nguyên tử của nguyên tố hoá học X được cấu tạo bởi 36 hạt, số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Số khối A là:A. 23	B. 24	 C. 25	 D. 26
2. Cấu hình đúng của nguyên tố có Z = 29 và vị trí trong bảng tuần hoàn:
A. 1s22s22p63s23p6 4s23d9, nhóm IX	 B. 1s22s22p63s23p6 3d94s2, nhóm IIA
C. 1s22s22p63s23p6 3d94s24p63d3, nhóm IIIB D. 1s22s22p63s23p6 3d104s1, nhóm IB.
3. Dãy gồm những phân tử tạo bởi liên kết cộng hoá trị là: 
A. CH4 ; NH3 ; CO2 ; NaCl; HCl; K2O B. NaCl; HCl; K2O; SO3 ; N2; CaO
C. CH4 ; NH3 ; CO2 ; HCl; SO3 ; N2 D. CH4 ; NH3 ; CO2 ; HCl, NH4Cl
4. A, B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp của bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng ZA + ZB = 32. ZA và ZB lần lượt là:
A. 7 và 25	 B. 12 và 20	 C. 15 và 17	 D. 8 và 14.
5 . Trong chu kì từ trái sang phải theo chiều điện tích hạt nhân Z tăng dần:
A.Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm B. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng
C.Tính kim loại tăng, tính phi kim tăng	D.Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm
6. Nguyên tố X tạo ra oxit cao nhất có công thức là XO3. Trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Hãy cho biết % X trong hợp chất khí của X với hiđro.
A. 81,6%	B. 87,5%	C. 94,1%	D. 91,2%
 7.
Số oxi hóa của lưu huỳnh (S) trong H2S, SO2, SO32-, SO42- lần lượt là ? 
A.
-2, +4, +6, +8.
B.
-2, +4, +4, +6.
C.
+2, +4, +8, +10.
D.
0, +4, +3, +8.
8. Trong pt HCl+ KMnO4 MnCl2 + KCl + Cl2 + H2O. Hệ số cân bằng của axit là
10 B. 16 C. 12 D. 8
II. Tự luận.(6đ)
1. Viết cấu hình e của các nguyên tử có Z lần lượt =18, 26, 35 và cho biết số e lớp ngoài cùng, xác định vị trí của chúng trong BTH
2. Cân bằng các phản ứng hóa học sau bằng phương pháp cân bằng e và cho biết chất khử, chất oxi hóa trong mỗi phản ứng
a. Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + NO + H2O
b. MnO2+ HCl MnCl2 + Cl2 + H2O
c. KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 Fe2 (SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
d. M + HNO3 M(NO3)n + NxOy + H2O
 3 : Khi cho 4,6 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước thì có 2,24 lít khí H2 thoát ra ở đktc
Hãy cho biết tên kim loại kiền đó?
Tính V H2SO4 0,5 M cầ để trung hòa hết dd sau phản ứng
ĐỀ THI SỐ 2
I: TRẮC NGHIỆM ( 3điểm)
Câu 1. Ion có 18 electron và 16 nơtron. Vậy hạt nhân nguyên tử X có số proton và nơtron lần lượt là
A. 15 và 16 	B. 18 và 16 C. 21 và 16 	 D. 16 và 16
Câu 2. Nguyên tử R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là . Công thức hợp chất khí đối với hiđro và oxit cao nhất của R là.A. NH5, N2O5 	 B. NH3; N2O3 C. PH3, P2O5 	 D. PH3, P2O3
Câu 3. Anion X – và cation Y+ có cấu hình electron giống nguyên tử Ne. Điều kết luận nào dưới đây luôn đúng?
A. Nguyên tử X và Y có cùng số proton.B. Nguyên tố X và Y thuộc cùng một chu kì.
C. Nguyên tử Y có nhiều hơn nguyên tử X là 2e. D. Nguyên tử X có nhiều hơn nguyên tử Y là 2e.
Câu 4. Nguyên tố X hợp với H tạo thành hợp chất XH4. Oxit cao nhất của X chứa 53,33% oxi về khối lượng. Nguyên tử khối của X l à A. 28 	 B. 27 	 C. 32 	 D. 12
Câu 5. Trong nguyên tử hạt mang điện là
 A. chỉ có hạt proton. B. chỉ có hạt electron. 
 C. Hạt nơtron và electron 
 D. hạt electron và proton.
Câu 6. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử gồm:
A. Electron, proton, nơtron B. Proton, nơtron C. Electron, proton D. Electron, nơtron
Câu 7. Nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp p là 7. Số hiệu nguyên tử của Y là
A. 12 	 B. 13 	 C. 7	 D. 11
Câu 8. Nguyên tố X có hai đồng vị, chúng khác nhau về:
 A. Số hiệu nguyên tử. B. Số khối. C. Số proton trong hạt nhân. D. Số electron.
 Câu 9. Một ion có 18 electron và 17 proton thì điện tích của ion đó là
 A. 17+ 	 B. 18- C. 1- 	 D. 1+
Câu 10. Cho các nguyên tố có số hiệu nguyên tử sau : 25,10,13,15,17,20, 30. Số nguyên tố là kim loại là:
 A. 2	 B. 1 	 C. 3 	 D. 4
Câu 11. Nguyên tử của nguyên tố X có số hiệu nguyên tử Z=28. Nguyên tố X thuộc loại
	 A. Nguyên tố d 	 B. Nguyên tố s	 C. Nguyên tố p 	 D. Nguyên tố f
Câu 12. Trong tự nhiên nguyên tử kẽm có hai đồng vị: và , nguyên tử khối trung bình của kẽm là 65,41. Vậy thành phần phần trăm về số nguyên tử của các đồng vị và lần lượt là:
	A. 41% và 59% 	B. 59% và 41%	C. 65% và 35% 	D. 65% và 41%
II. TỰ LUẬN ( 7 điểm) 
C âu 1. Cation X+ , Y 2+, anion Z-, lần lượt có cấu hình e lớp ngoài cùng la: 3s23p6, 3d6, 2s22p6.Vi ết cấu hình e của X, Y Z và xác định v ị tr í c ủa ch úng trong BTH
Câu 2	Lập phương trình của các phản ứng oxi hóa–khử theo các sơ đồ cho dưới đây và xác định vai trò của từng chất trong mỗi phản ứng:
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O + NO
CuO + NH3 → Cu + N2 + H2O
 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2­
 FeS + H2SO4 đặc, nóng ® Fe2(SO4)3 + SO2­ + H2O
Câu 3. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất khí với hiđro, H chiếm 17,65 % về khối lượng. Tìm R.
ĐỀ THI SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Hãy chọn một đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm của mình
Câu 1. Nguyên tử R có Z= 15. Công thức hợp chất khí đối với hiđro và oxit cao nhất của R là.
A. RH5, R2 O5 	 B. RH3; R2O3 C. RH3 , R2 O5 	 D. RH3 , RO3
Câu 2: Chất ôxi hóa là chất
A. nhận electron và số oxi hóa tăng	B. nhận electron và số oxi hóa giảm
C. cho electron và số oxi hóa tăng	D. cho electron và số oxi hóa giảm
Câu 3: Các liên kết trong phân tử H2S thuộc loại liên kết
A. cho–nhận	B. ion
C. cộng hóa trị phân cực	D. cộng hóa trị không phân cực
Câu 4: Cho các nguyên tố sau: 12X, 11Y, 13Z, Chọn cách sắp xếp theo chiều tăng dần (từ trái sang phải) tính kim loại đúng trong các câu sau:
A. Y < X < Z	B. Z < Y < X	 C. Z < X < Y 	 D. Y < Z< X.
Câu 5. Nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp p là 7. Số hiệu nguyên tử của Y là
A. 13 	 B. 12	 C. 7	 D. 11
Câu 6. Cho 4 nguyên tố: K (Z = 19), Mn (Z = 25), Cu (Z = 29), Cr (Z = 24). Nguyên tử của nguyên tố nào có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1 ?
A. K, Mn, và Cr B. K, Mn và Cu	 C. Mn, Cu và Cr D. K, Cu và Cr.
Câu 7. Hợp chất khí với Hiđro của một nguyên tố có dạng RH4. Ôxit cao nhất của nguyên tố này chứa 53,3% Ôxi về khối lượng. Nguyên tử khối của R là:
A.12 B. 28	 C. 207 	 D. 32.
Câu 8. Nguyên tử X có Z= 12 và nguyên tử Y có Z= 17. Hợp chất hình thành giữa 2 nguyên tử này có thể là 
A. X2Y với liên kết cộng hóa trị. B. XY2 với liên kết ion. 
C. XY với liên kết ion. D. X3Y2 với liên kết cộng hóa trị
Câu 9. Hợp chất nào sau đây chứa liên kết ion.
A.SO2 B. CO2 C.CH4 D.MgO 
Câu 10. Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH ® KCl + KClO3 + H2O
Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tủ clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là
A. 5 : 1. B. 1 : 3. C. 3 : 1.	D. 1 : 5.
Câu 11. Phản ứng không phải pư oxh khử:	
A. 2Fe+3Cl2→2FeCl3	 B. 4Fe(OH)2+O2→2Fe2O3+4H2O
C. 2Na+2H2O→2NaOH+H2 D. 2NaHCO3→Na2CO3+H2O+CO2
Câu 12. Ion R+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Vị trí của R trong HTTH là:
A. chu kỳ 3, nhóm IA	 B. chu kỳ 2, nhóm IIA 
C. chu kỳ 2, nhóm VIIA	 D. chu kỳ 3, nhóm VIIA
II. TỰ LUẬN( 7 điểm)
 Câu 1( 2 điểm)
Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt là 24. Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó có số proton bằng số nơtron. 
a.Xác định nguyên tố Y. 
bViết cấu hình e xác định vị trí va cho biết nguyên tử là kim loại, phi kim hay khí hiếm
Câu 2. ( 3 điểm)
Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp cân bằng e, xác định rõ chất khử, chất oxi hóa trong mỗi phản ứng.
Cu + HNO3 ® Cu(NO3)2 + NO­ + H2O
Al + H2SO4 ® Al2(SO4)3 + SO2­ + H2O
NH3 + Cl2 ® N2­ + HCl
FeS2 + HNO3 ® H2SO4 + Fe(NO3)3 + N xOy­ + H2O
Câu 3 ( 2 điểm) Hòa tan 10,4 (g) hỗn hợp A gồm 2 kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm II A bằng dd HCl vừa đủ được 6,72 (l) khí (đkc) và dung dịch B
a) Tìm tên hai kim loại.
b) Tính % theo khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp A

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_hki_hoa_10_co_dap_an.docx