Bài tập hóa học lớp 11 (ban cơ bản) Chuyên đề: Cấu hình electron và bảng tuần hoàn

pdf 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1623Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập hóa học lớp 11 (ban cơ bản) Chuyên đề: Cấu hình electron và bảng tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập hóa học lớp 11 (ban cơ bản) Chuyên đề: Cấu hình electron và bảng tuần hoàn
Khoá học Luyện đề Nâng cao môn HOÁ HỌC 2015 LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
Làm việc đừng mong dễ thành công. Vì nếu dễ thành công thì bản thân thường KIÊU NGẠO 
Bài 1: Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 34. 
a. Hãy xác định tên nguyên tố, vị trí của nguyên tố trong BTH 
b. Viết cấu hình electron. 
c. Xác định tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó. 
Bài 2: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt 
mang điện là 22 
a. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối, vị trí và tên nguyên tố. 
b. Viết cấu hình electron của nguyên tử X và các ion tạo thành từ X. 
Bài 3: Tổng số hạt proton, notron, electron trong một nguyên tử A là 16, trong nguyên tử B là 58. Tìm số 
proton, notron và số khối của các nguyên tử A, B. 
Bài 4: Cho S có Z = 16. Viết cấu hình electron của S. Viết cấu hình electron của ion S2– ; S6+ ; S4+ . Từ đó giải 
thích vì sao lưu huỳnh có cả tính khử và cả tính oxy hoá nhưng S2– chỉ có tính khử. 
Bài 5: Ba nguyên tố X, Y, Z cùng chu kì có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu nguyên tử của Y bằng trung 
bình cộng của X và Z. 3 nguyên tố này hầu như không phản ứng với H2O ở điều kiện thường 
a. Viết cấu hình e và xác định vị trí của X, Y, Z. 
b. So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của X, Y, Z. 
c. So sánh tính bazơ của các hiđroxit của X, Y, Z. 
Bài 6: Cho các nguyên tố: Na, K, Al, Mg, S, P, Cl. 
a. Hãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều tính kim loại tăng dần, giải thích 
b. Sắp xếp các nguyên tố theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử 
c. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hiđroxit của các nguyên tố. 
Bài 7: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron như sau: 1s22s22p63s23p6. 
a. Cho biết vị trí của R trong bảng HTTH. 
b. Những ion nào có cấu hình electron như trên. 
Bài 8: A và B là hai nguyên tố ở cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng HTTH. Tổng số 
proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Hãy viết cấu hình electron của A , B và của các ion 
mà A và B có thể tạo thành. 
Bài 9: Oxit của một nguyên tố ứng với công thức là R2O5. Hợp chất của nguyên tố đó với H có 8,82% H về 
khối lượng. Xác định R. 
Bài 10: Hợp chất khí với H của một nguyên tố ứng với công thức RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3%O. Gọi 
tên nguyên tố đó. 
Bài 11: M thuộc nhóm IIIA. Trong oxit bậc cao nhất của M, oxi chiếm 47,05% khối lượng. X thuộc nhóm VIA, 
trong oxit bậc cao nhất, X chiếm 40% về khối lượng. Xác định tên của nguyên tố M và X. Viết CTPT của các 
oxit trên. 
Bài 12: Nguyên tử nguyên tố X có số e ở mức năng lượng cao nhất là 4p5, tỉ số giữa số hạt không mang điện và 
số hạt mang điện là 0,6429. 
a. Tìm số điện tích hạt nhân, số khối của X. 
BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 11 (BAN CƠ BẢN) 
CHUYÊN ĐỀ: CẤU HÌNH ELECTRON VÀ BẢNG TUẦN HOÀN 
Bài tập có 18 Bài gồm 02 trang 
Thời gian làm bài: 120 phút 
Khoá học Luyện đề Nâng cao môn HOÁ HỌC 2015 LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
Làm việc đừng mong dễ thành công. Vì nếu dễ thành công thì bản thân thường KIÊU NGẠO 
b. Nguyên tử nguyên tố R có số notron bằng 57,143% số p của X. Khi cho R tác dụng với X thì thu được hợp 
chất RX2 có khối lượng gấp 5 lần khối lượng R đã phản ứng. Viết cấu hình e nguyên tử của R và phản ứng giữa 
R với X. 
c. Nguyên tử nguyên tố X có số khối nhỏ hơn 36 và tổng số hạt cơ bản là 52. Tìm số p, n và suy ra X. 
Bài 13: Nguyên tố X có tổng số oxi hóa dương cao nhất và số oxi hóa âm là 4, viết các công thức cấu tạo của X 
với H, O. 
Bài 14: Một hợp chất B được tạo bởi một kim loại hóa trị II và một phi kim hóa trị I. Tổng số hạt trong phân tử 
B là 290. Tổng số hạt không mang điện là 110. Hiệu số hạt không mang điện giữa phi kim và kim loại là 70. Tỉ 
lệ số hạt mang điện của kim loại so với phi kim trong B là 2/7. Tìm A, Z của kim loại và phi kim trên. 
Bài 15: 
a. Viết cấu hình electron của các ion Fe2+, Fe3+, S2–, Ni và Ni2+ biết S ở ô 16, Fe ở ô 26 và Ni ở ô thứ 28 trong 
bảng tuần hoàn. 
b. Trong các cấu hình electron sau, hãy chỉ ra điểm sai ở mỗi cấu hình. Viết lại cho đúng mỗi cấu hình trên. Mỗi 
cấu hình đúng đó là cấu hình của nguyên tử nào. Hãy viết một phương trình phản ứng chứng minh tính chất hoá 
học điển hình của nguyên tử nguyên tố đó. 
c. Viết cấu hình electron của Cu (Z = 29); Cr (Z = 24), và xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 
Bài 16: Nguyên tử X, anion Y–, cation Z+ đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. 
a. Viết cấu hình electron đầy đủ và sự phân bố electron vào các obitan trong nguyên tử X, Y, Z 
b. X, Y, Z là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? 
c. Hãy cho biết vị trí của X, Y, Z trong bảng hệ thống tuần hoàn. 
d. Giữa Y và X có khả năng hình thành liên kết gì khi cho chúng hoá hợp với nhau? Giải thích? 
Bài 17: Nguyên tố A không phải là khí hiếm , nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là 3px.Nguyên tử 
nguyên tố B có phân lớp electron ngoài cùng là 3sy. 
a. Nguyên tố nào là kim loại là phi kim. 
b. Xác định cấu hình. 
Bài 18: X là nguyên tố thuộc nhóm A(X2 là chất khí ở nhiệt độ thường), hợp chất với hidro có dạng XH3. 
Electron cuối cùng trên nguyên tử X có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5. 
a. Xác định nguyên tố X, viết cấu hình electron của nguyên tử. 
b. Ở điều kiện thường XH3 là một chất khí. Viết công thức cấu tạo, dự đoán trạng thái lai hoá của nguyên tử 
trung tâm trong phân tử XH3, oxit bậc cao nhất, hiđroxit bậc cao nhất của X. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfCAU_HINH_ELECTRON_VA_BANG_TUAN_HOAN.pdf