Bài tập cấu tạo nguyên tử - Môn hóa học lớp 10

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1415Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cấu tạo nguyên tử - Môn hóa học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cấu tạo nguyên tử - Môn hóa học lớp 10
Câu 1: Trong tự nhiên, Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl, trong đó đồng vị chiếm 35Cl 75% về số đồng vị. Phần trăm khối lượng của 35Cl trong KClO4 là ( cho : K=39, O=16) :
A. 21,43%	B. 7,55%	C. 18,95%	D. 64,29%
Câu 2: (A-2012). Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của 
R+(ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là
A. 10.	B. 11.	C. 22.	D. 23.
Câu 3: (A-2013). Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s22s22p53s2.	B. 1s22s22p63s1	C. 1s22s22p63s2.	D. 1s22s22p43s3
Câu 4: (B-2013). Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm ( ) lần lượt là
A. 13 và 14.	B. 13 và 15.	C. 12 và 14.	D. 13 và 13.
Câu 5: (CĐ 2013) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là
A. 7.	B. 6.	C. 8.	D. 5.
Câu 6: Nguyên tử nguyên tố X có e ở mức năng lượng cao nhất là 4s. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp e ngoài cùng là 3p. Tổng số e ở phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Biết X và Y dễ dàng phản ứng với nhau. Hợp chất giữa X và Y có dạng:
A. XY2	B. XY	C. X3Y2	D. X2Y
Câu 7: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np3. trong hợp chất khí của nguyên tố X với Hiddro, X chiếm 82,35% khối lượng. Thành phần % của X trong oxit cao nhất:
A. 25,92	B. 30,43	C. 46,66	D. 29,52
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số e trong các phân lớp P là 7. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện của X là 8. Hợp chất giữa X và Y có công thức:
A. X2Y3	B. X3Y	C. X4Y3	D. XY3
Câu 9: Tổng số hạt p, n, e trong ion đơn nguyên tử X3+ có 37 hạt. Chỉ ra phát biểu đùng về X:
A. X có 3e độc thân ở lớp ngoài cùng.
B. X thuộc nhóm IIA.
C. Có thể điều chế X bằng phương pháp nhiệt luyện.
D. Dung dịch XCln có pH < 7
Câu 10: Hai nguyên tử X, Y của các nguyên tố thuộc 2 nhóm A liên tiếp. Tổng số hạt mang điện trong hạt nhân của X và Y bằng 23. Biết ở trạng thái cơ bản nguyên tử X có 3 e độc thân ở lớp ngoài cùng và X, Y dễ dàng phản ứng với nhau. Vậy Y là nguyên tố nào:
A. Cacbon	B. Silic	C. Oxi	D. Lưu huỳnh
Câu 11: Ch Ion . Trong đó nguyên tử X có tổng số e ở phân lớp p = 10 và ZX – ZY = 8. Tổng số e trong ion là:
A. 20	B. 46	C. 50	D. 48
Câu 12: Nguyên tố X có 2 đồng vị. Tổng số hạt mang điện trong hạt nhân của 2 đồng vị là 70 hạt. Đồng vị (I) có 44 nơtron, đồng vị (II) có nhiều hơn đồng vị I là 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là 79,92. Thành phần % số nguyên tử của đồng vị (I) là:
A. 75%	B. 54%	C. 27%	D. 50%
Câu 13: Kim loại X có bán kính nguyên tử gần đúng là 0,125nm. Biết trong tinh thể các nguyên tử chỉ chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của X là 7,2 g/cm3. Nếu coi nguyên tử có dạng hình cầu thì X là(1nm = 10-7cm, áp dụng CT: ) :
A. Cr(52) B. Cu(64) C. Zn(65) D. Ag(108)	
Câu 14: Nguyên tố cacbon có 2 đồng vị . Nguyên tố Oxi có 3 đồng vị , , . Có bao nhiêu loại phân tử CO2 có thể tạo thành từ các đồng vị trên:
A. 18	B. 9	C. 12	D. 16
Câu 15: Cho Cr(Z= 24), Fe(Z= 26), Cu(Z= 29). Chỉ ra cấu hình e viết sai:
A. Fe2+: [Ar]3d54s1	B. Cr: [Ar]3d54s1	C. Cu: [Ar]3d104s1	D. Fe3+: [Ar]3d5.
Câu 16: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).
D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
Câu 17: (ĐH - KB – 2011) Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là
A. [Ar]3d9 và [Ar]3d3.	B. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2.
C. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2 .	D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3.
Câu 18: (ĐH - KB – 2011) Trong tự nhiên Clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là . Thành phần % theo khối lượng của trong HClO4 là
A. 8,43%.	B. 8,79%.	C. 8,92%.	D. 8,56%.
Câu 19: (ĐH - KB – 2010) Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
A. [Ar]3d54s1.	B. [Ar]3d64s2.	C. [Ar]3d64s1.	D. [Ar]3d34s2.
Câu 20: (ĐH - KA – 2010) Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: 
 , , ?
A. X và Z có cùng số khối.
B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.
C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
D. X và Y có cùng số nơtron.

Tài liệu đính kèm:

  • docBT_cau_tao_nguyen_tu.doc