Đề thi đề nghị chọn học sinh giỏi khu vực duyên hải bắc bộ năm 2013 - 2014

doc 37 trang Người đăng tranhong Lượt xem 7802Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi đề nghị chọn học sinh giỏi khu vực duyên hải bắc bộ năm 2013 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi đề nghị chọn học sinh giỏi khu vực duyên hải bắc bộ năm 2013 - 2014
SỞ GD & ĐT TỈNH HÒA BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HOÀNG VĂN THỤ
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HSG 
KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ 
NĂM 2013-2014
Môn: Hoá học – Lớp 10
 (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1(2,0 đ): CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ HẠT NHÂN 
Câu 1.1 (1,0 đ): Những nguyên tử hydro ở trạng thái cơ bản bị kích thích bởi tia UV có l = 97,35 nm. Số lượng tử chính của trạng thái kích thích này là bao nhiêu ? Khi những nguyên tử hydro bị khử trạng thái kích thích đó thì chúng có thể phát ra những bức xạ có bước sóng (tính bằng nm) là bao nhiêu ? Cho h=6,63.10-34J.s; c=3.108 m.s-1; Hằng số Ritbe RH= 1,097.107m-1.
Câu 1.2 (1,0 đ): Một trong các chuỗi phân hủy phóng xạ tự nhiên bắt đầu với 232Th90 và kết thúc với đồng vị bền 208Pb82.
1. Hãy tính số phân hủy b xảy ra trong chuỗi này.
2. Trong toàn chuỗi, có bao nhiêu năng lượng (MeV) được phóng thích.
3. Hãy tính tốc độ tạo thành năng lượng (công suất) theo watt (1W = Js-1) sản sinh từ 1,00kg 232Th (t1/2=1,40.1010 năm).
4. 228Th là một phần tử trong chuỗi thori, thể tích của heli theo cm3 tại 0oC và 1atm thu được là bao nhiêu khi 1,00g 228Th (t1/2 = 1,91 năm) được chứa trong bình trong 20,0 năm? Chu kỳ bán hủy của tất cả các hạt nhân trung gian là rất ngắn so với 228Th.
5. Một phân tử trong chuỗi thori sau khi tách riêng thấy có chứa 1,50.1010 nguyên tử của một hạt nhân và phân hủy với tốc độ 3440 phân rã mỗi phút. Chu kỳ bán hủy tính theo năm là bao nhiêu?
Cho các khối lượng nguyên tử cần thiết là:
4He2 = 4,00260u ; 208Pb82 = 207,97664u ; 232Th90 = 232,03805u
1u = 931,5MeV/c2 ; 1MeV = 1,602.10-13J ; NA = 6,022.1023mol-1.
Thể tích mol của khí lý tưởng tại 0oC và 1atm là 22,4 lít.
Câu 2 (2,0 đ): LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ
1 (1,0 đ).Các nguyên tử C, N, O có thể sắp xếp theo ba thứ tự khác nhau để tạo ra ba anion CNO-, CON- và NCO-
a. Viết công thức Lewis cho các cách sắp xếp nguyên tử như trên.
b. Với cách sắp xếp trên hãy:
i. Tìm điện tích hình thức của mỗi nguyên tử.
ii. Sắp xếp độ bền của ba anion trên. Giải thích?
2 (0,5 đ). So sánh và giải thích bán kính của các nguyên tử và ion sau: Cs+, As, F, Al, I-, N
3 (0,5 đ). Dựa vào cấu tạo hãy so sánh độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 và trong ion . 
CÂU 3 (2,0 đ): NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Câu 3.1(1,0 đ): Cho các dữ kiện nhiệt động sau:
C2H5OH (l)
O2 (k)
CO2 (k)
H2O (l)
DHo298 (kcal/mol)
0,00
-94,05
-68,32
So298(cal/mol.K)
32,07
49,00
51,06
16,72
C2H5OH (l) + 3O2 (k) ® 2CO2(k) + 3H2O (l) DH = -326,7 kcal
C (gr) ® C (k)	DH = 171,37 kcal/mol
C2H5OH (l) ® C2H5OH (k) DH = 9,4 kcal/mol
H2 (k) ® 2H (k) DH = 103,25 kcal/mol
EC-C = 83,26 kcal/mol; EC-H = 99,5 kcal/mol; 
EC-O = 79,0 kcal/mol.
O2 (k) ® 2O(k) DH = 117,00 kcal/mol
Tính hiệu ứng nhiệt đẳng tích phản ứng đốt cháy C2H5OH (l), sinh nhiệt tiêu chuẩn của C2H5OH (l) và năng lượng liên kết O-H trong C2H5OH.
Tính hằng số cân bằng của phản ứng đốt cháy C2H5OH ở 298K. Từ giá trị thu được hãy nhận xét về mức độ tiến triển của phản ứng.
Câu 3.2 (1,0 đ). Cho phản ứng :
	CaCO3(r) à CaO(r) + CO2(k)
Cho biết : ở 298oK, Hopư = +178,32 kJ ; So = +160,59 J/K
1. Phản ứng có tự diễn biến ở 25oC không ? Khi tăng nhiệt độ, G của phản ứng sẽ thay đổi như thế nào?
2. Phản ứng có tự diễn biến ở 850oC không ?
CÂU 4 (2,0 điểm): ĐỘNG LỰC HỌC 
Phản ứng oxi hoá ion I- bằng ClO- trong môi trường kiềm diễn ra theo phương trình:	
ClO- + I- Cl- + IO- (a) và tuân theo định luật tốc độ thực nghiệm v = k[ClO-][I-][OH-]-1.
Cho rằng phản ứng (a) xảy ra theo cơ chế: ClO- + H2O HClO + OH- nhanh; 
	 I- + HClO HIO + Cl- chậm;
	 OH- + HIO H2O + IO- nhanh.
1. Cơ chế trên có phù hợp với thực nghiệm động học hay không?
2. Khi [I-]0 rất nhỏ so với [ClO-]0 và [OH-]0 thì thời gian để nồng độ I- còn lại 6,25% so với lúc ban đầu sẽ gấp bao nhiêu lần thời gian cần thiết để 75% lượng I- ban đầu mất đi do phản ứng (a)?
CÂU 5 (2,0 điểm): CÂN BẰNG HÓA HỌC
Người ta có thể điều chế hiđro rất tinh khiết từ metan và hơi nước (đây là một quá trình cân bằng).Trong quá trình này cacbon oxit được sinh ra và có thể phản ứng với hơi nước ở bước tiếp theo.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế hiđro từ metan và hơi nước.
2. Cho các số liệu thực nghiệm sau để tính Kp. Biết ở 1000C nước ở trạng thái hơi và đơn vị áp suất là bar. Giả sử ∆H0 và ∆S0 không đổi trong khoảng nhiệt độ từ 298K đến 373K
H2
H2O
CO
CH4
∆H0(kJ/mol)
0
-242
-111
-75
∆S0 (kJ/mol.K)
0,131
0,189
0,198
0,186
Cp (kJ/mol.K)
0,029
0,034
0,029
0,036
Trong bình phản ứng có chứa 6,40kg CH4, 7,2kg H2O, 11,2kg CO, 2,4kg H2 ở 1000C. Dung tích bình V=3,00m3.
3. Cho biết chiều dịch chuyển cân bằng của phản ứng tại thời điểm trên.
Metan và hiđro đem trộn với tỉ lệ 1:1 và cho vào một bình kín, đun nóng đến 9000C. Với chất xúc tác phản ứng đạt nhanh tới trạng thái cân bằng với áp suất chung là 20 bar.
4. Tính Kp ở 9000C (giả sử Cp không phụ thuộc vào nhiệt độ)
5. Tính phần trăm CH4 đã phản ứng ở 9000C.
CÂU 6 (2,0 điểm): CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH AXIT-BAZƠ
Câu 6.1 (1,0 đ): Dung dịch A gồm Fe(NO3)3 0,05 M; Pb(NO3)2 0,10 M; Zn(NO3)2 0,01 M.
1. Tính pH của dung dịch A.
2. Sục khí H2S vào dung dịch A đến bão hoà ([H2S] = 0,10 M), thu được hỗn hợp B. Những kết tủa nào tách ra từ hỗn hợp B?
Cho: Fe3+ + H2O FeOH2+ + H+ lg*β1 = -2,17
	 Pb2+ + H2O PbOH+ + H+ lg*β2 = -7,80
 	 Zn2+ + H2O ZnOH+ + H+ lg*β3 = -8,96
 	 ; ở 25 oC: 
	 pKS(PbS) = 26,6; pKS(ZnS) = 21,6; pKS(FeS) = 17,2. (pKS = -lgKS, với KS là tích số tan).
Câu 6.2 (1,0 đ). Axit butanoic là một đơn axit có Ka=1,51.10-5. Một mẫu 35,00ml dung dịch axit butanoic nồng độ 0,500M được chuẩn độ bởi dung dịch KOH nồng độ 0,200M.
1. Tính nồng độ ion H+ trong dung dịch axit butanoic ban đầu.
2. Tính pH của dung dịch thu được sau khi thêm 10,00ml dung dịch KOH.
CÂU 7 (2,0 điểm): CÂN BẰNG HÒA TAN
1. Tích số tan của AgCl ở 250C là 1,56.10-10. Tính độ tan của AgCl ra g.l-1 ở 250C trong nước nguyên chất.
2. Thêm 50 ml dung dịch HCl 1M vào 950 ml dung dịch AgCl bão hoà thu được dung dịch A. Tính:
a) pH của dung dịch A.	
b) độ tan của AgCl trong dung dịch A. từ đó hãy so sánh độ tan của AgCl trong 2 trường hợp.
3. Khi thêm NH3 vào dung dịch AgCl, độ tan của AgCl tăng một cách đáng kể do có sự tạo phức.
	Ag+ + 2NH3 D Ag(NH3)2+	(1)
Biết rằng độ tan của AgCl tỷ lệ với nồng độ amoniac thêm vào như sau: S (mol/l) : CNH3(mol/l) = 1 : 20.
a) Tính K của phản ứng (1).	
b) Tính độ tan của AgCl trong dung dịch amoniac 2M.
CÂU 8 (2,0 điểm): PHẢN ỨNG OXIHÓA-KHỬ, THẾ ĐIỆN CỰC, PIN ĐIỆN
Câu 8.1 (1,25 đ): Cho giản đồ thế khử chuẩn của Mn trong môi trường axit:
+1,7V
+1,23V
1. Tính thế khử chuẩn của cặp:và 
2. Hãy cho biết các tiểu phân nào không bền với sự dị phân. Hãy tính hằng số cân bằng của các phản ứng dị phân đó.
Câu 8.2 (0,75 điểm) :
1. Hãy biểu diễn sơ đồ pin, tính sức điện động của pin và viết phương trình phản ứng xảy ra trong pin (khi pin hoạt động) được tạo thành từ các cặp điện cực và ở điều kiện chuẩn.
2. Tính nồng độ các ion còn lại trong dung dịch khi pin ngừng hoạt động. Giả sử nồng độ ban đầu của ion có trong dung dịch làm điện cực pin đều bằng 0,010M (Bỏ qua quá trình thuỷ phân của các ion).
Cho , , , , tại 250C
CÂU 9 (2,0 điểm): TINH THỂ
Câu 9.1 (1,25 đ): Mạng tinh thể lập phương tâm diện đã được xác lập cho nguyên tử Đồng (Cu). Hãy:
1. Vẽ cấu trúc mạng tế bào cơ sở và cho biết số nguyên tử Cu chứa trong tế bào sơ đẳng này.
2. Tính cạnh lập phương a () của mạng tinh thể biết rằng nguyên tử đồng có bán kính bằng 1,28 .
3. Xác định khoảng cách gần nhất giũa hai nguyên tử đồng trong mạng.
4. Tính khối lượng riêng của Đồng theo g/cm3
	Cho: Cu = 64; NA = 6,023 . 1023 mol-1
Câu 9.2 (0,75 đ): Một hợp kim vàng - bạc tương ứng với một thành phần đặc biệt ( dung dịch rắn) và kết tinh dưới dạng lập phương tâm diện với hằng số mạng thu được bằng phương pháp nhiễu xạ tia X là 4,08 . Biết trong hợp kim, vàng chiếm 0,1 phần khối lượng.
1. Tính hàm lượng phần trăm của vàng trong hợp kim
2. Xác định khối lượng riêng của hợp kim khảo sát
Cho: H = 1; Au = 197; Ag = 108; NA = 6,02.1023mol-1
CÂU 10 (2,0 điểm): HALOGEN-OXI, LƯU HUỲNH
(Học sinh làm 1 trong 2 câu 10.1 hoặc 10.2)
Câu 10.1 (2,0 đ): Một hợp chất gồm 2 nguyên tố halogen có công thức XYn. Cho 5,2 gam hợp chất trên tác dụng với khí SO2 dư trong nước theo sơ đồ phản ứng sau:
XYn+ H2O + SO2 ® HX + HY + H2SO4
 Dung dịch thu được cho phản ứng với dung dịch Ba(NO3)2 dư thì thu được 10,5 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được hỗn hợp kết tủa 2 muối bạc.
1.Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2.Đề nghị công thức phân tử của hợp chất đầu.
Biết rằng sai số trong thực nghiệm khoảng 1%.
Câu 10.2 (2,0 đ): 
1. Để oxihoa hết 2,16 gam một oxit của kim loại R cần dùng 0,015 mol H2SO4 trong dung dịch H2SO4 (đậm đặc, nóng).
a. Định công thức oxit.
b. Nếu hoà tan lượng oxit trên trong dung dịch H2SO4 (lỏng, dư), khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu ?
2. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam một sunfua kim loại R có hoá trị không đổi thu được chất rắn A và khí B. Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối X có nồng độ 33,33%. Làm lạnh xuống tới nhiệt độ thấp tách ra 15,625 gam tinh thể T, phần dung dịch bão hoà lúc đó có nồng độ 22,54%. Xác định công thức của T.
3. Biết nhiệt độ sôi của CS2 là 46,20oC, hằng số nghiệm sôi của nó là 2,37. Hoà tan 1,024 gam lưu huỳnh vào 20 gam CS2 thì nhiệt độ sôi của dung dịch thu được là 46,67oC. Hãy cho biết công thức phân tử của đơn chất lưu huỳnh (Ms = 32).
SỞ GD & ĐT TỈNH HÒA BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HOÀNG VĂN THỤ
ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỀ NGHỊ CHỌN HSG 
KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ (1)
NĂM 2013-2014
Môn: Hoá học – Lớp 10
 (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1
1.1a
Ta có năng lượng của mỗi photon là: ΔE= h.c.RH.(1/n2 -1/n’2)
0,5đ
1.1b
Khi bị khử kích thích: 
n = 4 → n = 1: E4 – E1 = 
n = 4 → n = 2: E4 – E2 = 
n = 4 → n = 3: E4 – E3 = 
0,5 đ
1.2a
1. A = 232 – 208 = 24 và 24/4 = 6 hạt anpha.
Như vậy điện tích hạt nhân giảm 2.6 = 12 đơn vị, nhưng sự khác biệt về điện tích hạt nhân chỉ là 90 – 82 = 8 đơn vị. Nên phản có 4 hạt beta bức xạ.
0,2 đ
1.2b
2. Năng lượng phóng thích Q = [m(232Th) – m(208Pb) – 6m(4He)].c2 = 42,67MeV. 
0,2 đ
1.2c
3. 1,00kg có chứa = nguyên tử
	Hằng số phân hủy của 232Th
Mỗi phân hủy giải phóng 42,67MeV 
	Công suất = 4,08.106.42,67.1,602.10-13 = 2,79.10-5W. 
0,2 đ
1.2d
4. 
Chu kỳ bán hủy của những hạt trung gian khác nhau là khá ngắn so với 228Th.
	Số hạt He thu được:
	NHe = 9,58.1020.20.5 = 9,58.1022 hạt 
 VHe = 3,56.103cm3 = 3,56 lít. 
0,2 đ
1.2e
5. A = l.N
	 năm.
0,2 đ
Câu 2
2a
1. ( 1,0 điểm)
a. ( 0,25 điểm)
 Viết công thức Lewis cho Ba anion CNO-, CON- và NCO-
b. ( 0,75 điểm)
i. (0,5 điểm)
Điện tích hình thức của mỗi nguyên tử.
-1 +1 -1	 	 -1 +2 -2	0	0 -1
ii. (0,5 điểm)
 Ion NCO- bền nhất vì điện tích hình thức nhỏ nhất.
Ion CON- kém bền nhất vì điện tích hình thức lớn nhất.
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
2b
2. (0,5 điểm) 
Bán kính của các nguyên tử và ion: Cs+As>Al> N>F
Nguyên tử Al có bán kính lớn hơn nguyên tử F do nguyên tử Al nằm ở chu kì dưới và bên trái nguyên tử F trong BHTTH.
As có bán kính lớn hơn nguyên tử Al do As thuộc chù kì dưới.
Cs+  và I- có cùng cấu hình electron, nhưng anion có kích thước lớn hơn anion nên kích thước I- > Cs+
I- > As do I nằm ở chu kì dưới so với As trong BTTH.
N >F do N nằm ở bên trái F trong cùng một chu kì.
Kết luận: Kích thước nguyên tử F là nhỏ nhất, kích thước ion I- là lớn nhất, ngoại trừ Cs+. Chúng ta có thể sắp xếp theo chiều giảm kích thước như sau: Cs+As>Al> N>F, và Cs+< I-
0,5 đ
2c
3. (0,5 điểm)
So sánh độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 và trong ion . 
Độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 ngắn hơn trong ion vì trong phân tử BF3 liên kết B-F có một phần liên kết p bổ trợ nhờ sự xen phủ của một trong 3 obital p của 3 nguyên tử F với obital p trống của nguyên tử B, do đó liên kết B-F trong phân tử BF3 mang một phần tính chất của liên kết kép. Trong ion liên kết B-F thuần tuý là liên kết đơn.
0,5 đ
Câu 3
3a
Phản ứng: C2H5OH + 3O 2 = 2CO2 + 3H2O
Áp dụng công thức: DU = DH - DnRT và thay các giá trị vào ta được: 
DU = -326,107 kcal
Từ phản ứng ta có : 	DHopư = 2DHo(CO2) + 3DHo(H2O) - DHo(C2H5OH)
Từ đó suy ra: DHo(C2H5OH) = -66,35 kcal/mol
Theo cách lập sơ đồ liên hệ giữa DHi và Ei của các quá trình biến đổi hoá học theo các số liệu bài cho ta tính được giá trị năng lượng liên kết O-H trong C2H5OH là:
EO-H = 108,19 kcal.
DSopư = 2So(CO2) + 3So(H2O) – So(C2H5OH) = -27,42 cal/mol.K
DGopư = DHo - TDSo = 318528,84 cal/mol
Suy ra: lgK = - Þ K = 10232,36
Hằng số K rất lớn. Điều đó chứng tỏ phản ứng xảy ra hoàn toàn
0,5 đ
0,5đ
3b
Đáp án 3.2
DG0298 = DH0 – TDS0 T = 273 + 25 = 298
 DG0298 = 178,32 x 10-3 J - [ 298 K x 160,59J/K]
 = + 130,46 KJ.
DG0298 > 0 : Phản ứng không tự diễn biến ở 25OC , ở nhiệt độ này chỉ có phản ứng nghịch tự diễn biến 
Vì DS0 >0 nên – TDS0 < 0, khi T tăng , DG0 càng bớt dương, càng tiến tới khả năng tự diễn biến .
2. DG01123 T = 273 + 850 = 1123
DG01123 = DH0 – TDS0 
 DG01123 = 178,32 x 10-3 J - [ 1123 K x 160,59J/K] = - 2022,57 J
DG01123 < 0 : Phản ứng tự diễn biến ở 850OC
0,5 đ
0,5 đ
Câu 4
4a
1. Tốc độ phản ứng quyết định bởi giai đoạn chậm, nên:
	v = k2[HClO][I-]	(2)
	Dựa vào cân bằng nhanh của giai đoạn 1, ta rút ra:
	[HClO] = [ClO-][H2O][OH-]-1	(3)
	Thay (3) vào (2) và với [H2O] = const, ta có:
	v = k2.[H2O][ClO-][I-][OH-]-1	(4)
	Đặt k2.[H2O] = k (4) trở thành: 	v = k[ClO-][I-][OH-]-1	(1)
	Từ cơ chế được đề nghị có thể rút ra biểu thức của định luật tốc độ thực nghiệm. Cơ chế này là phù hợp với thực nghiệm .
1,5 đ
4b
2. Khi [I-]0 [ClO-]0 và [OH-]0, phản ứng (a) có thể xem là phản ứng bậc nhất. Trong phản ứng bậc nhất, thời gian phản ứng bán phần không phụ thuộc vào nồng độ đầu.
- Thời gian để 75% I- tham gia phản ứng bằng 2 lần thời gian phản ứng bán phần: t1 = 2t1/2
- Thời gian để 6,25% I- còn lại là: t2 = 4t1/2 t2 = 2t1.
0,5 đ
Câu 5
5a
1. (0,5 điểm) Mỗi phương trình víêt đúng đựơc 0,25 điểm
Phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế hiđro từ metan và hơi nước.
CH4(k) + H2O(k) → CO(k) + 3H2(k)
	COk) + H2O(k) → CO2(k) + H2(k)
0,5 đ
5b
2. (0,5 điểm)
Kp ở 1000C 
	 (p:bar)
0,5 đ
5c
3. (0,5 điểm)
Chiều dịch chuyển cân bằng của phản ứng.
Phần mol của từng khí:
	n(H2) = 1200 mol 	n(H2O) = n(CO) = n(CO2) = 400 mol 	n = 2400 mol
	x(H2) = 0,5 	x(H2O) = x(CO) = x(CO2) = 0,167 
Áp suất chung của hệ: hay P=24,8 bar
p(H2) = 12,4 bar 	p(H2O) = p(CO) = p(CO2) = 4,133 bar
	Hay 
	Cân bằng chuyển dịch sang trái.
0,5 đ
5d
4. (0,5 điểm)
 Kp ở 9000C 
Cp = 3.0,029 + 0.029 – 0,036 – 0,034 = 0,046 (kJ/mol)
0,5 đ
5e
5. (0,5 điểm)
Tính phần trăm CH4 đã phản ứng ở 9000C.
	CH4	+	H2O	→	H2	+	CO
n0	1	1	0	0
CB	1-x	1-x	3x	x
pi	
	x = 0,7419
Phần trăm CH4 đã phản ứng ở 9000C là 74,2%
0,5 đ
Câu 6
6.1a
1. 	 Fe3+ + H2O FeOH2+ + H+ *β1 = 10-2,17 (1)
	 Pb2+ + H2O PbOH+ + H+ *β2 = 10-7,80 (2)
 	 Zn2+ + H2O ZnOH+ + H+ *β3 = 10-8,96 (3)
	 H2O OH- + H+ Kw = 10-14 (4)
	So sánh (1) (4): *β1.>> *β2.>> *β3.>> Kw tính pHA theo (1):
	 Fe3+ + H2O FeOH2+ + H+ *β1 = 10-2,17 (1)
 C 0,05
 [ ] 0,05 - x x x 
	 [H+] = x = 0,0153 M pHA = 1,82.
0,5 đ
6.1b
2. Do > nên:
	 1/ 2Fe3+ + H2S 2Fe2+ + S↓ + 2H+ K1 = 1021,28
	 0,05
	 - 0,05 0,05
	 2/ Pb2+ + H2S PbS↓ + 2H+ K2 = 106,68
 0,10 0,05
 - 0,25
	 3/ Zn2+ + H2S ZnS↓ + 2H+ K3 = 101,68
	 4/ Fe2+ + H2S FeS↓ + 2H+ K4 = 10-2,72
	K3 và K4 nhỏ, do đó cần phải kiểm tra điều kiện kết tủa của ZnS và FeS:
	Vì môi trường axit = 0,010 M; = 0,050 M.
	Đối với H2S, do Ka2 << Ka1 = 10-7,02 nhỏ khả năng phân li của H2S trong môi trường axit không đáng kể, do đó chấp nhận [H+] = = 0,25 M tính theo cân bằng: 
	 H2S S2- + 2H+ Ka1.Ka2 = 10-19,92
 	 = Ka1.Ka2 = 10-19,92 = 10-19,72.
	Ta có: .< KS(ZnS) ZnS không xuất hiện
	Tương tự:.< KS(FeS) FeS không tách ra.
	Như vậy trong hỗn hợp B, ngoài S, chỉ có PbS kết tủa.
0,5 đ
6.2a
a. (0,5 điểm)
[H+] = [A-] = x
	Ka=1,51.10-5 = 
	[H+] = [A-] = x = 2,74.10-3
0,5 đ
6.2b
b. (0,5 điểm)
Tính pH của dung dịch thu được sau khi thêm 10,00ml dung dịch KOH.
Số mol axit HA ban đầu: 0,0350.0,500 = 0,0175 (mol)
Số mol NaOH thêm vào: 0,0100. 0,200 = 0,0020 (mol)
Số mol axit HA dư sau khi thêm dung dịch NaOH: 0,0175 – 0,0020 = 0,0155 (mol)
Nồng độ axit HA sau khi thêm NaOH là: 
Nồng độ A-: 
Áp dụng biểu thức gần đúng:
	[H+] = 1,17.10-4 	pH = 3,93
0,5 đ
Câu 7
7a
1. Xét cân bằng tan:	AgCl D Ag+ + Cl- 	
T = [Ag+].[Cl-] = S2 = 1,56.10-10 
 	Û S = 1,25.10-5M hay 0,00179 g.l-1.
0,5 đ
7b
2.a) Trong 1000 ml hỗn hợp nồng độ của HCl giảm đi 20 lần hay [H+] = 0,05 M Þ pH =- lg (0,05) =1,3.
b) độ tan của AgCl trong dung dịch A.
+ Nồng độ ion Cl- trong hỗn hợp bằng 0,05 M. 
Vậy 	[Ag+] = S = M hay 4,47.10-7 g.l-1.
+ So sánh: độ tan của AgCl trong HCl nhỏ hơn độ tan của AgCl trong nước nguyên chất do có mặt ion chung Cl-.
0,5 đ
7c
3. Xét cân bằng (1).
+ độ tan toàn phần của AgCl là: S = [Cl-] = [Ag+] + [Ag(NH3)2+]
Giả thiết S : ta có:	
Giải thiết phức [Ag(NH3)2+] rất bền tức là [Ag(NH3)2+] >> [Ag+]
Do đó:	S = [Cl-] » [Ag(NH3)2+]
a) Tính K theo biểu thức:
Trong đó:	
Vậy 	
b) Trong dung dịch NH3 2M độ tan của AgCl sẽ là 0,1M.
do hay 14,35 g.l-1.
1,0 đ
Câu 8
8.1a
1. ( 1,25 điểm). Mỗi cặp oxi hoá khử tính đúng được 0,5 điểm.
Thế khử chuẩn của cặp:và 
 (1)
 (2)
Lấy (2) trừ (1) ta có: (3)
 (4)
 (5)
Lấy (5) trừ (4) ta có: (6)
0,5 đ
8.1b
2. ( điểm). Trả lời đúng một tiểu phân không bền được 0,5 điểm. Tính đúng một giá trị K được 0,5 điểm.
 và không bền với sự dị phân.
 (7)
 nên phản ứng (7) tự diễn biến.
	K7 = 9,25.1057
 (8)
 nên phản ứng (8) tự diễn biến.
	K8 = 3,1.109
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
8.2a
1. (0,75 điểm)
a. (0,25 điểm). Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Sơ đồ pin: (-) Cu| Cu2+ (1M) || Fe3+(1M), Fe2+(1M) |Pt (+)
Sức điện động chuẩn của pin: 
 Phản ứng xảy ra khi pin hoạt động:
 2Fe3+ + Cu 	2 Fe2+ + Cu2+ 	K =1014,66
0,25 đ
8.2b
b. (0,5 điểm)
K rất lớn nên xem như phản ứng xảy ra hoàn toàn.
	 2Fe3+ + Cu →	2 Fe2+ + Cu2+ 
 C0 0,01 0,01 0,01
 C 0 0,02 0,015
Xét cân bằng:
2 Fe2+ + Cu2+ 2Fe3+ + Cu 	K-1 =10-14,66
 C0 0,02 0,015 0
 CB 0,02 -2x 0,015 - x 2x
KCB = K-1 =10-14,66 = 
(do KCB bé nên giả thiết x<<0,02)
X = 5,714.10-11<<0,02
[Fe3+] = 2x = 1,189.10-10	[Fe2+] = 0,02-2x = 0,02 	[Cu2+] = 0,015-2x = 0,015
0,5 đ
Câu 9
9.1
1,25đ
9.1a
E
a
C
D
a.	Số nguyên tử Cu ở đỉnh là: ( nguyên tử)
a
Số nguyên tử Cu ở mặt là: ( nguyên tử)
( nguyên tử)
0,5 đ
9.1b
2. Đặt kí hiệu các nguyên tử Cu là A, B, C, D, E như hình vẽ.
	Dễ thấy: 
0,25 đ
9.1c
3. Khoảng cách gần nhất giữa 2 nguyên tử Cu là đoạn EC:
0,25 đ
9.1d
4. 
0,25 đ
9.2
0,75đ
9.2a
a) Xét với 1 mol Au: Đặt ( x > 0)
Ta có: ( mol)
0,5 đ
9.2b
b) ( g/mol)
0,25 đ
Câu 10
10.1
Vì X và Y đều tạo ra kết tủa không tan trong nước nên X hoặc Y không phải là Flo vì AgF tan trong nước, do đó X và Y chỉ có thể là Cl, Br hoặc I
Vì số oxi hoá của các halogen trong hợp chất là các số lẻ –1, +1, +3, +5, +7
Nếu n = 1 Þ M = 115,6 Þ XY có thể là BrCl ( có PTK là 115,5 )
Nếu n = 3 Þ M = 231,2 Þ XY3 có thể là ICl3 ( có PTK là 233,5) 
Nếu n = 5 hoặc n = 7 không có công thức phù hợp
10.2a
1. Công thức: R2Oa
Ta có:	Ra+ Rb+ + (b-a)e
 0,03(b-a) 0,03(b-a)
	 8+6 + 2e 8+4
	 0,015 0,03
Vậy 
	 MR = 72b – 80a
Ta có bảng: 
b
3
3
2
a
2
1
1
MR
56
136
64
R
Fe
0
Cu
	Vậy có hai nghiệm FeO và Cu2O.
- Nếu FeO: 	FeO + H2SO4(e) FeSO4 + H2O
	 Không có kết tủa.
- Nếu Cu2O:	Cu2O + H2SO4 CuSO4 + Cu + H2O
	0,015 0,015 
Khối lượng kết tủa thu được là: 64 . 0,015 = 0,96 (gam)
0,5 đ
10.2b
2. Công thức R2Sa
Phản ứng:	R2Sa + O2 R2Oa + aSO2
	 hoặc:	R2Sa + aO2 2R + aSO2
- Nếu chất rắn A là R2Oa:	R2Oa + aH2SO4 R2(SO4)a + aH2O
	1mol amol 1mol 
Ta có: 	 (1)
Từ (1) a = 2 M = 64 R là Cu.
- Nếu chất rắn A là R :
	2R + 2aH2SO4 R2(SO4)a + aSO

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2014- Hoà Bình OLP.doc