Tuyển tập 50 đề thi chuyên đề “Đại cương về kim loại” cực hay có lời giải chi tiết MỤC LỤC Phương pháp xác định Vị trí - Cấu tạo của Kim loại (Đề 1) - Cơ Bản Bài 1. Điểm giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại là A. đều được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện. B. đều tạo thành các chất kết tinh ở trạng thái rắn. C. đều có sự cho và nhận e D. đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao. Bài 2. Các nguyên tử kim loại liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết: A. Ion. B. Cộng hoá trị. C. Kim loại. D. Kim loại và cộng hoá trị. Bài 3. Trong mạng tinh thể kim loại có A. Các nguyên tử kim loại. B. Các electron tự do. C. Các ion dương kim loại và các electron tự do. D. Ion âm phi kim và ion dương kim loại. Bài 4. Liên kết kim loại là A. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và các electron tự do. B. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương và các ion âm. C. liên kết giữa các nguyên tử bằng các cặp electron dùng chung. D. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H tích điện dương và nguyên tử O tích điện âm. Bài 5. Ion R3+ có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 3d5. Cấu hình electron của nguyên tử R là: A. 1s22s22p63s23p63d54s24p1. B. 1s22s22p63s23p63d9. C. 1s22s22p63s23p63d64s2. D. 1s22s22p63s23p64s13d54p1. Bài 6. Biết Cu có số hiệu nguyên tử là 29. Cấu hình electron của ion Cu+ là A. [Ar]3d9 B. [Ar]3d94s1 C. [Ar]3d10 D. [Ar]3d104s1 Bài 7. Cation M2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d5. M thuộc A. chu kì 4 nhóm VB B. chu kì 4 nhóm VIIB. C. chu kì 4 nhóm IIA. D. chu kì 3 nhóm VB. Bài 8. Nguyên tử nguyên tố A có tổng số phần tử cấu tạo (p, n, e) là 40. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm) là A. 12, chu kì 3, nhóm IIA B. 20, chu kì 4, nhóm IIA C. 19, chu kì 4, nhóm IA D. 13, chu kì 4, nhóm IVA Bài 9. Cấu hình electron nào sau đây không phải là của nguyên tố thuộc nhóm B ? A. 1s22s22p63s23p63d104s1 B. 1s22s22p63s23p63d104s24p1 C. 1s22s22p63s23p63d54s1 D. 1s22s22p63s23p63d104s2 Bài 10. Nguyên tố X có Z = 29. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. ô 29, chu kì 4, nhóm IB. B. ô 29, chu kì 4, nhóm IIB. C. ô 29, chu kì 4, nhóm IIA. D. ô 29, chu kì 3, nhóm IB. Bài 11. Cho X (Z = 24), Y (Z = 26). X3+ , Y2+ có cấu hình electron lần lượt là A. [Ne]3d4, [Ne]3d44s2. B. [Ne]3d3, [Ne]3d6. C. [Ar]3d3, [Ar]3d6. D. [Ar]3d3, [Ar]3d5. Bài 12. Ion X2+ có cấu hình phân lớp cuối là 3d5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. chu kì 4, nhóm IIB. B. chu kì 4, nhóm VIB. C. chu kì 4, nhóm VIIIB. D. chu kì 4, nhóm VIIB. Bài 13. Ion M2+ có cấu hình electrong: [Ar]3d8. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB B. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA C. Chu kỳ 3, nhóm VIIIB D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA Bài 14. Biết Cu có số hiệu nguyên tử là 29. Cấu hình electron của ion Cu+ là A. [Ar]3d9 B. [Ar]3d94s1 C. [Ar]3d10 D. [Ar]3d104s1 Bài 15. Cho Fe (Z = 26), cấu hình electron của ion Fe2+ và Fe3+ lần lượt là A. 1s22s22p63s23p63d44s2 và 1s22s22p63s23p63d34s2 B. 1s22s22p63s23p63d54s1 và 1s22s22p63s23p63d34s2 C. 1s22s22p63s23p63d6 và 1s22s22p63s23p63d5 D. 1s22s22p63s23p63d54s1 và 1s22s22p63s23p63d54s0 Bài 16. Ion X3+ có cấu hình electron: [Ar]3d5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là: A. chu kì 3, nhóm VIB. B. chu kì 4, nhóm VIIIB C. chu kì 4, nhóm VIB. D. chu kì 3, nhóm VB. Bài 17. Ion M3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d4. Vị trí nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 4, nhóm VIIB B. Chu kỳ 4, nhóm IIA C. Chu kỳ 3, nhóm VIIB D. Chu kỳ 4, nhóm VIIA Bài 18. Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X và Y lần lượt là ZX = 24, ZY = 29. Cấu hình electron nguyên tử của X, Y lần lượt là A. [Ar] 3d44s2 và [Ar] 3d94s2. B. [Ar] 3d54s1 và [Ar] 3d94s2. C. [Ar] 3d44s2 và [Ar] 3d104s1. D. [Ar] 3d54s1 và [Ar] 3d104s1. Bài 19. Phát biểu đúng ? A. Liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do gắn các ion dương kim loại với nhau. B. Lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có từ 1 đến 5 electron. C. Tính chất vật lí chung của kim loại như: dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim là do các ion dương kim loại ở các nút mạng tinh thể gây ra. D. Tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn và có cấu tạo mạng tinh thể. Bài 20. Ion X+ có tổng số hạt là 57, Y là nguyên tố thuộc chu kì nhỏ kế cận liên tiếp với X, cùng nhóm với X. Vậy Y là: A. Đồng B. Liti C. Natri D. Magie Bài 21. Cho các nguyên tử K (Z = 19), Sc (Z = 21), Cr (Z = 24), Cu (Z = 29). Các nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau là A. K, Sc. B. Sc, Cr, Cu. C. K, Cr, Cu. D. K, Sc, Cr, Cu. Bài 22. Biết rằng các electron của nguyên tử X được phân bố trên bốn lớp electron (K, L, M, N), lớp ngoài cùng có 5 electron. Số electron ở lớp M trong nguyên tử X là A. 8 B. 18 C. 11 D. 13 Bài 23. Nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 7. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X có thể là A. 19 hoặc 24. B. 19 hoặc 29. C. 24 hoặc 29. D. 19, 24 hoặc 29. Bài 24. Nguyên tử R mất đi 1 electron tạo ra cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron và số hiệu nguyên tử của R lần lượt là A. 1s22s22p5 và 9. B. 1s22s22p63s1 và 10 C. 1s22s22p6 và 10. D. 1s22s22p63s1 và 11. Bài 25. Cho 4 nguyên tố K (Z = 19), Mn (Z = 25), Cu (Z = 29), Cr (Z = 24). Số nguyên tố kim loại chuyển tiếp có cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1 là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 26. Ion Xn+ có cấu hình electron là 1s22s22p6, X là nguyên tố thuộc nhóm A. Số nguyên tố hóa học thỏa mãn với điều kiện của X là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Bài 27. X, Y là 2 nguyên tố kim loại thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn. Kết luận nào sau đây là đúng đối với X, Y ? (Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32) A. Bán kính nguyên tử của X > Y. B. Năng lượng ion hóa I1 của X < Y. C. X, Y đều có 2 electron lớp ngoài cùng. D. Tính kim loại của X > Y. Bài 28. Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X và Y lần lượt là ZX = 24, ZY = 26. Cấu hình electron của X và Y2+ lần lượt là A. [Ar] 3d44s2 và [Ar] 3d44s2. B. [Ar] 3d54s1 và [Ar] 3d6. C. [Ar] 3d54s1 và [Ar] 3d54s1. D. [Ar] 3d54s1 và [Ar] 3d64s2. Bài 29. Số hạt mang điện trong ion Mg2+ (Z = 12) là A. 22 B. 24 C. 12 D. 10 Bài 30. Cho: ZK = 19; ZCr = 24; ZFe = 26; ZCu = 29. Ion có số electron lớp ngoài cùng lớn nhất là A. Fe3+. B. Cu2+. C. K+. D. Cr3+. Bài 31. Cấu hình electron không đúng ? A. Cr (Z = 24): [Ar]3d44s2. B. Cr2+: [Ar]3d4. C. Cr (Z = 24): [Ar]3d54s1. D. Cr3+: [Ar]3d3. Bài 32. Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố kim loại: X (Z = 3); Y (Z = 7); M (Z = 12); N (Z = 19) ? A. X; M; N. B. X; Y; N. C. X; Y; M. D. Y; M; N. Bài 33. Cấu hình electron của ion nào dưới đây giống khí hiếm? A. Cu+ B. Fe2+ C. K+ D. Cr3+ LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Liên kết ion tạo bởi lực hút tĩnh điện của những ion trái dấu Còn liên kết kim loại tạo bởi lực hút tĩnh điện của electron tự do và các nút mạng mang điện tích dương Câu 2: Đáp án C Trong tinh thể kim loại, ion dương và nguyên tử kim loại nằm ở nút mạng tinh thể. Các electron hóa trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể. Lực hút giữa các electron và các ion dương tạo nên liên kết kim loại. Đáp án C. Câu 3: Đáp án C Trong mạng tinh thể kim loại chứa các nguyên tử kim loại,ion dương nằm ở nút mạng tinh thể ; các electron tự do chuyển động quanh nút mạng. Đáp án C. Câu 4: Đáp án A Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do. Ở đây hình thành lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và ion dương. Đáp án A. Câu 5: Đáp án C Để hình thành ion R3+ thì nguyên tử R mất đi 3 electron → cấu hình electron của nguyên tử R là 1s22s22p63s23p63d64s2 Đáp án C. Câu 6: Đáp án C Chọn C Câu 7: Đáp án B Cation M2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d5. → M có cấu hình electron có 1s22s22p63s23p63d54s2. Vậy M thuộc chu kì 4 nhóm VIIB. Đáp án B. Câu 8: Đáp án A Nguyên tử nguyên tố A có tổng số phần tử cấu tạo (p, n, e) là 40 → 2p + n = 40 Luôn có p ≤ n ≤ 1,33p → 3p ≤ 2p +n ≤ 3,52p → 11,36 ≤ p ≤ 13,33 → p = 12 hoặc p = 13 Vậy cấu hình của A là 1s22s22p63s2 → A thuộc chu kì 3 nhóm IIA Hoặc 1s22s22p63s23p1 → A thuộc chu kì 3 , nhóm IIIA Đáp án A. Câu 9: Đáp án B Nguyên tố nhóm B là nguyên tố có electron cuối cùng điền vào phân lớp d hoặc f. Thấy 1s22s22p63s23p63d104s24p1 → electron cuối cùng điền vào phân lớp p nên thuộc nhóm A Đáp án B. Câu 10: Đáp án A Nguyên tố X có Z = 29. cấu hình của X là [Ar]3d104s1 → X thuộc ô 29, chu kì 4, nhóm IB. Đáp án A. Câu 11: Đáp án C X( Z= 24) : [Ar]3d5 4s1 → cấu hình của X3+ : [Ar]3d3 Y ( Z= 26) : [Ar]3d6 4s2 → cấu hình của Y2+ là [Ar]3d6 Đáp án C. Câu 12: Đáp án D Ion X2+có cấu hình phân lớp cuối là 3d5 → cấu hình của X là [Ar] 3d5 4s2 X thuộc chu kì 4 nhóm VIIB. Đáp án D. Câu 13: Đáp án A Ion M2+ có cấu hình electron: [Ar]3d8 → cấu hình của M là [Ar]3d84s2 M thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB. Đáp án A. Câu 14: Đáp án C Cấu hình electron của đồng là : [Ar]3d104s1 Cấu hình electron của ion Cu+ là [Ar]3d10. Đáp án C. Câu 15: Đáp án C Cho Fe (Z = 26) cấu hình electron của Fe là 1s22s22p63s23p63d64s2 → cấu hình của ion Fe2+ là 1s22s22p63s23p63d6 và ion Fe3+ là 1s22s22p63s23p63d5 Đáp án C. Câu 16: Đáp án B Ion X3+ có cấu hình electron: [Ar]3d5. → cấu hình của X là [Ar]3d6 4s2 → X thuộc chu kì 4 nhóm VIIIB. Đáp án B. Câu 17: Đáp án A Ion M3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d4 → cấu hình của nguyên tử M là [Ar]3d54s2 M thuộc chu kì 4 nhóm VIIB. Đáp án A. Câu 18: Đáp án D Cấu hình electron của X là 24X: [Ar]3d44s2. Tuy nhiên, cấu hình này không bền vững nên chuyển thành cấu hình electron bán bão hòa bền vững hơn: [Ar]3d54s1 Tương tự cấu hình electron của Y: 29Y [Ar]3d94s2 chuyển thành cấu hình electron bão hòa: [Ar]3d104s1 → Chọn D. Câu 19: Đáp án A Đáp án A đúng. Đáp án B sai vì lớp ngoài cùng của kim loại thường có từ 1 đến 3 electron. Đáp án C sai vì tính chất vật lí chung của kim loại: dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim là do các electron tự do trong kim loại gây ra. Đáp án D sai vì ở điều kiện thường Hg ở thể lỏng. Câu 20: Đáp án C Ion X+ có tổng số hạt là 57 → 2pX + nX = 58 Luôn có pX ≤ nX ≤ 1,52pX → 3pX ≤ 2pX+ nX ≤ 3,52pX → 16,47 ≤ pX ≤ 19,33 → pX = 18 (Ar) hoặc pX = 19 (K) Vì X có khả năng nhường electron tạo thành ion dương → loại Ar Vậy X là Kali : chu kì 4 nhóm IA. Y thuộc cùng nhóm IA thuộc chu kì 3( chu kì nhỏ) → Y là Na. Đáp án C. Câu 21: Đáp án C K (Z = 19): [Ar] 4s1 Sc (z= 21) [Ar]3d1 4s2 Cr( Z= 24) [Ar]3d5 4s1 Cu (Z = 29) [Ar]3d10 4s1 Vậy các nguyên tố K, Cr, Cu đều có 1 electron lớp ngoài cùng. Đáp án C. Câu 22: Đáp án B Các electron của nguyên tử X được phân bố trên bốn lớp electron (K, L, M, N) → X thuộc chu kì 4 Lớp ngoài cùng có 5 electron → cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p3 Số electron ở lớp M ( lớp thứ 3) trong nguyên tử X là 3s23p63d10 → có 18 e Đáp án B. Câu 23: Đáp án D Nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 7 → cấu hình của X có thể là : 1s22s22p63s23p64s1 (Z= 19) ; 1s22s22p63s23p63d54s1 (Z= 24); 1s22s22p63s23p63d104s1 (Z= 29) Đáp án D. Câu 24: Đáp án D Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình của R là 1s22s22p63s1. Z= 11 Đáp án D. Câu 25: Đáp án B Các kim loại chuyển tiếp là các kim loại thuộc nhóm B K (Z = 19):[Ar] 4s1 → thuộc nhóm IA ( Loại) Mn (Z = 25): [Ar]3d5 4s2 Cu (Z = 29): [Ar]3d10 4s1 Cr (Z = 24): [Ar]3d5 4s1 Vậy chỉ có 2 nguyên tố Cu, Cr thuộc kim loại chuyển tiếp có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Đáp án B. Câu 26: Đáp án B Là các nguyên tố có cấu hình eletron nguyên tử lớp ngoài là Câu 27: Đáp án C Vì X,Y thuộc cùng 1 nhóm trong bảng tuần hoàn, ZX < ZY. Theo quy luật tuần hoàn thì Bán kính nguyên tử của Y > X → loại A Năng lượng ion hóa thứ nhất của X > Y → Loại B Tính kim loại của X < Y → loại D Đáp án C. Câu 28: Đáp án B Cấu hình electron của X (Z= 24) là [Ar]3d54s1 Cấu hình electron của Y2+ (Z= 26) là [Ar] 3d6 Đáp án B. Câu 29: Đáp án A Số hạt mạng điện trong ion Mg2+ gồm số p + số e = 12 + 10 = 22 Đáp án A. Câu 30: Đáp án B Câu 31: Đáp án A A sai, B đúng, C đúng, D đúng Đáp án A Câu 32: Đáp án A Các nguyên tố kim loại thường có 1,2,3 electron lớp ngoài cùng X(Z=3) 1s22s1; Y (Z= 7) 1s22s22p3; M (Z= 12) [Ne] 3s2; N(Z= 19)[Ar] 4s1 Vậy các nguyên tố kim loại là X, M, N. Đáp án A. Câu 33: Đáp án C Cấu hình của Cu+ là [Ar] 3d10; Fe2+ : [Ar] 3d6; K+ : [Ar]; Cr3+ : [Ar] 3d3 Đáp án C. Phương pháp xác định Vị trí - Cấu tạo của Kim loại (Đề 1) - Nâng Cao Câu 1. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu, cho khối lượng mol nguyên tử của Fe là 55,85 và ở 20oC khối lượng riêng của Fe là 7,78 g/cm3. Bán kính nguyên tử gần đúng của Fe là: A. 1,44.10-8 cm. B. 1,44.10-8 cm. C. 1,29.10-8 cm. D. 1,78.10-8 cm Câu 2. Ở 20oC khối lượng riêng của Au là 19,32 g/cm3. Trong tinh thể Au, các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích toàn khối tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu. Khối lượng mol của Au là 196,97. Bán kính nguyên tử gần đúng của Au ở 20oC là: A. 1,28.10-8 cm. B. 1,44.10-8 cm. C. 1,59.10-8 cm D. 1,75.10-8 cm. Câu 3. Ở 20oC khối lượng riêng của Fe và Cr là 7,87 g/cm3 và 7,19 g/cm3. Giả thiết rằng trong tinh thể các nguyên tử Fe và Cr là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng giữa các quả cầu. Thể tích nguyên tử gần đúng của Fe và Cr tại nhiệt độ đó là (cho nguyên tử khối của Fe và Cr lần lượt là 55,85 và 52,00) A. 8,72.10−24 cm3 và 1,2.10−23 cm3. B. 1,18.10−23 cm3 và 1,2.10−23 cm3. C. 8,72.10−24 cm3 và 8,89.10−24 cm3 D. 1,18.10−23 cm3 và 8,89.10−24 cm3. Câu 4. Kim loại Na có cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu lập phương tâm khối với độ dài mỗi cạnh hình lập phương là a = 0,429 nm. Bán kính nguyên tử của Na là (cho Na = 23) A. 0,144 nm B. 0,155 nm. C. 0,186 nm. D. 0,196 nm. Câu 5. Kim loại Ni có cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu lập phương tâm diện, độ đặc khít 74%. Bán kính nguyên tử của Ni là 0,124 nm. Khối lượng riêng của niken là (Cho Ni = 58,7) A. 7,19 g/cm3. B. 7,87 g/cm3. C. 8,90 g/cm3. D. 9,03 g/cm3. Câu 6. Nguyên tử Al có bán kính 1,43 và có nguyên tử khối là 27u. Khối lượng riêng của Al bằng bao nhiêu (biết rằng trong tinh thể nhôm các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe trống) ? A. 2,6 g/cm3 B. 2,7 g/cm3 C. 2,8 g/cm3 D. 2,9 g/cm3 Câu 7. Người ta đo được thể tích của 40g Ca là 25,87cm3. Biết rằng trong tinh thể canxi, các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe trống. Bán kính nguyên tử gần đúng nhất của nguyên tử canxi là A. 1,97.10-10cm B. 1,97.10-9cm C. 1,97.10-8cm D. 1,97.10-7cm Câu 8. Nguyên tử kẽm (Zn) có nguyên tử khối bằng 65u. Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, với bán kính gần đúng r = 2.10-15m. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm là A. 3,22.109 tấn/cm3 B. 3,22.108 tấn/cm3 C. 3,22.107 tấn/cm3 D. 3,22.106 tấn/cm3 Câu 9. Sắt có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện, với độ đặc khít là 74%, có giá trị bán kính nguyên tử bằng 1,26 angstrom và NA = 6,023.1023 thì khối lượng riêng của sắt bằng A. 8,25 gam/cm3. B. 3,44 gam/cm3 C. 7,67 gam/cm3 D. 5,73 gam/cm3 Câu 10. Ở điều kiện thường Crom có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của Cr là 7,2 g/cm3. Nếu coi nguyên tử Cr có dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của nó là A. 0,155nm B. 0.125nm C. 0,134nm D. 0,165nm Câu 11. Một ion X2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt nơtron và electron trong ion X2+ lần lượt là A. 36 và 27. B. 36 và 29 C. 29 và 36. D. 27 và 36. Câu 12. Hợp chất H có công thức MX2 trong đó M chiếm 140/3% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử H là 58. Cấu hình electron hóa trị của M là. A. 3d104s1. B. 3s23p4. C. 3d64s2. D. 2s22p4. Câu 13. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 76. Tỷ số giữa các hạt không mang điện đối với hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là 1,167. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là A. [Ne]3s23p1 B. [Ar] 3d54s1 C. [Ar] 3d64s2 D. [Ar] 4s2 Câu 14. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là A. Na, K. B. K, Ca. C. Mg, Fe. D. Ca, Fe. Câu 15. Nguyên tử của nguyên tố M có số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện 22 hạt; tỉ số giữa hạt không mang điện và mang điện trong hạt nhân là 1,154. Xác định phát biểu đúng liên quan đến M. A. Ion bền của M là M3+, do M3+ có cấu hình giống khí hiếm gần kề. B. M thuộc khối s của bảng hệ thống tuần hoàn. C. Nguyên tử M không có electron độc thân. D. Bán kính M lớn hơn bán kính ion M2+ do nguyên tử M có số lớp electron nhiều hơn. Câu 16. Một cation đơn nguyên tử có tổng số ba loại hạt cơ bản là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18, tổng số hạt trong hạt nhân là 55. Cấu hình electron của cation đó là A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Câu 17. Khối lượng riêng của tinh thể Na là 0,97 g/cm3. Thể tích của một nguyên tử Na là A. 23,71 cm3. B. 2,94.10-23 cm3. C. 2,68.10-23 cm3. D. 3,94.10-23 cm3. Câu 18. Một kim loại M kết tinh theo mạng lập phương tâm khối có cạnh hình lập phương là 2,866 Angstrom, độ đặc khít 68%, khối lượng riêng của M ở trạng thái tinh thể là 7,9 g/cm3. M là A. Cu. B. Fe. C. Cr. D. Mn. Câu 19. Một kim loại M kết tinh theo mạng lập phương tâm khối có cạnh hình lập phương là 5,32 Angstrom, độ đặc khít 68%, khối lượng riêng của M ở trạng thái tinh thể là 0,86 g/cm3. M là A. K. B. Li. C. Na. D. Rb. Câu 20. Biết thể tích 1 mol của mỗi kim loại Al, Li, K tương ứng là 10 (cm3); 13,2 (cm3); 45,35 (cm3), có thể tính được khối lượng riêng của mỗi kim loại trên lần lượt là A. 2,7 (g/cm3); 1,54 (g/cm3); 0,86 (g/cm3). B. 2,7 (g/cm3); 0,86 (g/cm3); 0,53 (g/cm3). C. 0,53 (g/cm3); 0,86 (g/cm3); 2,7 (g/cm3) D. 2,7 (g/cm3); 0,53 (g/cm3) ; 0,86 (g/cm3) Câu 21. Cho nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d104s2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về X ? A. X là nguyên tố thuộc chu kỳ 4. B. Ion X2+ có 10 electron ở lớp ngoài cùng. C. X là kim loại tan được cả trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH. D. X là kim loại chuyển tiếp. Câu 22. Phân tử MX3 có tổng số hạt bằng 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 hạt. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt mang điện trong X là 8 hạt. Xác định công thức của MX3 A. AlCl3 B. FeCl3 C. AlBr3 D. FeBr3 Câu 23. Cấu trúc electron nào sau đây là của ion Cu+ A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s1 . B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 . C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 Câu 24. Cấu hình electron của Mg2+ (Z = 12) là: A. 1s² 2s²2p6 3s² B. 1s² 2s²2p6 3s²3p² C. 1s² 2s²2p6 3s²3p6. D. 1s² 2s²2p6. Câu 25. Kim loại M có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện trong đó các quả cầu kim loại chiếm 75,1% thể tích tinh thể. M có bán kính nguyên tử là 1,283 angstrom và khối lượng riêng 7,87 gam/cm3. Kim loại M là A. Ag B. Au C. Fe D. Cu LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: C => Đáp án C. Câu 2: B Xét trong 1 mol Au. Thể tích của tinh thể THể tích thực của 1 mol Au. Thể tích một nguyên tử: => Bán kính nguyên tử: => Đáp án B Câu 3: C Ở 20oC, khối lượng riêng của Fe là 7,87 g/cm3. Nghĩa là 7,87 gam
Tài liệu đính kèm: