Thư viện và bài tập Vật lí lớp 7 (Kèm đáp án)

doc 43 trang Người đăng dothuong Lượt xem 617Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thư viện và bài tập Vật lí lớp 7 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thư viện và bài tập Vật lí lớp 7 (Kèm đáp án)
THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bộ môn: Vật lí Lớp 7
 BÀI: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VẬT SÁNG
Câu 1: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi:
xung quanh ta có ánh sáng
ta mở mắt
có ánh sáng truyền vào mắt ta
không có vật chắn sáng
Đáp án: C
Câu 2: Nguồn sáng là gì?
Là những vật tự phát ra ánh sáng
Là những vật sáng
Là những vật được chiếu sáng
Là những vật được nung nóng
Đáp án: A
Câu 3: Một vật như thế nào thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó ?
Vật phát ra ánh sáng
Vật phải được chiếu sáng
Vật không phát sáng mà cũng không được chiếu sáng
Vật phải đủ lớn và cách mắt không quá xa
Đáp án: C
 BÀI: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Trong một môi trường trong suốt và .ánh sáng truyền đi theo đường .
Đáp án: đồng tính- thẳng
Câu 2: Quan sát ánh sáng phát ra từ bóng đèn điện. Có 4 ý kiến sau:
Đèn phát ra các chùm sáng phân kì
Đèn phát ra các chùm sáng phân hội tụ
 Đèn phát ra các chùm sáng song song
Đèn phát ra một tia sáng chiếu tới mắt người quan sát
Đáp án: A
Câu 3: Chỉ ra kết luận sai:
Ánh sáng phát ra dưới dạng các chùm sáng
Chùm sáng bao gồm các tia sáng riêng lẻ
Chùm sáng bao gồm vô số các tia sáng 
Trong thực tế không bao giờ nhìn thấy một tia sáng riêng lẻ.
Đáp án: B
 BÀI: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TT CỦA ÁNH SÁNG
Câu 1: Thế nào là vùng bóng tối?
Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới
Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn truyền tới
Cả A, B đều đúng
Cả A, B đều sai
Đáp án: A
Câu 2: Hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào những ngày nào trong tháng?
Những ngày đầu tháng âm lịch
Những ngày cuối tháng âm lịch
Ngày trăng tròn
Bất kì ngày nào trong tháng
Đáp án: C
Câu 3: Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm và thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực?
Đáp án: Nguyệt thực thường xảy ra khi mặt trời , trái đất , mặt trăng gần như thẳng hàng và trái đất nằm ở giữa . Khi đó, phía được chiếu sáng của mặt trăng quay hoàn toàn về trái đất nên ở trái đất thấy trăng tròn đó là những ngày rằm. Kích thước trái đất lớn hơn mặt trăng rất nhiều nên vùng bóng tối do trái đất tạo ra khi có nguyệt thực rộng hơn. Do đó hiện tượng nguyệt thực kéo dài hơn.
 BÀI: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có thể coi là gương phẳng ?
Tờ giấy trắng và phẳng
Mặt bàn gỗ
Miếng đồng phẳng được đánh bóng
Câu A, B, C đều đúng
Đáp án: C
Câu 2: Xác định vị trí của pháp tuyến tại điểm tới đối với gương phẳng?
Vuông góc với mặt phẳng gương 
Trùng với mặt phẳng gương tại điểm tới 
Ở phía bên phải so với tia tới 
Ở phía bên trái so với tia tới 
Đáp án: A
Câu 3: Tại sao sự tán xạ chỉ xảy ra trên mặt tờ giấy trắng , mặt tường mà không xảy ra trên mặt gương phẳng?
Đáp án: Vì mặt tờ giấy , mặt tường là các mặt không nhẵn . Khi ánh sáng gặp các mặt này sẽ bị hắt trở lại theo đủ mọi phương khác nhau gây nên sự tán xạ. Mặt gương rất nhẵn, ánh sáng chiếu tới mặt gương phản xạ theo một hướng nên không có hiện tượng tán xạ.
BÀI: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
Câu 1: Đặt một vật trước gương phẳng rồi quan sát ảnh của vật đó. Có các nhận định sau:
Vật đó cho ảnh hứng được trên màn
Vật đó cho ảnh nhỏ hơn vật , không hứng được trên màn
Vật đó cho ảnh ảo lớn bằng vật 
Cả 3 nhận xét trên đều đúng
Đáp án: C
Câu 2: Đ ặt một vật sáng có dạng một đoạn thẳng ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng ở vị trí như thế nào so với vật?
Luôn song song với vật
Luôn vuông góc với vật
Luôn cùng phương , ngược chiều với vật
Tùy vị trí của gương so với vật
Đáp án: D
Câu 3: Hai tấm gương phẳng giống hết nhau được đặt vuông góc với nhau và vuông góc với mặt sàn, mặt phản xạ quay vào nhau. Một người đứng giữa hai gương lần lượt nhìn ảnh của mình trong hai gương. Đặc điểm của hai ảnh đó như thế nào?
Hai ảnh có chiều cao như nhau
Hai ảnh giống hệt nhau
Hai ảnh có chiều cao khác nhau
Cả A, B đều đúng
Đáp án: A
 Bài : GƯƠNG CẦU LỒI
 Phần 01: TNKQ (4 câu)
Câu 1: Biết ( Đặc điểm của gương cầu lồi)
Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt..
ngoài của một phần mặt cầu
trong của một phần mặt cầu
cong
lồi
Đáp án: A
Câu 2: Biết ( Nắm được tính chất của gương cầu lồi)
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là:
Ảnh ảo, hứng được trên màn chắn
Ảnh ảo mắt không thấy được
Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn
Một vật sáng
Đáp án: C
Câu 3: Hiểu ( Biết dùng gương cầu lồi để quan sát ảnh)
Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải:
Nhìn vào gương
Nhìn thẳng vào vật
Ở phía trước gương
Nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu vào mắt.
Đáp án: D
Câu 4: VDT ( Quan sát được ảnh qua gương cầu lồi)
Đặt một viên phấn trước một gương cầu lồi. Quan sát ảnh của nó trong gương, bốn học sinh có nhận xét như sau, hỏi nhận xét nào đúng?
Ảnh lớn hơn vật
Kích thước ảnh khác kích thước vật
Viên phấn lớn hơn ảnh của nó
Ảnh viên phấn đúng bằng viên phấn
Đáp án: C
Phần 01: TL ( 2 câu)
Câu 1: VDT( Hiểu được các yếu tố của gương cầu lồi)
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Đáp án: Vị trí đặt mắt, bán kính và kích thước của gương
Câu 2: VDC ( Biết được ứng dụng của gương cầu lồi trong cuộc sống)
Nêu một vài ứng dụng trong cuộc sống.
Đáp án: Dùng làm gương phản chiếu gắn ở ô tô, xe máy, ở những đoạn đường gấp khúc.
 BÀI : GƯƠNG CẦU LÕM
Phần 01: TNKQ ( 4 câu )
Câu 1: Biết ( Biết được đặc điểm của gương cầu lõm)
Vật như thế nào được coi là gương cầu lõm?
Vật có dạng hình cầu, phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm
Vật có dạng mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng
Vật có dạng mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: C
Câu 2: Biết ( Nhận biết được gương cầu lõm)
Trong các vật sau, vật nào có thể coi là gương cầu lõm?
Pha đèn pin
Mặt trước của cái thìa inoc
Mặt trên của cái chảo đánh bóng
Cả ba vật đều được
Đáp án: D
Câu 3: Hiểu ( So sánh được khoảng cách của vật và gương)
Đặt vật sáng AB ở phía trước, gần sát với gương cầu lõm, cho ảnh A’B’. So sánh kích thước của AB với A’B’:
AB > A’B’
AB < A’B’
AB = A’B’
Có thể A, hoặc B, hoặc C
Đáp án: B
Câu 4: VDT ( Biết được tác dụng của gương cầu lõm)
Chiếu một chùm tia tới song song vào một gương cầu lõm, chùm tia phản xạ là chùm gì?
Hội tụ tại một điểm
Song song
Phân kì
Có thể A, hoặc B, hoặc C
Đáp án: A
Phần 02: TL ( 2câu)
Câu 1: VDT ( Nêu được ứng dụng của gương cầu lõm trong thực tế)
Nêu một vài ứng dụng của gương cầu lõm trong thực tế mà em biết?
Đáp án: Pha đèn pin, đèn ô tô, xe máy.
Câu 2: VDC ( giải thích được ứng dụng của gương cầu lõm)
Hãy giải thích tại sao trong pha đèn pin, người ta lại dùng gương cầu lõm mà không dùng gương phẳng hoặc gương cầu lồi?
Đáp án: Pha đèn pin dùng để phản xạ ánh sáng chiếu đến từ dây tóc bóng đèn, chùm tia sáng tới là chùm phân kì. Trong ba gương chỉ có gương cầu lõm mới có khả năng biến đổi chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ.
 BÀI 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Phần 01: TNKQ ( 4 câu )
Câu 1: Biết ( Biết được nguồn sáng)
Vật nào sau đây được coi là nguồn sáng?
Mặt trời
Mặt trăng
Cả A, B đều đúng
Cả A, B đều sai
Đáp án: A
Câu 2: Biết ( Vật sáng là gì)
Vật nào sau đây được coi là vật sáng?
Bóng đèn đang thắp sáng
Mắt mèo lúc trời tối
Quyển vở để trên bàn vào ban ngày
Cả 3 vật trên đều là vật sáng
Đáp án: D
Câu 3: Hiểu ( Xác định được gương phẳng)
Trong các vật sau, vật nào có thể được coi là một gương phẳng?
Cánh cửa tủ gỗ lim
Mặt trong của chiếc thìa inoc nhẵn, bóng
Mặt nước trong ,phẳng lặng
Bìa quyển sách
Đáp án: C
Câu 4: VDT ( Hiểu được định luật phản xạ ánh sáng)
Định luật phản xạ ánh sáng mâu thuẫn với tính chất của gương nào trong ba gương sau?
Gương phẳng
Gương cầu lõm
Gương cầu lồi
Không gương nào
Đáp án: D
Phần 02: TL (2 câu )
Câu 1: VDT( Biết ứng dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống)
Bác sĩ nha khoa có một dụng cụ để quan sát phần bị che khuất của răng. Theo em dụng cụ đó có cấu tạo chính là gì? Vì sao người ta dùng vật đó?
Đáp án: Cấu tạo chính là gương cầu lõm vì dùng gương cầu lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật, do đó ảnh của răng sẽ lớn hơn răng, giúp cho việc quan sát răng dễ dàng hơn.
Câu 2: VDC( Hiểu được ứng dụng của gương phẳng trong thực tế)
Ở những nhà chật chội người ta thường làm cách nào để nhà trông có vẻ rộng hơn? Vì sao người ta lại làm như vậy?
Đáp án: Người ta thường gắn vào hai bên tường những chiếc gương phẳng, rộng. Như vậy ảnh của phía tường đối diện lùi sâu vào phía sau gương nên ta có cảm giác nhà rộng hơn.
BÀI : NGUỒN ÂM
Phần 01: TNKQ ( 4câu )
Câu 1: Biết ( Nhận biết được nguồn âm)
Chọn câu đúng
Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm
Những vật thu nhận âm gọi là nguồn âm
Cả A và B đều đúng
Cả A và B đều sai
Đáp án: A
Câu 2: Biết ( Nhận biết được vật phát ra âm)
Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là: 
Luồng gió
Lá cây
Luồng gió và là cây đều dao động
Thân cây
Đáp án: C
Câu 3: Hiểu ( Chỉ ra được vật dao trong một số nguồn âm)
Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào của loa phát ra âm thanh?
Màng loa
Thùng loa
Dây loa
Cả ba bộ phận trên
Đáp án: A
Câu 4: VDT ( Xác định được nguồn âm trong thực tế)
Trường hợp nào sau đây gọi là nguồn âm?
Nước suối chảy
Mặt trống khi được gõ
Cả A và B đều đúng
Cả A và B đều sai
Đáp án: C
Phần 02: TL ( 2câu )
Câu 1: VDT ( Nêu được ví dụ về vật phát ra âm do dao động)
Hãy kể một vài trường hợp vật phát ra âm do dao động.
Đáp án: Dây đàn dao động và phát ra âm là tiếng đàn, không khí bên trong ống sáo dao động va phát ra âm là tiếng sáo.
Câu 2: VDC ( Giai thích được nguồn âm trong thực tế)
Gõ tay vào bàn, nghe được âm thanh phát ra, hãy giải thích tại sao?
Đáp án: Khi gõ tay vào bàn, mặt bàn dưới tác dụng của tay bị dao động, chính dao động của mặt bàn đã tạo ra âm thanh mà ta đã nghe.
BÀI: ĐỘ CAO CỦA ÂM
Phần 01: TNKQ ( 4 câu )
Câu 1: Biết ( Nhận biết được tần số)
Tần số là gì?
Tần số là số dao động trong một giờ
Tần số là số dao động trong một phút
Tần số là số dao động trong một giây
Tần số là số dao động trong một thời gian nhất định
Đáp án: C
Câu 2: Biết ( Nhận biết được âm cao, âm bổng)
Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau:
Âm phát ra càng bổng khi tần số dao động càng chậm
Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn
Âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng cao
Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhanh
Đáp án: B
Câu 3: Hiểu ( Hiểu được tần số dao động lớn âm phát ra cao)
Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất?
Người ta đo được tần số dao động của một số vật dao động như sau:
Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 100Hz
Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz
Trong một giây vật dao động được 70 dao động
Trong một phút vật dao động được 1000 dao động
Đáp án: B
Câu 4: VDT ( Nêu được ví dụ về âm trầm, âm bổng)
Dùng tay gảy đàn, ta nghe được âm thanh phát ra, độ cao, thấp của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
Độ căng của dây
Độ to, nhỏ của dây
Độ nặng , nhẹ của tay gảy
Chỉ phụ thuộc vào hai yếu tố A, B
Đáp án: D
Phần 02: TL( 2 câu)
Câu 1: VDT ( Giai được vật dao động đều phát ra âm)
“Sáo trúc” có cấu tạo là một ống trúc , trên đó có khoét các lỗ tròn nhỏ, thổi vào một lỗ trên sáo, để không khí đi ra ở một lỗ khác nhau thì cho âm thanh khác nhau, hãy giải thích hiện tượng trên?
Đáp án: Khi thổi sáo ta đã tạo ra một cột không khí dao động giữa hai lỗ của sáo các lỗ có vị trí khác nhau tức là khoảng cách từ lỗ thổi đến các lỗ khác nhau , do đó cột không khí trong ống sáo cũng dao động khác nhau và tạo ra các âm thanh khác nhau.
Câu 2: VDC ( Giai thích được ví dụ về âm trầm, bổng)
Đàn bầu hay còn gọi là đàn độc huyền chỉ có mộ dây. Làm thế nào mà người nghệ sĩ khi đánh vẫn tạo ra các âm thanh trầm, bổng khác nhau?
Đáp án: Trong cấu tạo của đàn bầu còn có một bộ phận gọi là cần đàn người nghệ sĩ khi gảy đàn, muốn tạo ra các âm thanh trầm, bổng khác nhau thì vừa gảy vừa phải điều chỉnh độ dài và độ căng của dây đàn bằng chính cần đàn đó, như vậy, ở mỗi vị trí khác nhau của cần đàn, dây đàn lại dao động khác nhau và phát ra âm thanh khác nhau.
Trường THCS Cẩm Sơn THƯ VIỆN CÂU HỎI
 Bộ môn: Vật lí Lớp 7 
 BÀI: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VẬT SÁNG
Câu 1: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi:
xung quanh ta có ánh sáng
ta mở mắt
có ánh sáng truyền vào mắt ta
không có vật chắn sáng
Đáp án: C
Câu 2: Nguồn sáng là gì?
Là những vật tự phát ra ánh sáng
Là những vật sáng
Là những vật được chiếu sáng
Là những vật được nung nóng
Đáp án: A
Câu 3: Một vật như thế nào thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó ?
Vật phát ra ánh sáng
Vật phải được chiếu sáng
Vật không phát sáng mà cũng không được chiếu sáng
Vật phải đủ lớn và cách mắt không quá xa
Đáp án: C
 BÀI: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Trong một môi trường trong suốt và .ánh sáng truyền đi theo đường .
Đáp án: đồng tính- thẳng
Câu 2: Quan sát ánh sáng phát ra từ bóng đèn điện. Có 4 ý kiến sau:
Đèn phát ra các chùm sáng phân kì
Đèn phát ra các chùm sáng phân hội tụ
 Đèn phát ra các chùm sáng song song
Đèn phát ra một tia sáng chiếu tới mắt người quan sát
Đáp án: A
Câu 3: Chỉ ra kết luận sai:
Ánh sáng phát ra dưới dạng các chùm sáng
Chùm sáng bao gồm các tia sáng riêng lẻ
Chùm sáng bao gồm vô số các tia sáng 
Trong thực tế không bao giờ nhìn thấy một tia sáng riêng lẻ.
Đáp án: B
 BÀI: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TT CỦA ÁNH SÁNG
Câu 1: Thế nào là vùng bóng tối?
Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới
Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn truyền tới
Cả A, B đều đúng
Cả A, B đều sai
Đáp án: A
Câu 2: Hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào những ngày nào trong tháng?
Những ngày đầu tháng âm lịch
Những ngày cuối tháng âm lịch
Ngày trăng tròn
Bất kì ngày nào trong tháng
Đáp án: C
Câu 3: Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm và thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực?
Đáp án: Nguyệt thực thường xảy ra khi mặt trời , trái đất , mặt trăng gần như thẳng hàng và trái đất nằm ở giữa . Khi đó, phía được chiếu sáng của mặt trăng quay hoàn toàn về trái đất nên ở trái đất thấy trăng tròn đó là những ngày rằm. Kích thước trái đất lớn hơn mặt trăng rất nhiều nên vùng bóng tối do trái đất tạo ra khi có nguyệt thực rộng hơn. Do đó hiện tượng nguyệt thực kéo dài hơn.
 BÀI: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có thể coi là gương phẳng ?
Tờ giấy trắng và phẳng
Mặt bàn gỗ
Miếng đồng phẳng được đánh bóng
Câu A, B, C đều đúng
Đáp án: C
Câu 2: Xác định vị trí của pháp tuyến tại điểm tới đối với gương phẳng?
Vuông góc với mặt phẳng gương 
Trùng với mặt phẳng gương tại điểm tới 
Ở phía bên phải so với tia tới 
Ở phía bên trái so với tia tới 
Đáp án: A
Câu 3: Tại sao sự tán xạ chỉ xảy ra trên mặt tờ giấy trắng , mặt tường mà không xảy ra trên mặt gương phẳng?
Đáp án: Vì mặt tờ giấy , mặt tường là các mặt không nhẵn . Khi ánh sáng gặp các mặt này sẽ bị hắt trở lại theo đủ mọi phương khác nhau gây nên sự tán xạ. Mặt gương rất nhẵn, ánh sáng chiếu tới mặt gương phản xạ theo một hướng nên không có hiện tượng tán xạ.
BÀI: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
Câu 1: Đặt một vật trước gương phẳng rồi quan sát ảnh của vật đó. Có các nhận định sau:
Vật đó cho ảnh hứng được trên màn
Vật đó cho ảnh nhỏ hơn vật , không hứng được trên màn
Vật đó cho ảnh ảo lớn bằng vật 
Cả 3 nhận xét trên đều đúng
Đáp án: C
Câu 2: Đ ặt một vật sáng có dạng một đoạn thẳng ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng ở vị trí như thế nào so với vật?
Luôn song song với vật
Luôn vuông góc với vật
Luôn cùng phương , ngược chiều với vật
Tùy vị trí của gương so với vật
Đáp án: D
Câu 3: Hai tấm gương phẳng giống hết nhau được đặt vuông góc với nhau và vuông góc với mặt sàn, mặt phản xạ quay vào nhau. Một người đứng giữa hai gương lần lượt nhìn ảnh của mình trong hai gương. Đặc điểm của hai ảnh đó như thế nào?
Hai ảnh có chiều cao như nhau
Hai ảnh giống hệt nhau
Hai ảnh có chiều cao khác nhau
Cả A, B đều đúng
Đáp án: A
 Bài : GƯƠNG CẦU LỒI
 Phần 01: TNKQ (4 câu)
Câu 1: Biết ( Đặc điểm của gương cầu lồi)
Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt..
ngoài của một phần mặt cầu
trong của một phần mặt cầu
cong
lồi
Đáp án: A
Câu 2: Biết ( Nắm được tính chất của gương cầu lồi)
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là:
Ảnh ảo, hứng được trên màn chắn
Ảnh ảo mắt không thấy được
Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn
Một vật sáng
Đáp án: C
Câu 3: Hiểu ( Biết dùng gương cầu lồi để quan sát ảnh)
Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải:
Nhìn vào gương
Nhìn thẳng vào vật
Ở phía trước gương
Nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu vào mắt.
Đáp án: D
Câu 4: VDT ( Quan sát được ảnh qua gương cầu lồi)
Đặt một viên phấn trước một gương cầu lồi. Quan sát ảnh của nó trong gương, bốn học sinh có nhận xét như sau, hỏi nhận xét nào đúng?
Ảnh lớn hơn vật
Kích thước ảnh khác kích thước vật
Viên phấn lớn hơn ảnh của nó
Ảnh viên phấn đúng bằng viên phấn
Đáp án: C
Phần 01: TL ( 2 câu)
Câu 1: VDT( Hiểu được các yếu tố của gương cầu lồi)
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Đáp án: Vị trí đặt mắt, bán kính và kích thước của gương
Câu 2: VDC ( Biết được ứng dụng của gương cầu lồi trong cuộc sống)
Nêu một vài ứng dụng trong cuộc sống.
Đáp án: Dùng làm gương phản chiếu gắn ở ô tô, xe máy, ở những đoạn đường gấp khúc.
 BÀI : GƯƠNG CẦU LÕM
Phần 01: TNKQ ( 4 câu )
Câu 1: Biết ( Biết được đặc điểm của gương cầu lõm)
Vật như thế nào được coi là gương cầu lõm?
Vật có dạng hình cầu, phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm
Vật có dạng mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng
Vật có dạng mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: C
Câu 2: Biết ( Nhận biết được gương cầu lõm)
Trong các vật sau, vật nào có thể coi là gương cầu lõm?
Pha đèn pin
Mặt trước của cái thìa inoc
Mặt trên của cái chảo đánh bóng
Cả ba vật đều được
Đáp án: D
Câu 3: Hiểu ( So sánh được khoảng cách của vật và gương)
Đặt vật sáng AB ở phía trước, gần sát với gương cầu lõm, cho ảnh A’B’. So sánh kích thước của AB với A’B’:
AB > A’B’
AB < A’B’
AB = A’B’
Có thể A, hoặc B, hoặc C
Đáp án: B
Câu 4: VDT ( Biết được tác dụng của gương cầu lõm)
Chiếu một chùm tia tới song song vào một gương cầu lõm, chùm tia phản xạ là chùm gì?
Hội tụ tại một điểm
Song song
Phân kì
Có thể A, hoặc B, hoặc C
Đáp án: A
Phần 02: TL ( 2câu)
Câu 1: VDT ( Nêu được ứng dụng của gương cầu lõm trong thực tế)
Nêu một vài ứng dụng của gương cầu lõm trong thực tế mà em biết?
Đáp án: Pha đèn pin, đèn ô tô, xe máy.
Câu 2: VDC ( giải thích được ứng dụng của gương cầu lõm)
Hãy giải thích tại sao trong pha đèn pin, người ta lại dùng gương cầu lõm mà không dùng gương phẳng hoặc gương cầu lồi?
Đáp án: Pha đèn pin dùng để phản xạ ánh sáng chiếu đến từ dây tóc bóng đèn, chùm tia sáng tới là chùm phân kì. Trong ba gương chỉ có gương cầu lõm mới có khả năng biến đổi chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ.
 BÀI 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Phần 01: TNKQ ( 4 câu )
Câu 1: Biết ( Biết được nguồn sáng)
Vật nào sau đây được coi là nguồn sáng?
Mặt trời
Mặt trăng
Cả A, B đều đúng
Cả A, B đều sai
Đáp án: A
Câu 2: Biết ( Vật sáng là gì)
Vật nào sau đây được coi là vật sáng?
Bóng đèn đang thắp sáng
Mắt mèo lúc trời tối
Quyển vở để trên bàn vào ban ngày
Cả 3 vật trên đều là vật sáng
Đáp án: D
Câu 3: Hiểu ( Xác định được gương phẳng)
Trong các vật sau, vật nào có thể được coi là một gương phẳng?
Cánh cửa tủ gỗ lim
Mặt trong của chiếc thìa inoc nhẵn, bóng
Mặt nước trong ,phẳng lặng
Bìa quyển sách
Đáp án: C
Câu 4: VDT ( Hiểu được định luật phản xạ ánh sáng)
Định luật phản xạ ánh sáng mâu thuẫn với tính chất của gương nào trong ba gương sau?
Gương phẳng
Gương cầu lõm
Gương cầu lồi
Không gương nào
Đáp án: D
Phần 02: TL (2 câu )
Câu 1: VDT( Biết ứng dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống)
Bác sĩ nha khoa có một dụng cụ để quan sát phần bị che khuất của răng. The

Tài liệu đính kèm:

  • docCau_hoi_bai_tap_Vat_li_7.doc