Thư viện câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 (Có đáp án)

doc 70 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1229Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thư viện câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thư viện câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 8 (Có đáp án)
THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bộ môn: Vật lí Lớp 8
Bài : Chuyển động cơ học
 Phần 01: TNKQ (4 câu)
 Câu 1: Biết (Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc)
 Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?
Ô tô chuyển động so với mặt đường
Ô tô đứng yên so với người lái xe
Ô tô chuyển động so với người lái xe
Ô tô chuyển động so cây bên đường
 Đáp án: C
 Câu 2: Biết ( Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc)
 Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc?
Khi vật đó không chuyển động
Khi vật đó không dịch chuyển theo thời gian
Khi vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc
Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi
Đáp án: C
Câu 3: VDT (Hiểu được ví dụ về chuyển động cơ học)
Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?
Người lái đò đứng yên so với dòng nước
Người lái đò chuyển động so với dòng nước
Người lái đò đứng yên so với bờ sông
Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền
Đáp án: A
Câu 4: Hiểu ( Nắm được VD về chuyển động cơ học)
Quan sát cái quạt trần đang quay, Nam nhận xét như sau:
Cánh quạt chuyển động so với bầu quạt
Trần nhà chuyển động so với cánh quạt
Cả cánh quạt, bầu quạt và trần nhà đều chuyển động so với mặt trời
Cả A, B,C đều đúng.
Theo em, nhận xét nào sai?
Đáp án: A
Phần TL:
 Câu 1: VDT ( Biết chọn vật làm mốc)
Khi nói trái đất quay quanh mặt trời ta đã chọn vật nào làm mốc? Khi nói mặt trời mọc đằng đông, lặn đằng tây, ta đã chọn vật nào làm mốc?
Đáp án: -Mặt trời, Trái đất
 Câu 2: VDC ( Hiểu được dạng quỹ đạo và tên của chuyển động)
Hãy nêu dạng của quỹ đạo và tên của những chuyển động sau đây:
Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của trái đất
Chuyển động của con thoi trong rảnh của khung cửi
Chuyển động của đầu kim đồng hồ
Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang
Đáp án: A. Chuyển động tròn
 B. Dao động
 C. Chuyển động tròn
 D. Chuyển động cong
 BÀI: VẬN TỐC
Phần 01: TNKQ (4 Câu)
 Câu 1: Biết ( Độ lớn của vận tốc)
Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động
Độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong thời gian chuyển động
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là km/h và m/s
Tốc kế là dụng cụ dùng để đo vận tốc
Đáp án: B
Câu 2: Biết ( Biết được CT tính vận tốc)
 Công thức tính vận tốc là:
A. v= s/t B. v= s.t C. v= t/s D. s= v.t
Đáp án: A
Câu 3: Hiểu ( Hiểu được đơn vị của vận tốc)
Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc?
A. km.h B. m.s C.km/h D. m/s
Đáp án: C
Câu 4: VDT ( Vận dụng được CT tính vận tốc)
Hải đi từ nhà đến trường hết 30 phút, giả sử trên suốt quãng đường Hải đi với vận tốc không đổi bằng 15 km/h. Quãng đường từ nhà Hải đến trường là:
A. 450m B. 750m C. 7500m D. 75000m
Đáp án: C
Phần 02:TL (2 Câu)
Câu 1: VDT ( Làm được bài tập theo CT tính vận tốc)
Một ô tô khởi hành từ HN lúc 8h, đến HP lúc 10h. Cho biết đường HN-HP dài 100km thì vận tốc của ô tô là bao nhiêu km/h, m/s?
Đáp án: 50km/h, 13,8 m/s
Câu 2: VDC( Vận dụng được CT tính rồi so sánh)
Hai người đạp xe. Người thú nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thừ hai đi quãng đường 7,5 km hết 0,5 h.
Người nào đi nhanh hơn
Nếu 2 người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, 2 người cách nhau bao nhiêu km?
Đáp án: A. Tìm V1 =? V2 =? V1 > V2
1km
 Bài : CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Phần 01: TNKQ(4 Câu)
Câu 1: Biết ( Biết được chuyển động đều, không đều)
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: 
Chuyển động đều là chuyển động mà độ lớn của .không đổi theo thời gian
Chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động.
Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc là chuyển động
 là chuyển động mà độ lớn vận to6c1thay đổi theo thời gian
Đ áp án: A. Vận tốc
 B. Đều
 C. Không đều
 D. Chuyển động không đều
Câu 2: Biết ( Biết được CT tính vận tốc trung bình)
Một người đi được quãng đường s1, hết t1 giây, đi được quãng đường s2 ,hết t2 giây. Vận tốc trung bình của người đó trên tổng quãng đường s1 và s2 là:
A. Vtb= s1/t1 +s2/t2 B. Vtb = v1 +v2 / 2
C. Vtb = s1/v1 +s2/v2 D. Vtb = s1+s2/ t1 +t2
Đáp án D
Câu 3: Hiểu được chuyển động không đều là gì?
Các chuyển động sau đây, chuyển động nào là không đều?
Chuyển động của đoàn tàu bắt đầu rời ga
Chuyển động của đầu kim đồng hồ
Chuyển động của cánh quạt đang quay ổn định
Chuyển động tự quay của trái đất
Đáp án: A
Câu 4: VDT ( Vận dụng được CT tính vận tốc trung bình)
Một HS chạy cự li 1000m mất 4 phút 10 giây. Vận tốc trung bình của em đó là:
A. 10 km/h B. 7,2 km/h C. 4 m/s D.2 km/h
Đáp án: C
Phần 02: TL (2câu)
Câu 1: VDT ( Áp dụng được CT để giải bài toán)
Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95 km người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường.
Đáp án: 1,5 m/s
Câu 2: VDC ( Áp dụng được CT để giải bài toán)
Một ô tô chuyển động từ A đến B với vận tốc 40 km/h rồi chuyển động ngược lại từ B về A với vận tốc 50 km/h. Tính vận tốc trung bình cả đi lẫn về của ô tô đó.
Đáp án: 44,44 km/h
 BÀI : BIỂU DIỄN LỰC
Phần 01: TNKQ(4 câu)
Câu 1: Biết được tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật
Chọn các cụm từ thích hợp cho dưới đâyđiền vào chỗ trống trong các câu sau cho đúng: Quãng đường, khối lượng, biến đổi, thời gian, biến dạng, vận tốc.
Lực có thể làm thay đổi.của chuyển động hoặc làm..
Đáp án: Vận tốc-biến dạng
Câu 2: Biết được tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật
Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau:
Lực là nguyên nhân làm tăng vận tốc của vật
Lực là nguyên nhân làm giảm vận tốc của vật
 Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật
Lực là nguyên nhân làm vật chuyển động
Đáp án: C
Câu 3: Hiểu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật
Tại sao người có thể đi được trên mặt đất?
Do chân tác dụng vào cơ thể người làm người dịch chuyển
Do lực tác dụng ngược lại từ mặt đất lên chân người
Do chân không có lực cản tác dụng lên chân người
Do cả 3 nguyên nhân trên
Đáp án: B
Câu 4: VDT ( Biết được điểm đặt của lực)
Qủa bóngđang nằm trên sân, Nam đá vào quả bóng làm quả bóng lă đi. Ta nói Nam đã tác dụng vào quả bóng một lực, hãy chỉ ra điểm đặt của lực này:
Điểm đặt của lực ở chân người
Điểm đặt của lực ở quả bóng
Điểm đặt của lực ở mặt đất
Điểm đặt của lực ở chân người và mặt đất.
Đáp án: B
Phần 02: TL (2câu)
Câu 1: VDT ( Biểu diễn được lực bằng vec tơ)
Trọng lực của một vật là 1500 N( tỉ xích tùy chọn). Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Đáp án: Biểu diễn vec tơ P theo tỉ xích tùy chọn
Câu 2: VDC (Biểu diễn được lực bằng vec tơ)
Lực kéo một sà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích 1cm ứng với 500N.
Đáp án: Biểu diễn vec tơ F theo tỉ xích đã cho.
 BÀI: SỰ CÂN BẰNG LỰC –QUÁN TÍNH
Phấn 01: TNKQ (4câu)
Câu 1: Biết ( Biết được hai lực cân bằng là gì)
Đặc điểm nào sau đây không đúng vời hai lực cân bằng?
A. Cùng phương B. Cùng cường độ
C. Ngược chiều D. Đặt vào hai vật
Đáp án: D
Câu 2: Biết ( Nêu được quán tính của một vật là gì?)
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi? Hãy chọn câu trả lời đúng.
Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng
Vật không chịu tác dụng của lực nào
Vật chịu tác dụng của một lực
Các câu trên đều sai
Đáp án: C
Câu 3: Hiểu ( Tác dụng của hai lực cân bằng)
Vật ở trạng thái nào chịu tác dụng của hai lực cân bằng?
A. Đứng yên B. Chuyển động thẳng đều
C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều chưa đúng
Đáp án: C
Câu 4: VDT ( Biết được các hiện tượng liên quan đến quán tính)
Chọn câu trả lời sai cho câu hỏi sau?
Hiện tượng nào sau đây có được do quán tính?
A. Vẩy mực ra khỏi bút B. Giu quần áo cho sạch bụi
C. Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán
D. Chỉ có hai hiện tượng A, C
Đáp án: D
Phần 02: TL ( 2 câu)
Câu 1: VDC ( Giải thích được hiện tượng liên quan đến quán tính)
Toàn đang chạy nhanh thì gặp một cái cây ở bên đường, Toàn lấy một tay bám vào cây, Toàn có dừng lại được hay không, tại sao?
Đáp án: Toàn không dừng được vì có quán tính.
Câu 2: VDT (Giải thích được hiện tượng liên quan đến quán tính)
Ta biết rằng, lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu máy làm tàu tăng dần vận tốc. Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng tàu không thay đổi vận tốc. Điều có mâu thuẫn với nhận định trên không? Tại sao?
Đáp án: điều này không mâu thuẫn với nhận định ‘ lực tác dụng làm thay đổi vận tốc của vật” vì khi lực kéo của đầu máy cân bằng với lực cản tác dụng lên đoàn tàu sẽ không thay đổi vận tốc.
 BÀI: LỰC MA SÁT
Phần 01: TNKQ ( 4 Câu)
Câu 1: Biết ( Cách làm giảm lực ma sát)
Trong các cách làm sau đây, cách nào giảm được lực ma sát?
Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc
Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc
 Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc
Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Đáp án: C
Câu 2: Biết ( Biết được lực ma sát)
Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào đúng?
Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật 
Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia
Đáp án: D
Câu 3: Hiểu ( nắm được các trường hợp không phải là lực ma sát)
Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát?
Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường
Lực xuất hiện làm mòn đế giày
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn
Lực xuất hiện giữa dây cua roa với bánh xe truyền chuyển động
Đáp án: C
Câu 4: VDT ( đề ra được cách làm giảm lực ma sát)
Trong các cách làm sau đây, cách nào làm giảm lực ma sát?
Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Tăng tốc độ dịch chuyển vật
Giam bớt độ sần sùi giữa các mặt tiếp xúc
Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc
Đáp án: C
Phần 02: TL ( 2 câu )
Câu 1: VDT ( Biết được lực ma sát có ích và có hại)
Nêu VD trong đời sống chứng tỏ lực ma sát có ích và lực ma sát có hại
Đáp án: Lực ma sát giúp đinh ở yên trên trường, lực ma sát làm giảm chuyển động.
Câu 2: VDC ( Hiểu được lực ma sát xuất hiện khi nào)
Một học sinh đạp xe đến trường, lực ma sát xuất hiện ở đâu?
Đáp án: Ở bánh xe, tay lái, ổ trục và yên xe
BÀI : ÁP SUẤT
Phần 01: TNKQ (4 câu)
Câu 1: Biết( áp lực là gì)
Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép
Đơn vị của áp suất là N/m2
Đơn vị của áp lực là đơn vị của áp lực
Đáp án: B
Câu 2: Biết ( áp suất phụ thuộc vào F, S)
Trong các cách làm tăng hoặc giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng?
Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép
Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép
Muốn giảm áp suất thì tăng áp lực giữ nguyên diện tích bị ép
Muốn giảm áp suất thì tăng diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực
Đáp án: D
 Câu 3: Hiểu ( khi nào có áp lực)
Trong các lực sau đây thì lực nào là áp lực?
Trọng lượng của người ngồi trên ghế
Trọng lượng của quả cầu treo trên sợi dây
Lực kéo của đầu tàu
Lực ma sát của mặt đường
Đáp án: A
Câu 4: VDT ( Hiểu được độ lớn của áp lực)
Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?
Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu
Trọng lượng của đoàn tàu 
Lực ma sát giữa tàu và đường ray
Cả 3 lực trên
Đáp án: B
Phần 02: TL (2 câu)
Câu 1: VDT (Giai thích được các trường hợp làm giảm áp suất)
Khi qua chỗ bùn lầy, người ta thường dùng một tấm ván đặt lên trên để đi. Hãy giải thích vì sao?
Đáp án: Vì diện tích TX giữa tấm ván và mặt bùn lớn giữa bàn chân và mặt bùn nên khi đi trên đó thì áp suất gây ra trên mặt bùn được giảm đi.
Câu 2: VDC ( Hãy giải thích vì sao người ta làm mũi kim, mũi đột nhọn, còn chân bàn ghế thì không?
Đáp án: Diện tích tiếp xúc giảm, P tăng. Còn bàn chân, ghế thì không được làm nhọn để tránh hiện tượng bị lún.
 BÀI: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG- BÌNH THÔNG NHAU
Phần 01: TNKQ ( 4 câu)
Câu 1: Biết ( Biết được chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương)
Câu nào sau đây nói về áp suất của chất lỏng là không đúng?
Chất lỏng gây ra áp suất theo hướng từ trên xuống
CT tính áp suất chất lỏng là p= F/S
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó
Áp suất của chất lỏng phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng mà không phụ thuộc vào loại chất lỏng
Đáp án: A
Câu 2: Biết(Biết được chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương)
Tìm từ, cụm từ thích điền vào chỗ chấm:
Chất lỏng gây ra áp suất theo.lên đáy bình, thành bình và ..
Đáp án: mọi phương, cả trong lòng của nó.
Câu 3: Hiểu ( Hiểu được áp suất của chất lỏng phụ thuộc vào d,h)
 Áp suất của chất lỏng lên đáy bình phụ thuộc vào:
Khối lượng riêng của chất lỏng
Diện tích của đáy bình
Chiều cao của chất lỏng và diện tích của đáy bình
Trọng lượng riêng của chất lỏng và chiều cao của cột chất lỏng
Đáp án: D
Câu 4: VDT ( Biết vận dụng công thức tính áp suất)
Một thùng cao 2m đựng đầy nước. Áp suất của nước lên đáy thùng là:
20000N/m2
10000 N/m2
5000 N/m2
15000 N/m2
Đáp án: A
Phần 02: TL (2 câu)
Câu 1: VDT ( Biết vận dụng công thức P để giải thích một số hiện tượng liên quan đến áp suất)
Tại sao khi lặn xuống nước ta lại có cảm giác tức ngực.? Người thợ lặn chuyên nghiệp phải khắc phục bằng cách nào?
Đáp án: Khi lặn xuống nước, phổi người chịu tác dụng áp lực gây ra bởi áp suất của nước. Áp lực này lớn hơn ngoài không khí nên ta cảm thấy tức ngực. Mặc bộ quần áo bảo vệcó tác dụng giữ cho áp suất không khí bằng áp suất khí quyển trên mặt đất.
Câu 2: VDC ( Vận dụng được công thức tính áp suất để giải bài toán)
Một người thợ lặn mặc đồ lặn chịu được áp suất tối đa 82400N/m2 . Hỏi người thợ lặn đó có thể lặn xuống biển với độ sâu nhất là bao nhiêu mét. Cho biết TLR của nước biển là 10300N/m3.
Đáp án: 8m
 BÀI : ÁP SUẤT CHẤT LỎNG- BÌNH THÔNG NHAU (TT)
Phần 01: TNKQ ( 4 câu)
 Câu 1: Biết( nêu được mặt thoáng trong bình thông nhau)
Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau:
Trong bình thông nhau chứa.chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng .
Đáp án: cùng một, một độ cao.
Câu 2: Biết (biết được mặt thoáng trong bình thông nhau)
Câu nào sau đây nói về bình thông nhau là không đúng?
Bình thông nhau là bình cóa hai hoặc nhiều nhánh thông nhau
Trong bình thông nhau có thể chứa một hoặc nhiều chất lỏng khác nhau 
Nếu bình thông nhau chứa một loại chất lỏng thì chất lỏng đó luôn luôn chuyển động qua lại giữa các nhánh.
Trong bình chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao.
Đáp án: C
Câu 3: Hiểu ( Hiểu được mặt thoáng trong bình thông nhau)
Hai bình A và B thông nhau. Bình A đựng dầu, Bình B đựng nước ở cùng một độ cao. Hỏi sau khi mở khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không?
Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau
Dầu chảy sang nước vì dầu nhiều hơn
Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn
Nước chảy sang dầu vì áp suất của cột nước lớn hơn áp suất của cột dầu
Đáp án: D
Câu 4: VDT ( Vận dụng được nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực tính được lực tác dụng)
Một người muốn bơm ruột xe đạp để có áp suất 2,5. 105 Pa trên áp suất khí quyển. Nếu người đó dùng bơm với pit tông có đường kính 0,04 m thì phải tác dụng một lực bằng:
A. 628N B. 314N C. 440N D. 1256N
Đáp án: B
Phần 02: TL (2 câu)
Câu 1: VDT ( Biết sử dụng nguyên tắc về bình thông nhau)
Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860000 N/m2.
 Tàu đã nổi lên hay đã lân xuống? Vì sao khẳng định được như vậy?
Đáp án: Áp suất tác dụng lên vỏ tàu giảm, tức là cột nước ở phía trên tàu giảm. Vậy tàu đã nổi lên
Câu 2: VDC (Vận dụng được nguyên tắc về bình thông nhau trong thực tế)
Trong hai cái ấm, một ấm có vòi ấm dài cao hơn miệng ấm, ấm còn lại có vòi thấp hơn miệng ấm, ấm nào đựng được nước nhiều hơn?
Đáp án: Ấm có vòi cao hơn thì đựng nước nhiều hơn vì ấm và vòi ấm là bình thông nhau
Trường THCS Cẩm Sơn THƯ VIỆN CÂU HỎI
 Bộ môn: Vật lí Lớp 7 
 BÀI: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VẬT SÁNG
Câu 1: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi:
xung quanh ta có ánh sáng
ta mở mắt
có ánh sáng truyền vào mắt ta
không có vật chắn sáng
Đáp án: C
Câu 2: Nguồn sáng là gì?
Là những vật tự phát ra ánh sáng
Là những vật sáng
Là những vật được chiếu sáng
Là những vật được nung nóng
Đáp án: A
Câu 3: Một vật như thế nào thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó ?
Vật phát ra ánh sáng
Vật phải được chiếu sáng
Vật không phát sáng mà cũng không được chiếu sáng
Vật phải đủ lớn và cách mắt không quá xa
Đáp án: C
 BÀI: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Trong một môi trường trong suốt và .ánh sáng truyền đi theo đường .
Đáp án: đồng tính- thẳng
Câu 2: Quan sát ánh sáng phát ra từ bóng đèn điện. Có 4 ý kiến sau:
Đèn phát ra các chùm sáng phân kì
Đèn phát ra các chùm sáng phân hội tụ
 Đèn phát ra các chùm sáng song song
Đèn phát ra một tia sáng chiếu tới mắt người quan sát
Đáp án: A
Câu 3: Chỉ ra kết luận sai:
Ánh sáng phát ra dưới dạng các chùm sáng
Chùm sáng bao gồm các tia sáng riêng lẻ
Chùm sáng bao gồm vô số các tia sáng 
Trong thực tế không bao giờ nhìn thấy một tia sáng riêng lẻ.
Đáp án: B
 BÀI: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TT CỦA ÁNH SÁNG
Câu 1: Thế nào là vùng bóng tối?
Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới
Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn truyền tới
Cả A, B đều đúng
Cả A, B đều sai
Đáp án: A
Câu 2: Hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào những ngày nào trong tháng?
Những ngày đầu tháng âm lịch
Những ngày cuối tháng âm lịch
Ngày trăng tròn
Bất kì ngày nào trong tháng
Đáp án: C
Câu 3: Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm và thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực?
Đáp án: Nguyệt thực thường xảy ra khi mặt trời , trái đất , mặt trăng gần như thẳng hàng và trái đất nằm ở giữa . Khi đó, phía được chiếu sáng của mặt trăng quay hoàn toàn về trái đất nên ở trái đất thấy trăng tròn đó là những ngày rằm. Kích thước trái đất lớn hơn mặt trăng rất nhiều nên vùng bóng tối do trái đất tạo ra khi có nguyệt thực rộng hơn. Do đó hiện tượng nguyệt thực kéo dài hơn.
 BÀI: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có thể coi là gương phẳng ?
Tờ giấy trắng và phẳng
Mặt bàn gỗ
Miếng đồng phẳng được đánh bóng
Câu A, B, C đều đúng
Đáp án: C
Câu 2: Xác định vị trí của pháp tuyến tại điểm tới đối với gương phẳng?
Vuông góc với mặt phẳng gương 
Trùng với mặt phẳng gương tại điểm tới 
Ở phía bên phải so với tia tới 
Ở phía bên trái so với tia tới 
Đáp án: A
Câu 3: Tại sao sự tán xạ chỉ xảy ra trên mặt tờ giấy trắng , mặt tường mà không xảy ra trên mặt gương phẳng?
Đáp án: Vì mặt tờ giấy , mặt tường là các mặt không nhẵn . Khi ánh sáng gặp các mặt này sẽ bị hắt trở lại theo đủ mọi phương khác nhau gây nên sự tán xạ. Mặt gương rất nhẵn, ánh sáng chiếu tới mặt gương phản xạ theo một hướng nên không có hiện tượng tán xạ.
BÀI: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
Câu 1: Đặt một vật trước gương phẳng rồi quan sát ảnh của vật đó. Có các nhận định sau:
Vật đó cho ảnh hứng được trên màn
Vật đó cho ảnh nhỏ hơn vật , không hứng được trên màn
Vật đó cho ảnh ảo lớn bằng vật 
Cả 3 nhận xét trên đều đúng
Đáp án: C
Câu 2: Đ ặt một vật sáng có dạng một đoạn thẳng ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng ở vị trí như thế nào so với vật?
Luôn song song với vật
Luôn vuông góc với vật
Luôn cùng phương , ngược chiều với vật
Tùy vị trí của gương so với vật
Đáp án: D
Câu 3: Hai tấm gương phẳng giống hết nhau được đặt vuông góc với nhau và vuông góc với mặt sàn, mặt phản xạ quay vào nhau. Một người đứng giữa hai gương lần lượt nhìn ảnh của mình trong hai gương. Đặc điểm của ha

Tài liệu đính kèm:

  • docCau_hoi_Vat_li_8.doc