Trắc nghiệm Chủ đề: Chuyển động cơ, lực cơ – Vật lí 8

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1994Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Chủ đề: Chuyển động cơ, lực cơ – Vật lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trắc nghiệm Chủ đề: Chuyển động cơ, lực cơ – Vật lí 8
XÂY DỰNG MA TRẬN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
CHỦ ĐỀ: CHUYỂN ĐỘNG CƠ, LỰC CƠ – VẬT LÍ 8
Chuẩn kiến thức,
kỹ năng
Những năng lực cần bồi dưỡng
Hình thức kiểm tra, đánh giá
Câu hỏi/Bài tập
Định hướng 
hoạt động học tập
1. Chuyển động cơ
 Chuyển động cơ. Các dạng chuyển động cơ
- Tính tương đối của chuyển động cơ
- Tốc độ
K1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ
- Kiểm tra miệng
- Kiểm tra viết 
1.1
- GV thông báo kiến thức, HS ghi nhớ
K2: Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ. 
P4: Nêu được tốc độ trung bình là gì.
Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
K3: Vận dụng được công thức v = 
Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
K4: Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
C1: xác định tốc độ trung bình.
- Kiểm tra viết hoặc kiểm tra miệng:
 + TNKQ.
1.2,1.3,1.4,1.5, 1.6
- Thực hiện ở hoạt động vận dụng kiến thức về chuyển động cơ học
P1:. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học.
P2: Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.
X6: Trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận, tự rút ra nhận xét khi vật chuyển động, đứng yên.
- Kiểm tra viết hoặc kiểm tra miệng:
 + TNKQ.
 1.7,1.8,1.9,1.10
- Tổ chức dạy học theo hình thức hoạt động nhóm. Phương pháp chủ đạo là “Dạy học nêu và giải quyết vấn đề”
- Các nhóm hoạt động.
- Hướng dẫn thảo luận và khái quát hóa kiến thức.
2.Lực cơ
- Lực. Biểu diễn lực
- Quán tính của vật
 - Lực ma sát
K1: Nêu được lực là đại lượng vectơ.
K3: Nêu được quán tính của một vật là gì. 
K4: Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
P7: Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
- Kiểm tra miệng
- TNKQ
2.1,2.2,2.3,2.4,2.5
- GV tổ chức cho học sinh hình thành kiến thức, HS ghi nhớ
- Tổ chức dạy học theo hình thức hoạt động nhóm. Phương pháp chủ đạo là “Dạy học nêu và giải quyết vấn đề”
- Các nhóm hoạt động.
- Hướng dẫn thảo luận và khái quát hóa kiến thức.
X1: Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.
 Biểu diễn được lực bằng vectơ.
P4: Nêu được ví dụ chứng minh tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
- Bài tập vận dụng
-TNKQ
2.6,2.7,2.8,2.9,2.10
Thực hiện ở hoạt động củng cố kiến thức. Có thể tổ chức thi đấu giữa các nhóm.
CÂU HỎI:
1.1 Thế nào là chuyển động cơ học?
1.2.Trong các chuyển đông sau đây: chuyển động nào là chuyển động đều, không đều? Giải thích
a/ Chuyển động của đầu cánh quạt đang quay ổn định.
b/ Chuyển động của ô tô khi khởi hành.
c/ Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc..
d/ Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.
1.3. Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào sai?
v = 40 km/h. B. v = 400 m / ph. C. v = 4km/ ph. D. v = 11,1 m/s.
1.4. Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 40 km/h; nửa thời gian sau đi với vận tốc 30 km/h. Vận tốc trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển động là:
 A. 30km/h;	B. 40km/h;	C. 70km/h; D. 35km/h
 1.5. Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả 2 đoạn đường là: 
A. 13cm/s;	B. 10cm/s;	C. 6cm/s;	D. 20cm/s.
1.6.Một hòn bi sắt lăn trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Coi như không có ma sát và sức cản của không khí. Trong trường hợp này có công nào được thực hiện không?
1.7.Nêu 3 ví dụ về chuyển động cơ học trong thực tế?
1.8. Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai?
Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc là : v = S.t.
Đơn vị của vận tốc là km/h.
1.9. Vận tốc của ô tô là 40 km/ h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là 600m/ phút.Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng.
Tàu hỏa – ô tô – xe máy.
Ô tô- tàu hỏa – xe máy.
Tàu hỏa – xe máy – ô tô.
D. Xe máy – ô tô – tàu hỏa.
1.10. Một người đi được quãng đường S1 hết thời gian t1 giây, đi quãng đường S2 hết thời gian t2 giây. Vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường S1 và S2 là:
A. ; B.; C. ;	D. .
Câu 2.1. Nêu tác dụng của lực? Tại sao nói lực là đại lương vec tơ?
Câu 2.2. Cách biểu diễn vec tơ lực?
Câu 2.3. Dùng khái niệm quán tính giải thích các hiện tượng?
Khi xe ô tô dột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái.
Khi nhảy từ trên cao xuông chân ta bị gập lại.
Khi cán búa bị lỏng, có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất.
Câu 2.4. Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?
Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm.
Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột.
Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt.
Chó kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe trượt.
Câu 2.5. Trường hợp nào dưới đây, lực ma sát có hại?
A. Dùng tay không rất khó mở nắp lọ bị kẹt.
B. Ma sát làm nóng và làm mòn những bộ phận chuyển động của máy móc.
C. Trời mưa, trên đường nhựa đi xe đạp dễ bị ngã.
D. Tất cả các trường hợp trên lực ma sát đều có hại.
Câu 2.6. Khi nào xuất hiện lực ma sat trượt, lăn, nghỉ? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2.7. Biểu diễn lực sau: Lực tác dụng lên vật theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 40N, tỉ xích 1cm ứng với 20N
Câu 2.8. Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:
	10N	 	
F
A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.
B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.
Câu 2.9. Phát biểu nào sai khi nhận biết lực ?
Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
Khi hình dạng của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
Khi vật bị biến dạng và thay đổi vận tốc ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
Khi vận tốc của vật không thay đổi ta có thể kết luận không có lực tác dụng vào vật.
Câu 2.10. Nêu được ví dụ chứng minh tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật?

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_danh_gia_theo_huong_phat_trien_nang_luc_ly_8_hkI.doc