Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thành Long

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Thành Long
TRƯỜNG THCS THÀNH LONG
TỔ TỰ NHIÊN 
 KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017
Ngày kiểm tra:  tháng 12 năm 2016
Môn kiểm tra: VẬT LÍ - Lớp: 8 Hệ: THCS
Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề)
I. THIẾT KẾ MA TRẬN:
TÊN CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
CÁC KN/NL CẦN HƯỚNG TỚI
 Cơ học
- Chuyển động cơ học - Tốc độ
- Biểu diễn lực; Sự cân bằng lực - Quán tính; 
- Lực ma sát; Ôn tập
- Áp suất.
- Áp suất chất lỏng.
- Bình thông nhau; Máy nén thuỷ lực.
- Áp suất khí quyển.
- Lực đẩy Acsimet.
- Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Acsimet.
- Sự nổi.
- Công cơ học.
- Định luật về công.
- Ôn tập.
- Viết được công thức tính tốc độ và nêu rõ các đại lượng, đơn vị trong công thức. Nêu được ý nghĩa tốc độ của vật chuyển động.
- Biết được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy thủy lực. 
Câu 1
Câu 2
- Hiểu được sự xuất hiện của các loại lực ma sát. Ma sát có lơi và có hại. 
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế thường gặp liên quan đến quán tính.
Câu 3
 Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ácsimét.
Câu 5
Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài toán về áp suất. Và tính được áp lực theo công thức tính áp suất.
Câu 4
- Năng lực tự học.
- Năng lực tư duy.
- Kĩ năng trình bày, nhận biết: Câu 1,2. 
- Kĩ năng liên hệ thực tế: Câu 3.
- Kĩ năng sử dụng công thức tính toán: Câu 4,5
Số câu: 5
10 điểm
100%
Số câu: 2
5 điểm
50 %
Số câu: 1
3 điểm
30 %
Số câu: 1
1 điểm
10 %
Số câu: 1
1 điểm
10 %
Tổng số câu: 5câu
Số điểm:10 điểm 
100%
2 câu
5 điểm
50%
1 câu
3 điểm
30%
1 câu
1 điểm
10 %
1 câu
1 điểm
10%
II. ĐỀ KIỂM TRA:	
 KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017
Ngày kiểm tra:  tháng 12 năm 2016
Môn kiểm tra: VẬT LÍ - Lớp: 8 Hệ: THCS
Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề)
(Học sinh không phải chép đề vào giấy kiểm tra)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: a/ Viết công thức tính tốc độ, nêu rõ các đại lượng và đơn vị trong công thức?(1,5 điểm)
 b/ Tốc độ người đi xe mô tô là 36km/h có ý nghĩa gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy thủy lực? (3 điểm).
Câu 3: a/ Cho biết biết tên của loại lực ma sát xuất hiện; ma sát đó có lợi hay có hại trong các trường hợp sau: (2 điểm)
	- Ma sát giữa lốp xe với mặt đường.
	- Ma sát giữa các chi tiết máy trượt trên nhau.
	- Ma sát giữa đế giày với mặt đường.
	- Ma sát giữa bàn tay với vật đang giữ trên tay.
	b/ Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách ngồi trên xe bị nghiêng về bên trái. Hãy giải thích. (1 điểm)
Câu 4: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Tính trọng lượng của người đó.(1 điểm)
Câu 5: Một vật có thể tích 50dm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật. Cho biết trọng lượng riêng của nước là d = 10000N/m3 (1 điểm)
Hết
Họ và tên học sinh: 	
Số báo danh: 	..
III. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
Phần(TL)
Đáp án
Biểu điểm
Cơ học
Câu 1: (2 điểm).
 - Công thức : v = (m/s) hoặc (km/h)
 v : tốc độ (m/s) hoặc (km/h)
Với: s: quãng đường đi được (m) hoặc (km)
 t: thời gian đi hết quãng đường đó (s) hoặc (h)
 - Ý nghĩa: Trong một giờ xe mô tô đi được 36km. 
0,5điểm
1,0điểm
0,5điểm
Câu 2: (3 điểm).
 - Cấu tạo: Bộ phận chính của máy thủy lực gồm 2 ống hình trụ, tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pittông. 
 - Nguyên tắc hoạt động: 
 Khi ta tác dụng một lực f lên pittông nhỏ, lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p=áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn 
tới pittông lớn và gây ra lực F nâng pittông lớn lên: 
F = p.S = . Suy ra: 
1,0điểm
2,0điểm
Câu 3: (3 điểm). 
a/ - Ma sát giữa lốp xe với mặt đường: Ma sát lăn, có lợi.
 - Ma sát giữa các chi tiết máy trượt trên nhau: Ma sát trượt, có hại.
 - Ma sát giữa đế giày với mặt đường: Ma sát trượt, có hại.
 - Ma sát giữa bàn tay với vật đang giữ trên tay: Ma sát nghỉ, có lợi.
b/ Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách ngồi trên xe bị nghiêng về bên trái : do quán tính xe vẫn đang chuyển động về phía trước nên hành khách không kịp thay đổi trạng thái chuyển động.
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
1,0điểm
Câu 4: (1 điểm).
 Tóm tắt: Giải
 p = 1,7.104N/m2	 Trọng lượng của người tác dụng lên mặt sàn là :
 S = 0,03m2	 F 
 P = ? N p = ― => F = p.S = 1,7.104. 0,03 = 510 (N) 
	S
 Vậy: P = F = 510N 
 Đáp số: P = 510 N
0,25điểm
0,5điểm
0,25điểm
Câu 5: (1 điểm) 
 Tóm tắt Giải
 V = 50dm3 = 0,05m3 Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật là:
 d = 10000N/m3 FA = d.V = 10000. 0,05 = 500 (N)
 FA = ? N Đáp số: FA = 500N 
0,25điểm
0,5điểm
0,25điểm
 Hết
 Thành Long, ngày 07 tháng 11 năm 2016
 GVBM
 Trần Thị Nhàn

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HKI_Li_8.doc