PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và đào tạo Lạng Sơn - Trường PTDTNT THCS huyện Bắc Sơn - Địa chỉ: thôn Hợp Thành, xã Hữu Vĩnh, huyện Bắc Sơn Điện thoại: 0253837414; Email: ptdt.bacson@sodlangson.edu.vn - Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên): 1. Họ và tên Nguyễn Văn Đình Ngày sinh: 07/04/1988 Môn :Vật lí - KTCN Điện thoại: 01696972080; Email: nguyendinh906@gmail.com 2. Họ và tên: Hoàng Thị Thúy Ngày sinh: 30/03/1971 Môn : Toán - Lí Điện thoại:01695611366; Email: hoangthuyntbs@gmail.com PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN Tên hồ sơ: Dạy học theo chủ đề tích hợp Môn Vật lí 7 – Tiết 16 - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn Mục tiêu dạy học Môn học chính: Vật lí Các môn tích hợp: Sinh học, Địa lí và Giáo dục công dân. Sinh học 6: Chương IX. Vai trò của thực vật. GDCD 6: Bài 7. Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. GDCD 7: Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Địa lí 6: Bài 23. Sông và hồ. Địa lí 8: Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam. 2.1. Kiến thức Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn, nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. Nêu được 3 cách để chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng: tác động vào nguồn âm (giảm độ to của tiếng ồn phát ra), ngăn chặn đường truyền âm, phân tán âm trên đường truyền. Kể tên được một số vật liệu cách âm. Môn Sinh học 6: Nêu được vai trò của thực vật (điều hòa khí hậu, bảo vệ đất và nguồn nước,) Môn Địa lí 6, 8: Nêu được cách thức hoạt động của các hồ thủy điện và ảnh hưởng của nó đến môi trường. 2.2. Kĩ năng Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. Thực hiện được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn đơn giản nhất: tắt khi không sử dụng, trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung, hạn chế sử dụng túi nilon, Vẽ được sơ đồ tư duy về vấn đề chống ô nhiễm tiếng ồn. Vận dụng các kĩ năng của các môn học liên môn để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra: Môn Giáo dục công dân 6, 7: Rèn luyện đức tính yêu thiên nhiên, biết cách bảo vệ môi trường sống của mình. 2.3. Thái độ Hứng thú tìm hiểu kiến thức chống ô nhiễm tiếng ồn và áp dụng vào cuộc sống. Môn Giáo dục công dân: Có thái độ tích cực bảo vệ môi trường. Đối tượng dạy học của bài học Khối lớp 7: 7A1, 7A2, 7A5, 7A7 Sĩ số: 30 Học sinh/Lớp Đặc điểm: Học sinh sống ở thành phố công nghiệp, khu đông dân cư - hàng ngày chịu ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông và các công xưởng, nhà máy phát ra. Ý nghĩa của bài học 4.1. Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn dạy học Bài học cung cấp cho học sinh các kiến thức, kĩ năng chống ô nhiễm tiếng ồn và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đó vào trong cuộc sống. Bài học có y′ nghĩa đối với thực tiễn dạy học trong các nhà trường: học phải gắn liền với thực tiễn, học để làm người, học để cùng chung sống. Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn đời sống xã hội Bài học giúp học sinh hình thành thái độ tích cực, có trách nhiệm với chính môi trường sống của mình, bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất. Bài học khẳng định ảnh hưởng to lớn của giáo dục đối với nhận thức, hành động và thái độ của mỗi cá nhân trong xã hội. Thiết bị dạy học, học liệu Sử dụng Microsoft Power Point 2003 để soạn thảo bài giảng điện tử. Sử dụng một số video về ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường trên website youtube.com Sử dụng CNTT để trình chiếu các hình ảnh và video có sử dụng trong bài học. Sử dụng 1 số đồ dùng dạy học đơn giản: miếng gỗ, miếng kim loại mỏng, miếng xốp, miếng vải dạ, tấm thủy tinh,để học sinh có thể làm thí nghiệm rõ nhất về tính chất phản xạ âm của các vật liệu. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học A. Chuẩn bị GV: máy tính, máy chiếu; 1 tấm kim loại, tấm kính, tấm vải dạ, miếng xốp, HS: ôn lại bài cũ và đọc trước bài mới. Tiến trình dạy học Ổn định lớp, lớp trưởng báo cáo sĩ số (1’) Kiểm tra bài cũ: không Đặt vấn đề (2’) Trong cuốn tự truyện “Bất khuất” của nhà cách mạng Nguyễn Đức Thuận, ông đã kể lại cách mà kẻ thù tra tấn các chiến sĩ mà không cần bắn súng, đánh đập, nhưng lại khiến họ đau đớn – đó là cách chúng đẩy người chiến sĩ vào thùng sắt rồi đậy nắp lại. Sau đó chúng dùng búa gõ mạnh bên ngoài thùng. Kiểu tra tấn đó đã làm cho các chiến sĩ ù tai, chóng mặt, ngất xỉu, Vậy tiếng động như thế nào đã làm đau đớn thể xác người chiến sĩ? Hoạt động 1. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (15’) Phương pháp: hoạt động nhóm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt GV: y/c HS Xem video và lắng nghe những âm thanh phát ra. H1: các con có thích những âm thanh này hay không? Dẫn dắt: Trong cuộc sống, một âm có thể là hay, dễ chịu đối với người này nhưng lại là phiền hà, khó chịu đối với người khác. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu mọi âm thanh không mong muốn đều là tiếng ồn. Tuy nhiên, có phải mọi tiếng ồn đều gây ô nhiễm tiếng ồn hay không. GV: y/c HS quan sát 15.1, 2, 3, thảo luận nhóm đôi trong 3’ để trả lời C1. H2. Tiếng ồn trong hình nào là tiếng ồn gây ô nhiễm? Vì sao em biết? GV: mời 1 số nhóm cử đại diện phát biểu, nhận xét. H3. Vậy, ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi nào? Các nhóm hãy hoàn thành phần kết luận trong SGK. GV: mời 1 số nhóm phát biểu kết luận của nhóm mình, thống nhất và chốt lại kết luận. 4.GV: y/c HS làm việc cá nhân, hoàn thành C2. 5.GV: Mở rộng Hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn có ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của con người. về sinh lí: đau đầu, tim đập nhanh, chóng mặt, mệt mỏi về tâm lí: cáu gắt, bồn chồn, HS: - phát biểu y′ kiến cá nhân về âm thanh mình nghe được. - nhận thức vấn đề đặt ra, tiếp thu, ghi bài. HS: thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. 15.1- Sấm, sét: to, chỉ xảy ra một thời gian ngắn, không gây ảnh hưởng liên tục đến sức khỏe và sinh hoạt của con người→ không phải ô nhiễm tiếng ồn. 15.2- Máy khoan bê tông liên tục cạnh nơi làm việc: tiếng ồn to, kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của con người → ô nhiễm tiếng ồn. 15.3 – Họp chợ ồn ào gần lớp học: tiếng ồn to, kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của con người → ô nhiễm tiếng ồn. HS: hoàn thành phần kết luận. Ô nhiễm tiếng ồn: xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. HS: nhận nhiệm vụ, thảo luận kết quả và trả lời câu hỏi. Đáp án: b, d. HS: tiếp thu, có thể liên hệ với bản thân khi sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn. I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn +) Ví dụ máy khoan bê tông liên tục cạnh nơi làm việc. họp chợ ồn ào gần lớp học. +) Kết luận: Ô nhiễm tiếng ồn: xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. 2. Hoạt động 2. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (17’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: dẫn dắt Trong cuộc sống, tiếng ồn thường gặp nhất là tiếng ồn giao thông. Vậy, làm thế nào để hạn chế bớt ảnh hưởng của tiếng ồn giao thông đến cuộc sống của chúng ta? 2. GV: nhận xét và giới thiệu: SGK đưa ra 1 số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Thảo luận nhóm năm trong 4’ và trả lời C3: H4: - Tác động vào nguồn âm như thế nào để làm giảm tiếng ồn? Làm thế nào để phân tán âm trên đường truyền âm? Làm thế nào để ngăn chặn âm không cho âm truyền đến tai? 3. GV: nhận xét và chốt lại kết luận. GV: trong các biện pháp trên, biện pháp chủ động nhất là: ngăn không cho âm truyền đến tai. Trong thực tế, người ta thường sử dụng những vật liệu cách âm, để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít. - phát 1 số vật liệu đã chuẩn bị cho HS. H5. Theo con, những vật liệu đó có đặc điểm gì, kể tên một số vật liệu? GV: nhận xét và chốt lại. HS: thảo luận và đưa ra y’ kiến của nhóm mình. HS: nhận nhiệm vụ. Tác động vào nguồn âm: (1 cấm bóp còi (giảm độ to) - Phân tán âm trên đường truyền: (3) trồng nhiều cây xanh,... - Ngăn không cho âm truyền đến tai: (2,4) xây tường chắn (tường xốp, tường bê tông),làm tường phủ dạ, nhung, HS: tiếp thu, ghi bài. HS: nhận dụng cụ (1 số vật liệu) để tìm hiểu về tính chất phản xạ âm của chúng. Thảo luận và trả lời: Vật liệu để ngăn chặn âm: làm cho âm truyền qua ít (tường xốp, vải dạ, vải nhung,- dùng vật liệu phản xạ âm kém) Vật liệu phản xạ âm tốt (kính, gạch, bê tông, gỗ). II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn Tác động vào nguồn âm: giảm độ to, - Phân tán âm trên đường truyền: trồng cây, - Ngăn không cho âm truyền đến tai: xây tường chắn, đóng cửa, bịt tai, Vật liệu cách âm: Vật liệu để ngăn chặn âm: làm cho âm truyền qua ít (tường xốp, vải dạ, vải nhung,- dùng vật liệu phản xạ âm kém) Vật liệu phản xạ âm tốt (kính, gạch, bê tông, gỗ) 3. Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà (10’) Phương pháp: làm việc cá nhân. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt GV: y/c HS Vận dụng Làm việc cá nhân, hoàn thành C5, C6. Trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài. Liên hệ cuộc sống: các cách làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống của em ? Củng cố: y/c HS nhắc lại một số kiến thức trọng tâm. Mở rộng : 1. Trong các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở trên, biện pháp trồng nhiều cây xanh không những có tác dụng phân tán âm trên đường truyền, mà còn có vai trò to lớn khác. H6 : Chương trình sinh học 6 chúng ta đã tìm hiểu vai trò của cây xanh, theo các con, đó là những vai trò, những tác dụng nào? 2. Tương tự hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn, chúng ta đang phải đối mặt với hiện tượng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm ánh sáng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Hiện tượng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm ánh sáng cũng xảy ra trong thời gian dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. Vì vậy, mỗi cá nhân cần phải có những việc làm cụ thể để giữ gìn môi trường sống của chính chúng ta và thế hệ con cháu mai sau. BTVN: 15.2→ 15.5 SBT HS: làm việc cá nhân và hoàn thành nhiệm vụ. C5 : đề nghị không làm việc trong giờ nghỉ ; di chuyển đi nơi khác ; đóng cửa, che rèm, trồng cây, C6 : tình huống ô nhiễm tiếng ồn xảy ra trong cuộc sống của em là : Nhà ở cạnh quán karaoke, nhà ở cạnh đường giao thông, Biện pháp : Đóng cửa, che rèm, xây tường xốp và làm cửa kính cách âm, Trồng nhiều cây Yêu cầu quán karaoke cách âm, không hoạt động trong giờ nghỉ, Câu hỏi đầu bài : khi bị nhúng ngập đầu trong thùng nước kín, ngoài bị sặc nước, ngộp thở, các chiến sĩ còn bị ù tai, vỡ tai đau đớn, do khi gõ mạnh bên ngoài thùng, âm truyền trong nước gặp thành của thùng nước - bị phản xạ nhiều lần, độ to của âm tăng lên và ảnh hưởng đến tai. HS : nhắc lại kiến thức trọng tâm. tác dụng của việc trồng nhiều cây xanh : + Lọc không khí, làm môi trường sống trong lành hơn, Giảm nhiệt cho nhà ở (điều hòa khí hậu). + bảo vệ đất, nguồn nước HS : xem video về ô nhiễm môi trường, đưa ra một số biện pháp để bảo vệ môi trường : Hạn chế xả rác ra môi trường, nếu phải thải rác thì phải phân loại rác. Tiết kiệm điện, nước,..bằng cách tắt khi không sử dụng, Sử dụng đồ tái chế : sử dụng các chai lọ nhựa để trồng thêm cây xanh, Sử dụng năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, năng lượng gió...) (sử dụng năng lượng thủy điện có ảnh hưởng xấu đến môi trường – địa lí 6, 8) III. Vận dụng C5, C6 BTVN: Vẽ sơ đồ tư duy về chống ô nhiễm tiếng ồn ; các cách bảo vệ môi trường. 15.2→ 15.5 SBT Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Học sinh có thể vận dụng kiến thức để làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận liên quan. Học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết những tình huống cụ thể thường gặp trong cuộc sống. Các sản phẩm của học sinh - Sơ đồ tư duy về chống ô nhiễm tiếng ồn; sơ đồ tư duy về các cách bảo vệ môi trường. - Mỗi học sinh trồng thêm cây xanh trong nhà mình, mỗi lớp trồng thêm một số chậu cây nhỏ trong lớp học. - Sưu tầm một số tranh ảnh về sản phẩm tái chế (từ chai nhựa, vỏ lon,)
Tài liệu đính kèm: