Một số bài tập hóa học lớp 9

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1205Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số bài tập hóa học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số bài tập hóa học lớp 9
1) Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có oxi), thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
Cho phần 1 vào dung dịch HCl (dư) thu được 7,84 lít khí H2 (đktc);
Cho phần 2 vào dung dịch NaOH (dư) thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
Đặt nAl = x nFe2O3 = y trong mỗi phần 
 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
 2y y 2y
Do phản ứng xảy ra hoàn toàn và cho phần 2 của hỗn hợp X vào dung dịch NaOH thu được khí H2 => Chất rắn X : Al2O3, Fe, Al dư
 P1: Fe Fe2+ + 2e Al Al3+ + 3e 2H+ +2e H2
 2y 2.2y x-2y 3(x-2y) 0,7 0,35
 ta có : 2.2y + 3(x - 2y) = 2.0,35 = 0,7 (I)
 P2: Al Al3+ + 3e 2H+ +2e H2
 x-2y 3(x-2y) 0,3 0,15 
 3(x-2y) = 0,15.2 = 0,3 (II)
Từ (I) và (II) => 4y = 0,4 => y = 0,1 => x = 0,3 
2) Hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe (với tỉ lệ số mol giữa Na và Al tương ứng là 2 : 1). Cho X tác dụng với H2O (dư) thu được chất rắn Y và V lít khí. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 0,25V lít khí. Biết các khí đo ở cùng điều kiện, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ số mol của Fe và Al trong X tương ứng là
: Đặt nNa = x nAl = y nFe = z 
	2Na + 2H2O 2NaOH + H2 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
 x x x x x 3/2x
Chất rắn Y : Fe, Al dư
 Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 
 z z
Theo đề : x = 2y chất rắn Y : Fe
 nH2 = x + 3/2x = V => 
 nH2 = z = 0,25V = =>
3) Tiến hành điện phân (với điện cực trơ) V lít dung dịch CuCl2 0,5M. Khi dừng điện phân thu được dung dịch X và 1,68 lít khí Cl2 (đktc) duy nhất ở anot. Toàn bộ dung dịch X tác dụng vừa đủ với 12,6 gam Fe. Giá trị của V là
CuCl2 Cu + Cl2
dung dịch X : CuCl2 còn dư
 Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu
 0,225 
 nCuCl2 = 0,075 + 0,225 = 0,3(mol) => V = 0,3/0,5 = 0,6 
4) Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cr, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,7 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 9,09 gam muối. Khối lượng Al trong 2,7 gam X là bao nhiêu?
đặt nFe = x(mol) ; nCr = y(mol) ; nAl = z(mol) 
 56x + 52y + 27z = 2,7 (I)
Quá trình nhường : Fe Fe2+ + 2e Cr Cr2+ + 2e Al Al3+ + 3e
 x 2x y 2y z 3z
 2H+ + 2e H2
 0,14 = 0,07
Theo định luật bảo toàn electron: 2x + 2y + 3z = 0,14 (II)
mmuối = mkim loại + mCl- => mCl- = mmuối - mkim loại = 9,09 - 2,7 = 6,39
 2Cl- + 2e Cl2
 Theo định luật bảo toàn electron : 2.().35,5 = 6,39 (III)
Từ (I),(II),(III) => x = y = z = 0,02(mol) => mAl = 27.0,02 = 0,54 g
5) Hòa tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, rất dư) sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Giá trị của m là:
n Fe3O4 = 0,02 ; n KMnO4 = 0,01
 Fe3O4 + 8H+ → Fe2+ + 2Fe3+ + 4H2O
 0,02--------------0,02-----0,04
 Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
 x----------------------------2x
→ n Fe2+ = 0,02 + 2x
 5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
 0,05-------0,01
→ 0,02 + 2x = 0,05 → x = 0,015 ; Vậy mCu = 0,015.64 = 0,96 gam
6) Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là:
Z pứ với dung dịch H2SO4 loãng thu được một muối duy nhất → Z có Fe dư và Cu tạo ra
Vậy trong Z có 0,28 gam Fe dư và 2,84 – 0,28 = 2,56 gam Cu
→ m hỗn hợp X pứ với Cu2+ = 2,7 – 0,28 = 2,42 gam
→ 56x + 65y = 2,42 (1) v 64x + 64y = 2,56 
→ x = 0,02 → mFe(pứ với Cu2+) = 0,02.56 = 1,12 → m Fe ban đầu = 1,12 + 0,28 = 1,4 
→ %mFe = 1,4/2,7 = 51,85%.
7) Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp X là
2FeS + 7/2O2 → Fe2O3 + 2SO2
2FeS2 + 11/2O2 → Fe2O3 + 4SO2
→ Từ hai pt cháy cho thấy cứ mỗi mol FeS hay FeS2 cháy đều làm số mol khí giảm (7/2 – 2)/2 = 0,75 mol
Giả sử ban đầu có 1 mol không khí , (Chú ý, N2 không tham gia vào pứ → nN2 không đổi, sau pứ %N2 tăng lên chứng tỏ số mol hỗn hợp khí giảm) → nY = 80/84,8 = 0,9434mol
→ nkhí giảm = 1 – 0,9434 = 0,0566 mol → nX = 0,0566/0,75 = 0,0755
nSO2= 14%.0,9434 = 0,132
Gọi x là số mol FeS, y là số mol FeS2 ta giải hệ pt:
x + y = 0,0755 (1) v x + 2y = 0,132 → x = 0,019 ; y = 0,0565
→%FeS = (0,019.88)/(0,019.88 + 0,0565.120) = 19,64%
8) Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dd gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dd sau PƯ thì khối lượng muối khan thu được là
n Cu = 0,12 ; nHNO3 = 0,12; nH2SO4 = 0,1 → ∑nH+ = 0,32
 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
 0,12---0,32----0,08--------0,12
→ Dung dịch sau pứ có 0,12 mol Cu2+ ; 0,1 mol SO42- ; và (0,12 – 0,08) = 0,04 mol NO3-
→ m muối = 0,12.64 + 0,1.96 + 0,04.62 = 19,76 gam
9) Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.
	- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
	- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).
	Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là
+ Phần 1: n H2 = 0,035 +Phần 2: hỗn hợp kim loại Y là Al dư và Fe
 K → 1/2H2 K → 1/2H2
 a-------1/2a (I) a-------1/2a
 Al → 3/2H2 Al→ 3/2H2
 y--------3/2y a--------3/2a
 Ta có 1/2a + 3/2a = 0,488/22,4 → a = 0,01
Thế a = 0,01 vào (I) → 1/2a + 3/2y = 0,035 → y = 0,02
n Al trong hỗn hợp Y = y – a = 0,02 – 0,01 = 0,01
n H2 thu được khi Y pứ với HCl = 0,56/22,4 = 0,025 mol
→ Al → 3/2H2
 0,01------0,015
→ n H2 do Fe tạo ra = 0,025 – 0,015 = 0,01 = nFe
Vậy khối lượng mỗi kom loại trong mỗi phần là
m Al = 0,02.27 = 0,54 ; m K = 0,01.39 = 0,39 ; m Fe = 0,01.56 = 0,56
10) Cho 0,87 gam hh gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dd H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dd là
n H2SO4 = 0,03 → nH+ = 0,06
n H2 = 0,448/22,4 = 0,02
n Cu = 0,32/64 = 0,005
n NaNO3 = 0,005
 Fe + 2H+ → Fe2+ + H2
 x-----2x--------x--------x
 Al + 3H+ → Al3+ + 3/2H2
 y-----3y---------y--------3/2y
Ta có : x + 3/2y = 0,02 (1) và 56x + 27y = 0,87 – 0,32 = 0,55 (2)
(1)v(2) → x = 0,005 v y = 0,01
Dung dịch sau pứ có : nFe2+ = 0,005 và nH+ còn lại = 0,06 – 2x – 3y = 0,06 – 2.0,005 – 3.0,01 = 0,02
 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O
 0,005---1/150---0,005/3-------------0,005/3
→ n H+ còn = 0,02 – 1/150 = 1/75 ; n NO3- = 0,005 – 0,005/3 = 1/300
 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
 0,005---1/75----1/300 ---------------1/300
Sau phản ứng H+ và NO3- hết 
→ n NO = 0,005/3 + 1/300 = 0,005 → V NO = 0,005.22,4 = 0,112 lít
m muối = m các kim loại ban đầu + m SO42- + m Na+ = 0,87 + 0,03.96 + 0,005.23 = 3,865gam
11) : Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là
→ khối lượng Fe = 0,3m gam và khối lượng Cu = 0,7m gam
Sau phản ứng còn 0,75m gam → Fe chỉ phản ứng 0,25m gam; Fe dư vậy sau phản ứng chỉ thu được muối Fe2+
nHNO3 = 0,7 ; n(NO + NO2) = 0,25
Fe(NO3)2 = 0,25m/56
Áp dụng bảo toàn nguyên tố N : nN/muối = nN/axit – nN/khí 
↔ 2(0,25m/56) = 0,7 – 0,25 
Vậy m = 50,4 gam
12) Hoà tan hoàn toàn m gam Cu trong dd HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 16,6. Giá trị của m là:
13) Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dd NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)
14) Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hòa tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dd BaCl2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu
15) Cho từ từ V lít dung dịch Na2CO3 1M vào V1 lít dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít CO2 ở đktc. Cho từ từ V1 lít HCl 1M vào V lít dung dịch Na2CO3 1M thu được 1,12 lít CO2 ở đktc. Giá trị của V và V1 lần lượt là
16) Cho a mol Fe vào dung dịch chứa b mol HNO3 loãng thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Điều kiện để dung dịch X hòa tan được Cu là
17) Cho a gam P2O5 vào dung dịch chứa a gam NaOH, thu được dung dịch X. Chất tan có trong dung dịch X là:
18) : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong môi trường không có không khí. Trộn đều hỗn hợp sau phản ứng rồi chia làm 2 phần. Phần 2 có khối lượng nhiều hơn phần một là 59 gam. Cho mỗi phần tác dụng với dung dịch NaOH dư, người ta thu được 40,32 lít và 60,48 lít khí H2 (đktc) . Biết hiệu suất các phản ứng là 100%.Khối lượng mỗi phần là
19) Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là(Mg)
20) Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O, CaO. Hòa tan hết 51,3 gam hỗn hợp X thu được 5,6 lít H2(đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ hết 17,92 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa Giá trị của m là(72gam)
21) Hỗn hợp X chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp X vào dung dịch Y chỉ chứa một chất tan và khuấy kĩ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong hỗn hợp X. Dung dịch Y chứa chất nào sau đây ?
22) Hoà tan hoàn toàn 0,775 gam đơn chất A trong 50 ml dung dịch HNO3 đặc, thu được một hỗn hợp gồm hai khí (tồn tại trong điều kiện thích hợp) có khối lượng là 5,75 gam, có tỉ khối hơi của hỗn hợp so với hiđro là 115/3 và dung dịch B chứa 2 axit có chứa oxi, với hàm lượng oxi lớn nhất. Để trung hòa hai axit này trong dung dịch B cần vừa đủ 0,1 mol NaOH. Tỉ lệ mol giữa axit chứa A và axit còn lại trong dung dịch B là(1:1)
23) Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X ?(6,72gam)
24) Cho a gam P2O5 vào 500 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và KOH 0,3M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 17,7 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của a là(7,1gam)
25) Hoà tan bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 6,72 lit hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và H2 có tỉ lệ mol 2 : 1 và 3 gam chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là(75gam)
26) Nguyên tố R là phi kim thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. R tạo được hợp chất khí với hiđro và có công thức oxit cao nhất là R2O5. Nguyên tố R tạo với kim loại M hợp chất có công thức phân tử dạng M3R2, trong đó M chiếm 75,876 % về khối lượng. Kim loại M là(Zn)

Tài liệu đính kèm:

  • docMOT_SO_BAI_TAP_HAY.doc