Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 THCS năm học 2013-2014 môn thi: Hoá Học

doc 8 trang Người đăng tranhong Lượt xem 987Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 THCS năm học 2013-2014 môn thi: Hoá Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 THCS năm học 2013-2014 môn thi: Hoá Học
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS
 LÂM ĐỒNG 	 NĂM HỌC 2013-2014
 ĐỀ CHÍNH THỨC 	 Môn thi: Hoá học 
 (Đề thi có 02 trang)	 Thời gian làm bài: 150 phút
	 Ngày thi : 21/02/2014
Câu 1: (3,0 điểm)
a/ Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi lần lượt cho kim loại Ba dư vào các dung dịch: NaHCO3, (NH4)2SO4, Al(NO3)3.
 b/ Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp các chất rắn sau: FeCl3, AgCl, CaCO3, NaCl.
Câu 2: (1,5 điểm)
 Viết phương trình hóa học thực hiện các chuyển đổi hóa học sau :
Zn
Zn(NO3)2
ZnCO3
ZnO
CO2
Na2ZnO2
KHCO3
CaCO3
	Câu 3: (2,0 điểm)
Để tiến hành thí nghiệm tác dụng của kim loại nhôm với oxi và kim loại sắt với lưu huỳnh. Em hãy cho biết:
a/ Cách tiến hành thí nghiệm và nêu các hiện tượng xảy ra.	
b/ Viết phương trình hoá học và rút ra kết luận.
Câu 4: (2,0 điểm)
Có 5 lọ hoá chất khác nhau, mỗi lọ chứa một dung dịch của một trong các hoá chất sau: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, Na2SO4. Chỉ được dùng thêm phenolphtalein (các điều kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ), hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết 5 hoá chất trên và viết phương trình hoá học xảy ra.
Câu 5: (2,0 điểm)
 Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe, Al và Al2O3. Cho A tan trong dung dịch NaOH dư được hỗn hợp chất rắn A1, dung dịch B1 và khí C1. Cho khí C1 (dư) tác dụng với A nung nóng được hỗn hợp chất rắn A2. Chất rắn A2 tác dụng với H2SO4 đặc nguội, được dung dịch B2. Cho B2 tác dụng với dung dịch BaCl2 được kết tủa B3. Xác định các chất và viết phương trình hoá học xảy ra.
Câu 6: (1,5 điểm)
 Cho các hoá chất CaCO3, NaCl, H2O và các dụng cụ cần thiết để làm thí nghiệm, trình bày phương pháp điều chế dung dịch gồm 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 có tỷ lệ số mol là 1:1.
Câu 7: (2,5 điểm)
Hoà tan 43,71g hỗn hợp gồm 3 muối: Cacbonat, hiđrôcacbonat và clorua của một kim loại kiềm vào một thể tích dung dịch HCl 10,52% (D = 1,05g/ml) lấy dư, thu được dung dịch A và 17,6 gam khí B. Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 68,88 gam kết tủa.
Phần 2: Cho phản ứng vừa đủ với 125ml dung dịch KOH 0,8M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 29,68 gam muối khan.
a/ Xác định công thức hóa học và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Tính thể tích dung dịch HCl 10,52% đã dùng.
Câu 8: (1,5 điểm)
 Người ta dùng một khối lượng hỗn hợp hai muối nhôm cacbua và canxi cacbua cho tác dụng hoàn toàn với nước thu được 2,016 lít hỗn hợp khí X. Lấy toàn bộ khí X đốt cháy hoàn toàn trong không khí thu được 2,688 lít khí cacbonic (biết các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Hãy xác định khối lượng hỗn hợp hai muối ban đầu. 
Câu 9: (4,0 điểm)
Hoà tan hoàn toàn m gam oxit MO (M là kim loại) trong 78,4 gam dung dịch H2SO4 6,25% (loãng) thì thu được dung dịch E, trong đó nồng độ H2SO4 còn dư là 2,433%. Mặt khác, khi cho khí CO (dư) đi qua m gam MO nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí F. Cho F qua 500ml dung dịch NaOH 0,1M thì chỉ có một khí duy nhất thoát ra, trong dung dịch thu được có chứa 2,96 gam muối.
a/ Xác định kim loại M và tính m.
b/ Cho x gam Al vào dung dịch E thu được ở trên, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,12 gam chất rắn. Tính x gam .
Cho biết , C=12, O= 16, Ca= 40, H=1, Mg= 24, Cu=64, Fe= 56, Na=23, K=39, N=14, Ag=108, Cl=35,5, S=32, Al=27.
--------------------------Hết-------------------------- 
Họ và tên thí sinh:............ Giám thị 1:......................................Ký tên...........
Số báo danh Giám thị 2:.Ký tên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS
 LÂM ĐỒNG 	 NĂM HỌC 2013-2014
 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi : Hoá học 
	 Ngày thi : 21/02/2014
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM 
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
Câu 1
a/ 
* Có khí bay ra và có kết tủa trắng:
Ba + 2H2O à Ba(OH)2 + H2­.
Ba(OH)2 + NaHCO3 à BaCO3 ¯+ NaOH + H2O.
* Có khí không mùi bay ra, sau đó có khí mùi khai và kết tủa trắng.
Ba + 2H2O à Ba(OH)2 + H2­.
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 à BaSO4¯ + 2NH3­ + 2H2O.
* Có khí bay ra, có kết tủa trắng xuất hiện, kết tủa tăng dần cho đến cực đại sau đó kết tủa tan ra cho đến hết, dung dịch trong suốt.
Ba + 2H2O à Ba(OH)2 + H2­.
3Ba(OH)2 + 2Al(NO3)3 à 2Al(OH)3¯+ 3Ba(NO3)2.
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 à Ba(AlO2)2 + 4H2O.
1,5 điểm
0,25 
0,5
0,75
b/ 
Hoà tan hỗn hợp vào nước 
Lọc thu được dung dịch ( FeCl3, NaCl) và phần chất rắn ( AgCl,CaCO3) 
+ Cho dd NaOH dư vào phần dd, lọc kết tủa cho tác dụng với dd HCl dư đun cạn thu được FeCl3. phần dung dịch cho tác dụng với HCl dư đun cạn thu được NaCl.
FeCl3 + 3NaOH à Fe(OH)3 + 3NaCl
Fe(OH)3 + 3HCl à FeCl3 + 3H2O
NaOH + HCl à NaCl + H2O
+ Cho phần chất rắn vào nước rồi dẫn khí CO2 dư vào lọc chất rắn sấy khô thu được AgCl. Phần dung dịch cho tác dụng với dd Na2CO3 dư lọc kết tủa thu được CaCO3.
CaCO3 + CO2 + H2O à Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 à CaCO3 + 2 NaHCO3
1,5 điểm
0,25
0,75
0,5
Câu 2
Zn + 2AgNO3 à Zn(NO3)2 + 2Ag.
Zn(NO3)2 + Na2CO3 à ZnCO3 + 2NaNO3.
ZnCO3 ZnO + CO2.
ZnO + 2NaOH à Na2ZnO2 + H2O.
CO2 + KOH à KHCO3.
KHCO3 + Ca(OH)2 à CaCO3 + KOH + H2O.
Mỗi PTHH viết đúng: 0,25 điểm.
1,5 điểm
Câu 3
a/ 
* Thí nghiệm nhôm tác dụng với oxi:
- Khum tờ bìa và xúc bột nhôm vào đó (1/2 thìa nhỏ). Dùng đũa thủy tinh gạt bột nhôm từ từ xuống ngọn lửa đèn cồn.
- Nhôm cháy sáng chói theo tia tạo thành chất bột màu trắng.
* Thí nghiệm sắt tác dụng với lưu huỳnh:
Trộn đều hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh theo tỉ lệ thích hợp. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
- Hỗn hợp nóng đỏ, khi để nguội thu được sản phẩm màu đen tuyền. 
b/ 
- Phương trình hoá học: 4Al + 3O2 2Al2O3.
 Fe + S FeS
- Kết luận: 
+ Nhôm tác dụng được với oxi tạo thành nhôm oxit.
+ Ở nhiệt độ cao sắt tác dụng được với phi kim khác (S, Cl2...) tạo thành muối.
 2,0 điểm
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 4
Lấy một lượng vừa đủ mỗi mẫu hoá chất cho vào các ống nghiệm rời đánh số thứ tự. Nhỏ từ từ dd phenolphtalein vào các ống nghiệm chứa các hoá chất nêu trên.
+ Ống nghiệm nào có màu hồng đó là dd NaOH; không màu là một trong các dd H2SO4, HCl, BaCl2, Na2SO4.
+ Cho dd màu hồng vào 4 ống nghiệm còn lại, có hiện tượng mất màu hồng là dung dịch H2SO4, HCl ( nhóm I), không có hiện tượng gì là dd BaCl2, Na2SO4 (nhóm II).
NaOH + HCl à NaCl + H2O.
2NaOH + H2SO4 à Na2SO4 + 2H2O.
Nhỏ vài giọt dd của một dung dịch trong nhóm I vào hai ống nghiệm của nhóm II.
+ Nếu không có hiện tượng gì thì dd đem nhỏ là dd HCl, dd còn lại của nhóm I là H2SO4.
Nhỏ dd H2SO4 vào hai ống nghiệm chứa dd của nhóm II
- Nếu thấy ống nghiệm nào có kết tủa trắng thì ống nghiệm đó chứa dd BaCl2. Ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là dd Na2SO4 
+ Nếu ống nghiệm nào có kết tủa ngay thì dd ở nhóm I là H2SO4, ống nghiệm tạo kết tủa trong nhóm II là BaCl2, ống nghiệm còn lại trong nhóm II không gây kết tủa là Na2SO4. Hoá chất còn lại ở nhóm I là HCl.
2,0 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
+ Cho A tác dụng với dd NaOH dư:
Chất rắn A1: Fe3O4, Fe; dd B1: NaAlO2 và NaOH dư; khí C1: H2
+ Cho khí C1 tác dụng với A1 
Fe3O4 + 2H2 3Fe + 4H2O.
Chất rắn A2: Fe, Al, Al2O3
+ Cho A2 tác dụng H2SO4 đặc nguội.
Dd B2: 
+ Cho B2 tác dụng với dd BaCl2
B3: BaSO4
Xác định được các chất: A1, A2, B1, B2, B3, C1
2,0 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
Câu 6
+ Điều chế khí cacbonic
+ Điều chế dd NaOH
+ Các phản ứng đều chế muối
Cách tiến hành : 
- Cho 2V dd NaOH vào hai cốc A và B sao cho VA = 2VB (dùng ống đong chia độ).
- Gọi số mol NaOH ở cốc A là 2a mol thì số mol NaOH ở cốc B sẽ là a mol
- Sục khí CO2 dư vào cốc A xảy ra phản ứng (1). Sau đó đổ cốc A vào cốc B xảy ra phản ứng (2). Như vậy ta thu được trong cốc B dung dịch 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 có tỷ lệ 1:1
1,5 điểm
0,125
0,25
0,125
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7
a/. 
Gọi CTHH của 3 muối trên là : M2CO3, MHCO3, MCl
Gọi a; b; c lần lượt là số mol của 3 muối trên đã tham gia phản ứng (a,b,c>0).
Giả sử dung dịch A còn dư 2d mol HCl. Vậy mỗi phần dung dịch A có d mol HCl dư và 
Phản ứng ở phần 1:
Phản ứng ở phần 2:
Vậy 29,68g hỗn hợp muối khan gồm có và 
d mol KCl
Do đó ta có hệ phương trình 
Vậy kim loại kiềm là Na à CTHH các muối: Na2CO3, NaHCO3 và NaCl.
%m= » 72,8%
%m= » 19,2%
%mNaCl = 100% - (72,8%+19,2%)=8,0%
2,5 điểm
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
b/ 
Số mol HCl ban đầu đã dùng là = 2a + b + 2d = 0,9mol.
Vdd HCl = » 297,4 ml.
0,25
0,25
Câu 8
 Al4C3 + 12H2O à 4Al(OH)3 + 3CH4. (1)
 1 mol	 3 mol
 (2)
 Gọi x, y lần lượt là số mol các chất khí trong hỗn hợp, x, y > 0 
 (3)
 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O (4)
 y mol 	2y mol
Theo 3,4 và bài ra ta có: 
Theo 1 và 2 ta có: 
1,5 điểm
0,25
0,25
0,125
0,125
0,25
0,125
0,125
0,25
Câu 9
a/ Xác định kim loại M
nH2SO4 ban đầu = 
Goi số mol MO là a mol, mMO = (M+16).a
(1)
a mol amol amol
Số mol axit dư sau phản ứng (1): 
mdd sau phản ứng: 
Theo bài ra ta có: (I)
Mặt khác: (2)
 a mol a mol a mol amol
Theo bài ra CO2 tham gia phản ứng hết, các phản ứng có thể xảy ra:
 Khối lượng muối tạo thành: 
- Nếu NaOH dư không xảy ra phản ứng (3). Tức là c = 0 mol, 
b = a = 2,96 : 106 = 0,028 mol. Thay a = 0,028 vào (I) ta tìm được M = 348,8 (loại).
- Nếu NaOH phản ứng hết: 2b + c = 0,5 . 0,1 = 0,05 (III)
Từ (II) và (III) ta có : 106 b + 84(0,05 – 2b) = 2,96
 62b = 1,24 suy ra: b= 0,02 và c = 0,01
Theo 2, 3 và 4, n co2 = 0,03= n MO = a = 0,03.
 Thay giá trị a = 0,03 và (I) ta có: 0,07299M = 4,085
 M = 56 vậy kim loại M là Fe, mMO=(56+16).0,03= 2,16 g
b/ Dung dịch E gồm FeSO4 0,03 mol và H2SO4 dư 0,02 mol. Khi cho Al phản ứng hoàn toàn tạo 1,12 gam chất rắn, H2SO4 phản ứng hết.
Khối lượng Fe trong dung dịch E : 56 . 0,03 = 1,68 gam > 1,12 gam
Như vậy FeSO4 còn dư thì Al tan hết. Vây t = 1,12: 56 =0,02 mol
Vây n Al = 0,04 : 3 + 0,04:3 = (0,08 : 3) mol
 Vây khối lượng x = 0,08: 3 . 27 = 0,72 gam
4,0 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Lưu ý : 
Phương trình phản ứng: nếu sai cân bằng hay thiếu điều kiện thì trừ ½ số điểm dành cho phương trình phản ứng đó
 Bài toán giải theo cách khác đúng kết quả, lập luận hợp lý vẫn đạt điểm tối đa. Nếu tính toán nhầm lẫn dẫn đến kết quả sai trừ ½ số điểm dành cho nội dung đó. Nếu dùng kết quả sai để giải tiếp thì không chấm điểm các phần tiếp theo.
------HẾT-----

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_DAP_AN_HSG_HOA_9_TINH_LAM_DONG_2014.doc