BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT( tiết 74) MA TRẬN: Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng cao câu Điểm 1. Phương châm hội thoại Nhận biết phương châm hội thoại trong đoạn thoại 1 1,5 15% 2. Sự phát triển của từ vựng -Nhận diện nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa. 1 2 20% 2. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Phân biệt hai cách dẫn. - Chuyển lời dẫn. 1 2,5 25% 3. Biện pháp tu từ Viết đoạn văn ngắn phân tích biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ 1 4 40% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 1,5 15% 2 4.5 45% 1 4.0 40% 4 10 100% ĐỀ BÀI Câu 1: (1,5 điểm) a/ Kể tên các phương châm hội thoại? b/ Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? B1/ Người con đang học môn Vật lý, hỏi bố: - Bố ơi! Sóng là gì hả bố? Người bố đang mải đọc báo, trả lời: - Sóng là bài thơ của Xuân Quỳnh con ạ. B2/ “- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả !” (Lợn cưới áo mới) Câu 2: (2,5 điểm) a) Nêu điểm giống và khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. b) Cho lời dẫn trực tiếp sau: Khi bàn về giáo dục nhà thơ Tago – người Ấn Độ có nói: “Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình, giáo dục một người thầy được cả một xã hội”. Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp trên thành lời dẫn gián tiếp. Câu 3: ( 2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.” (Đồng chí – Chính Hữu) Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và chỉ rõ phương thức chuyển nghĩa trong các từ gạch chân. Câu 4: (4 điểm) Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: “.. Vân xem trang trọng khác vời Khuân trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu 1: (1,5 điểm) Nêu đúng tên các phương châm hội thoại (0,5) B1: Phương châm quan hệ không được tuân thủ (0,5) B2: Phương châm về lượng không được tuân thủ (0,5) Câu 2: (2,5 điểm) a) Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp * Giống: Đều dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của người, nhân vật (0,5) * Khác: + Cách dẫn trực tiếp: Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật lời dẫn đó được đặt trong dấu ngoặc kép, đằng trước có dấu 2 chấm (0,5) + Cách dẫn gián tiếp: Là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật có sự điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không cần đặt trong dấu ngoặc kép (0,5) b) Chuyển lời dẫn bằng cách: Thay từ có nói bằng từ cho rằng bỏ dấu hai chấm hoặc dấu ngoặc kép viết lại (1) Câu 3: (2 điểm) -vai: nghĩa chuyển ->hoán dụ -miệng, chân, tay: nghĩa gốc -đầu: nghĩa chuyển ->ẩn dụ 0,5 đ 1,0 đ 0,5 đ Câu 4: (4 điểm) Chỉ ra biện pháp 1,0 đ - Ẩn dụ: Khuôn trăng, nét ngài, làn thu thủy nét xuân sơn. - Nhân hóa: mây thua, tuyết nhường.. - So sánh: “Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn” Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều tinh tế và gợi cảm 3,0 đ
Tài liệu đính kèm: