Ma trận và đề kiểm tra một tiết Ngữ văn khối 9 phần Văn học (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra một tiết Ngữ văn khối 9 phần Văn học (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra một tiết Ngữ văn khối 9 phần Văn học (Có đáp án)
Tuần 15- Tiết 75 MA TRẬN 
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT –VĂN HỌC 9
 (Phần thơ và truyện hiện đại)
Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
T.cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đồng chí
Hiểu được thời gian ra đời của Bài thơ “Đồng chí” và “Làng” của Kim Lân
Ý nghĩa của từ “Đồng chí” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
0.5
1
2.0
2 Câu
2.5 điểm, 25%
Bài thơ tiểu đội xe không kính
Thấy được vẻ đẹp của người lính.
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
0.5
1 câu
0.5điểm, 5%
Bếp lửa
Hiểu được nghĩa của từ “ấp iu” và khơi nguồn dòng hồi tưởng về bà 
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
0.5
1 câu
0.5 điểm, 10%
Đoàn thuyền đánh cá
Hình tưởng người lao động mới trong “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1 
3.0
1 Câu
3.0điểm,30%
Về thôi em
Hiểu được thời gian ra đời của bài thơ
Hình ảnh người mẹ trong bài thơ “Về thôi em”.
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
0.5
1 
0.5
2 Câu
1 điểm, 10%
Lặng lẽ Sa Pa
Nhận biết truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
Ý nghĩa của bài thơ 
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1
0.5
1
2.0
1 câu
2 điểm ,20%
Tổng số câu:
Tổng số điểm, tỉ lệ
3 câu
1.5 điểm: 15%
2 câu
1.0 điểm: 5%
3 câu
7 điểm: 70%
1 câu
0.5 điểm: 5%
9 Câu
10 điểm,100%
Tuần 15- Tiết 75 KIỂM TRA 1 TIẾT –VĂN HỌC 9
Họ và tên:  (Phần thơ và truyện hiện đại)
Lớp: 9/
I/Trắc nghiệm (3 điểm)
(Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng)
Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác cùng thời gian với:
A. Tiểu đội xe không kính C. Lặng lẽ Sa Pa
B. Làng 	 D. Chiếc lược ngà
Câu 2: Điểm giống nhau giữa người lính trong bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
A. Tinh nghịch, trẻ trung. C. Lạc quan, tinh thần đoàn kết.
B. Người lính nông dân D. Họ đến tự mọi miền Tổ quốc
Câu 3: Từ “Ấp iu” trong bài thơ “Bếp lửa” gợi ra:
A.Sự ấm áp, thiêng liêng, gần gũi của bếp lửa quê hương. 
B. Sự hi sinh, tần tảo, chịu khó của mẹ, của bà.
C. Sự nhọc nhằn, cơ cực, của hai bà cháu.
D. Gợi bàn tay kiên nhẫn, tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
Câu 4: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long được rút từ tập truyện:
A. Lặng lẽ Sa Pa B. Giữa đại ngàn Tây Bắc
C.Giữa trong xanh D. Đất và người Lào Cai
Câu 5: Bài thơ “Về thôi em” của Dương Quang Anh được sáng tác vào năm:
A. 1978 	B.1987 C. 1997 D. 2007 
Câu 6: Hình ảnh người mẹ trong Về thôi em của Dương Quang Anh:
A. Cần cù, yêu quê hương C. Khắc khổ, tội nghiệp
B. Tần tảo, giàu đức hi sinh D. Rộng lượng, vị tha
II/Tự luận(7 điểm)
Câu 1( 2 điểm): Dòng thơ thứ 7 trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu có cấu trúc đặc biệt (gồm 1 từ và dấu chấm than) có ý nghĩa gì?
Câu 2 (2 điểm) : Ý nghĩa của bài thơ “Lặng lẽ Sa Pa”.
Câu 3 (3 điểm) : Viết đoạn văn khoảng 10 dòng nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lao động trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
 BÀI LÀM
I/Trắc nghiệm (3 điểm) 
Câu
Đáp án
II/Tự luận(7 điểm)
.
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT –VĂN HỌC 9
 (Phần thơ và truyện hiện đại)
I/Trắc nghiệm (3 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
D
C
C
B
(Mỗi phương án đúng ghi 0.5 điểm).
II/Tự luận(7 điểm)
Câu 1( 2 điểm): Dòng thứ 7 có cấu trúc đặc biệt ( chỉ một từ và dấu chấm than), mang lại cho bài thơ nhiều tầng ý nghĩa: 
- Chỉ những người cùng lí tưởng, cùng chung chí hướng (0.5 điểm)
- Vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính (0.5 điểm)
- Tạo sự liên kết khổ thơ 2 với khổ thơ 1 (0.5 điểm)
Câu 2( 2 điểm): 
-Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ.(1.0 điểm)
- Qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.(1.0 điểm)
Câu 3( 3 điểm):
a. Kĩ năng:
-Đoạn văn được viết dưới hình thức một đoạn văn nghị luận.(0.25 điểm)
-Diễn đạt lưu loát, trong sáng.(0.25điểm)
b. Nội dung: 
 Hình ảnh người lao động trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận:
 - Khẩn trương, vui vẻ, yêu lao động, yêu biển.(0.5 điểm)
 - Khỏe khoắn, lãng mạn (0.5 điểm)
 - Hòa nhịp cùng thiên nhiên, (0.5 điểm)
 - Hăng say, ra sức lao động, cống hiến.(0.5 điểm)
 - Tin tưởng vào ngày mai tốt đẹp. (0.5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15,tiet75,ktra van 9.phuong.doc