Luyện tập môn Hóa học - Phần: Phản ứng oxi hóa khử

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1149Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luyện tập môn Hóa học - Phần: Phản ứng oxi hóa khử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập môn Hóa học - Phần: Phản ứng oxi hóa khử
PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
Họ và tên: 	
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG:
Chất khử: bị oxi hóa, sự oxi hóa, quá trình oxi hóa, nhường electron, số oxi hóa tăng
Chất oxi hóa: bị khử, sự khử, quá trình khử, nhận electron, số oxi hóa giảm	
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử:
Tạo ra chất kết tủa	B. Tạo ra chất khí
C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất	D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử
Câu 2: Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa khử:
Phản ứng hóa hợp	B. phản ứng phân hủy	C. phản ứng thế trong hóa vô cơ	D. phản ứng trao đổi
Câu 3: Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không là phản ứng oxi hóa khử:
phản ứng trao đổi	B. phản ứng phân hủy	C. phản ứng thế trong hóa vô cơ	D. Phản ứng hóa hợp
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng:
Sự oxi hóa một nguyên tố là sự lấy bớt electron của nguyên tố đó, làm cho số oxi hóa của nó giảm xuống
Sự khử một nguyên tố là sự thu thêm electron của nguyên tố đó, làm cho số oxi hóa của nó giảm xuống
Chất oxi hóa là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó tăng sau phản ứng
Chất khử là chất nhường electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó giảm sau phản ứng
Câu 5: Theo quan niệm mới, quá trình oxi hóa là quá trình:
Thu electron	B. nhường electron	C. kết hợp với oxi	D. khử bỏ oxi
Câu 6: Theo quan niệm mới, sự khử là:
Sự thu electron	B. sự nhường electron	C. sự kết hợp với oxi	D. sự khử bỏ oxi
Câu 7: khi tham gia vào phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại:
Bị khử	B. bị oxi hóa	C. cho proton	D. đạt tới số oxi hóa âm
Câu 8: Nguyên tử brom chuyển thành ion brom bằng cách:
nhận một electron	B. nhường một electron	C. nhường một proton	D. nhận một proton
 to
 + 3
 + 2
Câu 9: Phản ứng: Fe + 1e → Fe biểu thị quá trình nào sau đây:
quá trình oxi hóa	B. quá trình khử	C. quá trình hòa tan	D. quá trình phân hủy
Câu 10: Cho phản ứng: 2Na + Cl2 → 2NaCl. Trong phản ứng này, nguyên tử natri:
Bị oxi hóa	B. bị khử	C . vừa bị oxi hóa, vừa bị khử	D. Không bị oxi hóa khử
Câu 11: Trong phản ứng: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓. Ion bạc:
Chỉ bị oxi hóa	B. chỉ bị khử	C. không bị oxi hóa, không bị khử	D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử
Câu 12: Trong phản ứng: 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. NO2 đóng vai trò:
Chất oxi hóa	B. chất khử	C . chất vừa oxi hóa, vừa khử	D. Không là chất oxi hóa khử
Câu 13: Cho phản ứng: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu. Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+ 
A.Đã nhận 1 mol electron	B. đã nhận 2 mol electron C. đã nhường 1 mol electron	D.đã nhường 2 mol electron
Câu 14: Cho phản ứng: M2Ox + HNO3→ M(NO3)3 + . 
Khi x có giá trị là bao nhiêu thì phản ứng trên không thuộc loại phản ứng oxi hóa khử:
x= 1	B. x = 2	C. x = 1 hoặc x = 2	D. x = 3
Câu 15: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 không đóng vai trò là chất khử:
4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O	B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O	D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
Câu 16: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử:
HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O	B. N2O5 + H2O → 2HNO3
C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O	D. 2Fe(OH)3 →Fe2O3 + 3H2O
Câu 17: Trong 4 phản ứng dưới đây, phản ứng nào không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố:
Sự tương tác của natri clorua và bạc nitrat trong dung dịch 	B. Sự tương tác của sắt với clo
C. Sự hòa tan kẽm trong dung dịch H2SO4 loãng	D. sự phân hủy kali pemanganat khi đun nóng
Câu 18: (CĐ13) Cho các phương trình phản ứng:
2Fe + Cl2 →FeCl3	(b) NaOH + HCl → NaCl + H2O
(c) Fe3O4 + CO→ Fe + CO2	(d) AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl
Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa khử là:
2	B. 1	C. 3	D. 4
Câu 19: (CĐ14) cho phương trình phản ứng: aAl + bH2SO4 à c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O
Tỉ lệ a:b là: A. 2:3	B. 1:1	C. 1:3	D. 1:2	
Câu 20: (ĐHA13) cho phương trình phản ứng: a Al + b HNO3 à c Al(NO3)3 + d NO + e H2O
Tỉ lệ a:b là: A. 2:3	B. 2:5	C. 1:3	D. 1:4	
Câu 21: (ĐHB13) cho phản ứng: FeO + HNO3 à Fe(NO3)3 + NO + H2O. 
Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là: 
A. 6	B. 10	C. 8	D. 4
Câu 22: (CĐ11)Cho phản ứng : 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 ® 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 +7H2O
Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là
A. FeSO4 và K2Cr2O7. B. K2Cr2O7 và FeSO4. C. H2SO4 và FeSO4. 	 D. K2Cr2O7 và H2SO4
Câu 23: Cho phản ứng: H2S + KMnO4 + H2SO4 → H2O + S + MnSO4 + K2SO4
Hệ số của các chất tham gia trong phản ứng trên lần lượt là:
3,2,5	B. 5,2,3	C. 2,2,5	D. 5,2,4
Câu 24: (CĐ10)Cho phản ứng: Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 ® Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.
Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là 
A. 27.	B. 47	 C. 31. 	D. 23
Câu 25: Cho phương trình hoá học: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O 
Nếu tỉ lệ số mol NO : N2O = 2:1 . Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên thì hệ số tối giản của HNO3 là: 
A. 30.	B. 28.	C. 18.	D. 20
Câu 26: (ĐHA10) Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl →CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 3/14.	B. 4/7.	C. 1/7.	D. 3/7.
Câu 27: Số mol electron cần dùng để khử 0,75 mol Al2O3 thành Al là:
0,5 mol	B. 1,5 mol	D. 3 mol	D. 4,5 mol
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp electron 	
	Zn + HNO3 → Cu(NO3)2 + NH4NO3+ H2O
	Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO+ H2O
	Mg + H2SO4 → MgSO4 + S + H2O
	Cl2 + KOH →KCl + KClO3 + H2O
	FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
FeS + HNO3 + H2O → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NH4NO3
FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
M + HNO3 → M(NO3)3 + NxOy + H2O
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Câu 2: Viết phương trình hóa học của các phản ứng biểu diễn các chuyển đổi sau:
KClO3→ O2 → SO2→ Na2SO3	b, S →	H2S→	SO2 → SO3→ H2SO4
Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử.
Câu 3: cho 2,6g bột kẽm vào 10 ml dung dịch CuCl2 0,75M. Tính số mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 4: Cho 2,24g sắt tác dụng với HCl dư, khí sinh ra cho qua ống đựng 4,2g CuO được đốt nóng. Tính khối lượng chất rắn trong ống sau phản ứng.
Câu 5: Hòa tan 1,39g muối FeSO4.7H2O trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Cho dung dịch này tác dụng với dung dịch KMnO4 0,1M. Tính thể tích dung dịch KMnO4 tham gia phản ứng.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng vừa đủ thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 120g muối. Xác định công thức của oxit kim loại.
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM
1D-2C-3A-4B-5B-6A-7B-8A-9B-10A-11C-12C-13B-14D-15D-16C-17A-18A-19C-20D-21B-22B-23B-24A-25C-26D-27D

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen_tap_bai_oxi_hoa_khu_hoa_hoc_10.doc