Luận văn Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 8 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 8

doc 1 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1133Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luận văn Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 8 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 8 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học 8
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Hóa học 8
Thời gian làm bài: 120 phút 
Đề thi này gồm 01 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau bằng cách viết các phương trình phản ứng và cho biết chúng thuộc loại phản ứng gì?
(1)
(2)
(3)
(4)
(6)
(8)
(5)
(7)
(9)
(10)
KMnO4	 H2O NaOH
KClO3 O2	 SO2 H2SO3
H2O	 Fe3O4 Fe H2
2. Trong các phản ứng trên, những phản ứng nào dùng để điều chế khí oxi, khí hđro trong phòng thí nghiệm? 
Câu 2. (1,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất rắn màu trắng đựng trong các lọ bị mất nhãn riêng biệt sau: P2O5, CaO, NaCl, Na2O, MgO.
CaO
PbO
Al2O3
Fe2O3
Na2O
1
2
3
4
5
H2
Câu 3. (1,5 điểm) Cho một luồng khí H2 (dư) lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp (như hình vẽ) đựng các oxit được nung nóng sau đây:
Ống 1 đựng 0,01 mol CaO; ống 2 đựng 0,02 mol PbO; ống 3 đựng 0,02 mol Al2O3; ống 4 đựng 0,01 mol Fe2O3 và ống 5 đựng 0,06 mol Na2O. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng chất rắn thu được trong mỗi ống.
Câu 4. (2,0 điểm)
1. Nung 110,6 gam KMnO4 sau khi kết thúc phản ứng thu được 101 gam chất rắn.
a) Tính hiệu suất của phản ứng trên.
b) Tính thể tích khí Oxi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
2. Khi phân tích định lượng chất X (gồm 4 nguyên tố) thì thấy thành phần khối lượng như sau: 32,4%Na; 45,1%O; 0,7%H. Xác định công thức phân tử của các muối trên.
Câu 5. (2,0 điểm) Dùng 4,48 lít khí hiđrô (đktc) khử hoàn toàn m gam một hợp chất X gồm 2 nguyên tố là sắt và oxi. Sau phản ứng thu được 1,2.1023 phân tử nước và hỗn hợp Y gồm 2 chất rắn nặng 14,2 gam
a) Tính m.
b) Tìm công thức phân tử của hợp chất X, biết trong Y chứa 59,155% khối lượng Fe đơn chất.
c) Chất nào còn dư sau phản ứng, khối lượng dư bằng bao nhiêu?
d) Trong tự nhiên X được tạo ra do hiện tượng nào? Viết phương trình phản ứng (nếu có). Để hạn chế hiện tượng đó chúng ta phải làm như thế nào?
Câu 6. (1,5điểm) Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2.
	a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng.
	b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp X.
	Cho: Fe = 56; Mg=24; Al=27; H=1; Cl=35,5; S=32; O=16; C = 12; Cu = 64;
N =14; Ca = 40; Mn=55; K=39; Na=23;Pb=207
	-------------HẾT------------
	Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
	Họ tên thí sinh......................................................................SBD:.................Phòng thi.............

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_hoa_8_nam_hoc_2015_2016_Tam_Duong.doc