Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 môn: Hóa học – Không chuyên thời gian: 120 phút không kể thời gian phát đề

pdf 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1104Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 môn: Hóa học – Không chuyên thời gian: 120 phút không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 môn: Hóa học – Không chuyên thời gian: 120 phút không kể thời gian phát đề
 Nguyễn Quí 
CÂU LẠC BỘ HÓA HỌC THPT 
KỲ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
MÔN: HÓA HỌC – KHÔNG CHUYÊN 
Thời gian: 120 phút không kể thời gian phát đề 
Câu 1 (2,5 điểm): 
1. Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) theo chuỗi chuyển hóa sau: 
Fe(OH)2 
→ FeO 
→ Fe2(SO4)3 
→ Fe(NO3)3 
→ Fe(OH)3 
→ FeCl3 
→ FeCl2 
→ Fe 
2. Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết 5 dung dịch mất nhãn sau đây: Na2SO4, 
NaCl, H2SO4, HCl và NaOH. Viết phương trình phản ứng minh họa. 
Câu 2 (2,0 điểm): 
Có 5 ống nghiệm A, B, C, D và E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng (II) cacbonat. Khi 
đun nóng, muối này bị phân hủy dần: 
CuCO3 (r) 
o
t CuO (r) + CO2 (k) 
Mỗi ống nghiệm được nung nóng, để nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau 
đó, thí nghiệm trên lại được lặp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân hủy hết. Các kết quả 
được ghi lại như sau: 
ỐNG 
NGHIỆM 
KHỐI LƯỢNG CHẤT RẮN SAU MỖI LẦN NUNG (g) 
Lần thứ 1 Lần thứ 2 Lần thứ 3 Lần thứ 4 
A 8,6 8,5 8,0 8,0 
B 9,8 9,5 8,5 8,0 
C 16,0 9,7 9,1 8,5 
D 8,0 8,0 8,0 8,0 
E 12,4 12,4 12,4 12,4 
1. Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau: 
a) Ống nghiệm nào bị bỏ quên không đun nóng? 
b) Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai? Vì sao? 
c) Vì sao khối lượng chất rắn trông ống nghiệm A là không đổi sau lần nung thứ 
3 và thứ 4? 
d) Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng (II) cacbonat đã bị phân hủy sau lần thứ 
nhất? 
2. Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là 
đúng. 
Câu 3 (1,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH và Na2CO3 
trong dung dịch axit H2SO4 40% (vừa đủ) thu được 8,96 lít khí (đktc) có tỉ khối so với H2 
bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn dung dịch Y thu được 170,4 
gam muối. Tìm giá trị m? 
ĐỀ THI THỬ 
 Nguyễn Quí 
Câu 4 (1,75 điểm): Cho 9,7 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và axit A có công thức 
CnH2n+1COOH tác dụng với dung dịch NaOH 1M thì vừa hết 150 ml. 
a) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. 
b) Viết công thức cấu tạo của A. 
Câu 5 (1,75 điểm): Hòa tan hoàn toàn 11,1 gam hỗn hợp gồm Al và Fe trong dung dịch 
axit H2SO4 đặc, nóng (dư). Sau phản ứng người ta chỉ thu được 8,4 lít khí SO2 (đktc) và 
dung dịch M. 
a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 2M (vừa đủ) cần cho vào dung dịch M để thu 
được lượng kết tủa nhỏ nhất. Biết lượng H2SO4 dư 20% so với lượng cần thiết. 
Câu 6 (1,0 điểm): Hỗn hợp khí R gồm hai hidrocacbon mạch thẳng X, Y có thể tích 
0,672 lít (đktc). Chia hỗn hợp R thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho qua dung dịch Br2 
dư, thấy khối lượng bình dung dịch brom tăng m1 gam, lượng Br2 tham gia phản ứng là 
3,2 gam và không có khí thoát ra khỏi dung dịch brom. Phần 2 đem đốt hoàn toàn, sản 
phẩm cháy lần lượt dẫn qua bình P2O5 rồi đến bình chứa KOH dư, sau thí nghiệm bình 
P2O5 tăng m2 gam còn bình KOH tăng 1,76 gam. Tìm giá trị của m1 và m2 ? 
Lưu ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu, học sinh được sử dụng BTH. 
 Giám thị không giải thích gì thêm. 
----------HẾT---------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfHOA_VAO_LOP_10_KHONG_CHUYEN.pdf