Đề thi thử môn Hóa học năm 2017

doc 25 trang Người đăng tranhong Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử môn Hóa học năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử môn Hóa học năm 2017
Đề 6-2017
Câu 1: Cho các dung dịch: axit glutamic, valin, lysin, alanin, etylamin, anilin. Số dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu hồng, chuyển sang màu xanh, không đồi màu lần lượt là:
A. 2, 1, 3.	B. 1, 1, 4.	C. 3, 1, 2.	D. 1, 2, 3.
Câu 2: Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị m là
A. 33,3.	B. 15,54.	C. 13,32.	D. 19,98.
Câu 3: Cao su buna–S và cao su buna – N là sản phẩm đồng trùng hợp của buta-1,3-đien với
A. stiren và amoniac.	B. stiren và acrilonitrin.
C. lưu huỳnh và vinyl clorua.	D. lưu huỳnh và vinyl xianua.
Câu 4: Thành phần hoá học chính của quặng boxit là
A. FeCO3.	B. Al2O3.2H2O.	C. Fe3O4.nH2O.	D. AlF3.3NaF.
Câu 5: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thu được 8,064 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 8,96.	B. 6,16.	C. 6,72.	D. 10,08.
Câu 6: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở phản ứng vừa đủ với a mol KOH, thu được hai muối và b mol ancol (a > b). Hỗn hợp X gồm
A. ancol và este.	B. axit và este.	C. axit và ancol.	D. hai este.
Câu 7: Cho 0,78 gam kim loại M hoá trị II phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 268,8 cm3 khí không màu (đktc). Kim loại M là
A. Ca.	B. Mg.	C. Pb.	D. Zn.
Câu 8: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 9: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns2.	B. ns1.	C. ns2np1.	D. ns2np2.
Câu 10: Cho 250 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 phản ứng với dung dịch H2SO4 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Cho 500 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 15,76 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của NaHCO3 trong X là
A. 0,24M.	B. 0,08M.	C. 0,40M.	D. 0,16M.
Câu 11: Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm -OH, nên có thể viết là
A. [C6H7O3(OH)2]n. B. [C6H5O2(OH)3]n.	C. [C6H7O2(OH)3]n.	D. [C6H8O2(OH)3]n.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội.
B. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại.
C. Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol. 
D. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.
Câu 13: Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?
A. Cr(OH)3 và Al(OH)3.	B. Ca(OH)2 và Cr(OH)3.
C. NaOH và Al(OH)3.	D. Ba(OH)2 và Fe(OH)3.
Câu 14: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 15: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.	B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
C. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.	D. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Câu 16: Cho axit cacboxylic X phản ứng với chất Y thu được một muối có công thức phân tử C3H9O2N (sản phẩm duy nhất). Số cặp chất X và Y thỏa mãn điều kiện trên là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 17: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ: 
 Hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm (2) là
A. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu.	
B. xuất hiện kết tủa màu vàng.
C. không có hiện tương gì.	
D. xuất hiện kết tủa màu đen.
Câu 18: Cho một lượng sắt tan trong dung dịch HNO3 loãng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X có màu nâu nhạt và có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4/H2SO4. Chất tan trong dung dịch là
A. Fe(NO3)3, HNO3. B. Fe(NO3)2, HNO3. C. Fe(NO3)2.	 D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
Câu 19: Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là
A. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic.	B. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
C. axit fomic, anđehit fomic, glucozơ.	D. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ.
Câu 20: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A. H2NCH(CH3)COOH. B. C6H5NH2. C. C2H5OH.	 D. CH3COOH.
Câu 21: Điều chế kim loại K bằng cách nào sau đây ?
A. Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn. B. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.
C. Điện phân KCl nóng chảy. D. Dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao.
Câu 22: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este C4H8O2 thu được 4,6 gam ancol. Tên của este là
A. etyl axetat.	B. etyl fomat.	C. metyl propionat.	D. propyl axetat.
Câu 23: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit axetic.	B. Axit benzoic.	C. Axit stearic.	D. Axit oxalic
Câu 24: Kim loại Fe phản ứng được với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)?
A. Dung dịch HCl.	B. Dung dịch CuSO4.
C. Dung dịch H2SO4 (loãng).	D. Dung dịch HNO3 (loãng).
Câu 25: Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong Valin là
A. 18,67%.	B. 15,05%.	C. 11,96%.	D. 15,73%.
Câu 26: Cho 45,0 gam hỗn hợp bột Fe và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 1,0M, khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc) và 5,0 gam kim loại không tan. Giá trị của V là
A. 0,6.	B. 0,4.	C. 1,2.	D. 1,4.
Câu 27: Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch A. . Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 16,0 gam.	 B. 8,2 gam.	 C. 10,7 gam.	 D. 9,0 gam.
Câu 28: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ
 (1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
 (2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
 (3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
 (4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
 (5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.
Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm C3H6O, C4H6O, C4H4O2 và C5H6O2. Đốt cháy hoàn toàn 36,5 gam X cần dùng vừa đủ 45,92 lít khí O2 (đktc). Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng dung dịch trong bình giảm 262,35 gam. Khối lượng C3H6O trong X là
A. 3,48 gam.	B. 2,90 gam.	C. 4,35 gam.	D. 4,64 gam.
Câu 30: Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của Z gồm:
A. Fe2O3, CuO, Ag.	B. Fe2O3, CuO.	C. Fe2O3, CuO, Ag2O.	D. Fe2O3, Al2O3.
Câu 31: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa (không chứa ion Fe3+) và 3,92 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 bằng 9,0. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất giá trị nào sau đây ?
A. 25,0.	B. 15,0.	C. 40,0.	D. 30,0.
Câu 32: Chia hỗn hợp X gồm glyxin và một số axit cacboxylic thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2O, N2 và 10,6 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 34,0 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 20,54 gam so với ban đầu. Phần hai tác dụng vừa đủ với 40,0 ml dung dịch HCl 1,0M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi như N2 không bị nước hấp thụ. Thành phần phần trăm khối lượng của glyxin trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 32,22%.	B. 40,44%.	C. 22,99%.	D. 28,88%.
Câu 33: X là hỗn hợp chứa hai este đều thuần chức. Lấy 10,9 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 5,2 gam NaOH. Sau phản ứng thu được 0,13 mol hỗn hợp hai ancol đồng đẳng liên tiếp và hỗn hợp hai muối. Lấy toàn bộ lượng muối trên nung nóng trong hỗn hợp dư (NaOH, CaO) thu được 1,96 gam hỗn hợp hai ankan ở thể khí. Đốt cháy hoàn toàn lượng ankan và ancol trên thu được 0,36 mol CO2 và 0,56 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ trong X gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 28,22%	B. 32,22%	C. 30,33%	D. 34,44%
Câu 34: Cho mẫu kim loai Ba vào 500 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau khi phản ứng thu được dung dịch X, kết tủa Y và khí Z. Khối lượng dung dịch X giảm đi so với khối lượng dung dịch ban đầu là 19,59 gam. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,56.	B. 1,56.	C. 3,12.	D. 2,34.
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp X gồm Gly và Ala tác dụng vừa đủ với KOH, thu được 13,13 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cũng từ lượng X trên ở điều kiện thích hợp người ta điều chế được hỗn hợp Y chỉ gồm hỗn hợp các peptit có tổng khối lượng a gam và nước. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp peptit trên cần dùng vừa đủ 7,224 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A. 8,95.	B. 9,10.	C. 7,50.	D. 10,0.
Câu 36: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X, khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của x là
A. 0,4.	B. 0,3.	C. 0,5.	D. 0,2.
Câu 37: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe (tỉ lệ số mol 3:5) tác dụng với 200 ml dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Z và 16,24 gam chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho dung dịch HCl dư vào T thu được 1,344 lít (đktc) khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong Y lần lượt là
A. 0,25M và 0,15M.	B. 0,15M và 0,25M.	C. 0,5M và 0,3M.	D. 0,3M và 0,5M.
Câu 38:Tripeptit tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu
A. đỏ.	B. vàng.	C. trắng.	D. tím.
Câu 39: Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 10,8.	B. 28,7.	C. 39,5.	D. 17,9.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức CnH2n+3N (n ≥ 1).
B. Tất cả các anđehit đều có tính oxi hóa và tính khử.
C. Etyl fomat có phản ứng tráng bạc.
D. Axit aminoaxetic thuộc cùng dãy đồng đẳng với axit axetic.
Đề 7-2017
Câu 1: Lên men một lượng glucozơ, thu được a mol ancol etylic và 0,2 mol CO2. Giá trị của a là
A. 0,20.	B. 0,15.	C. 0,10.	D. 0,30.
Câu 2: Chất hữu cơ nào sau đây trong thành phần có chứa nguyên tố nitơ?
A. Protein.	B. Axit cacboxylic.	C. Cacbohiđrat.	D. Chất béo.
Câu 3: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl (dư), thể tích khí (đktc) thu được là
A. 2,24.	B. 4,48.	C. 3,36.	D. 1,12.
Câu 4: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. W.	B. Pb.	C. Cr.	D. Fe.
Câu 5: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Fe2+.	B. Cu2+.	C. Ag+.	D. Fe3+.
Câu 6: Kim loại Cu không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. HCl loãng nóng.	B. HNO3 loãng nóng.	C. H2SO4 đặc nóng.	D. HNO3 loãng nguội.
Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HBr.
	(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
	(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.
	(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 8: Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 10,8.	B. 28,7.	C. 39,5.	D. 17,9.
Câu 9: Cho các phát biểu sau về crom:
	(a) Cấu hình electron của crom ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d44s2.
	(b) Crom có độ tính khử yếu hơn sắt và kẽm.
	(c) Lưu huỳnh bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
	(d) Khi thêm axit vào muối cromat, dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
	(e) Cr(OH)3 tan trong dung dịch kiềm tạo thành hợp chất cromat.
	Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 10: Cho 45,0 gam hỗn hợp bột Fe và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 1,0M, khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc) và 5,0 gam kim loại không tan. Giá trị của V là
A. 0,4.	B. 0,6.	C. 1,2.	D. 1,4.
Câu 11: Cho 8,6 gam hỗn hợp X gồm Cu, Cr, Fe nung nóng trong oxi (dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,8 gam hỗn hợp Y. Để tác dụng hết các chất có trong Y cần V lít dung dịch HCl 2,0M. Giá trị của V là
A. 0,10 lít.	B. 0,20 lít.	C. 0,15 lít.	D. 0,25 lít.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là
A. 5.	B. 4.	C. 6.	D. 7.
Câu 13: Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch tăng thêm y gam. Kim loại M là
A. Ag.	B. Zn.	C. Ba.	D. Cu.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH; 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ hoàn toàn 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được a gam kết tủa. Giá trị gần nhất của a là
A. 25,5.	B. 27,5.	C. 24,5.	D. 26,5.
Câu 15: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một số este đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được a gam hỗn hợp muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp muối trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp khí Y và 11,13 gam Na2CO3. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,5 gam kết tủa, đồng thời thấy khối lượng bình tăng 19,77 gam so với ban đầu. Đun b gam hỗn hợp ancol với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 6,51 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 17,46.	B. 11,64.	C. 19,35.	D. 25,86.
Câu 16: Nung m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí, đến phản ứng xảy ra hoàn toàn (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành sắt) thu được hỗn hợp B. Chia B thành hai phần. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,176 lít khí. Tách lấy phần không tan cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí. Phần hai tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6,552 lít khí. Các khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 24,06.	B. 25,08.	C. 23,04.	D. 22,02.
Câu 17: Tiến hành điện phân 100 gam dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, 0,1 mol CuCl2 và 0,16 mol HCl (điện cực trơ) đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở cả hai cực thì dừng điện phân. Đem phần dung dịch sau điện phân tác dụng hết với 150 gam dung dịch AgNO3, kết thúc phản ứng thu được 90,08 gam kết tủa và dung dịch chứa một muối duy nhất có nồng độ a%. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 30,5.	B. 35,5.	C. 34,5.	D. 33,5.
Câu 18: Peptit X và peptit Y đều mạch hở có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3 cần dùng 22,176 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sua đây?
A. 24,5.	B. 29,5.	C. 18,5.	D. 14,5.
Câu 19: Cho 33,9 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỉ lệ mol 1 : 2) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm N2O và H2. Khí B có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Giá trị của m là
A. 308,1375.	B. 300,4325.	C. 240,6250.	D. 312,3575.
Câu 20: Số nhóm amino (-NH2) có trong một phân tử axit aminoaxetic là
A. 1.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 21: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Saccarozơ.	B. Tinh bột.	C. Glucozơ.	D. Protein.
Câu 22: Cho 4,18 gam este no, đơn chức E tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được 4,56 gam muối natri. Xác định công thức của E
A.metyl acrylat. 	B.etyl axetat. 	C.propyl fomat. 	D.metyl propionat. 
Câu 23: Cho 0,2 mol một este phản ứng vừa đủ với 80 gam dung dịch NaOH 20% chỉ tạo ra 39,6 gam hổn hợp 2 muốihữu cơ . Số công thức cấu tạo este phù hợp là
A. 4 	B.3 	C.2 	D.1.
Câu 24: Cho thí nghiệm như hình vẽ:
Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong glucozơ?
A. Cacbon.	B. hiđro và oxi.	C. Cacbon và hiđro.	D. Cacbon và oxi.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong công nghiệp Al được sản xuất từ quặng đolomit.
B. CrO3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit.
C. Tất cả các phản ứng của lưu huỳnh với kim loại đều cần đun nóng.
D. Ca(OH)2 được dùng làm mất tính cứng vĩnh cữu của nước.
Câu 26: Trong các polimer sau: tơ tằm , sợi bông, sợi len, tơ visco , tơ enang , tơ axetat và nilon-6,6. Số tơ có nguồn gốc xenluloz là:
A. 4	B. 1	C. 2	D. 3
Câu 27: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C6H5NH2.	B. C2H5OH.	C. CH3NH2.	D. H2NCH2COOH.
Câu 28: Để bảo vệ vỏ tàu biểu làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại:
A. Cu.	B. Ag.	C. Pb.	D. Zn.
Câu 29: Metyl metacrylat được dùng để sản xuất:
A.Thuốc trừ sâu.	B.Cao su.	C.Thủy tinh hữu cơ.	D.Tơ tổng hợp Câu 30: Cho các phát biểu sau:
Các amino axit ở điều kiện thường là những chất rắn ở dạng tinh thể.
Liên kết giữa nhóm –CO– với nhóm –NH– giữa các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit.
Các peptit đều có phản ứng màu biure.
Các đisaccarit đều có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là:
A. 2	B. 4	C. 1	D. 3
Câu 31: Cho a mol Cu kim loại tác dụng với 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M ( loãng) thu được V lít khí NO ( đktc). Tính V.
A. 2 lít và 3a lít.	B. 1,344 lít và 14,933a lít. C. 1,244 lít và 12,9a lít.	D. 4 lít và 3a lít
Câu 32: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X,Y là:
A. natri và magie	B. kali và bari	C. liti và beri	D. kali và canxi
Câu 33: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư) thoát ra 0,448 lít khí (đktc). Kim loại M là:
A. Li	B. Rb	C. Na	D. K
Câu 34: Amin X chứa vòng benzen và có công thức phân tử C8H11N. Biết X tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thường giải phóng khí N2. Mặt khác, nếu cho X tác dụng với nước brom thì thu được chất kết tủa có công thức C8H8NBr3. Số công thức cấu tạo của X là:
A. 5	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 35: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là:
A. 68.	B. 85.	C. 46.	D. 45.
Câu 36: Cho sơ đồ phản ứng: CrX YZ (là hợp chất của crom). Chất Z là:
A. Na2CrO4	B. Na2Cr2O7	C. H2CrO4	D. Na2CrO2
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn một este no đa chức X được tạo thành từ axit hai chức mạch hở và ancol ba chức mạch hở bằng oxi. Sục toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 60 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 29,1gam. Khối lượng mol của X là:
A. 350	B. 348	C. 346	D. 362	
Câu 38: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,2 mol saccaroz và 0,1 mol mantoz một thời gian thu được dung dịch X ( hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều bằng 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì lượng Ag thu được là:
A. 0,90 mol	B. 0,60 mol	C. 1,20 mol	D. 0,95 mol
Câu 39:Metyl metacrylat được điều chế từ:
A.Axit acrylic và ancol metylic.	B.Axit acrylic và ancol etylic.
C.Axit metacrylic và ancol metylic.	D.Axit axetic và ancol etylic.
Câu 40: Trộn 13,6 gam phenyl axetat với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 18,5 gam	B. 21,8 gam	C. 35 gam	D. 11,8 gam
Đề 8-2017
Câu 1: Cho 8 gam bột Cu vào 200ml dung dịch AgNO3. Sau một thời gian phản ứng lọc được dung dịch A và 9,52 gam chất rắn. Cho tiếp 8 gam bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong lọc tách được dung dịch B chỉ chứa một muối duy nhất và 6,705 gam chất rắn. Nồng độ mol/l của dung dịch AgNO3 ban đầu là:
A. 0,25M

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_2017.doc