Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2008 - 2009 môn thi: Hóa học

doc 1 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2008 - 2009 môn thi: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2008 - 2009 môn thi: Hóa học
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH	 KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2008-2009
TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU	 MÔN THI: HÓA HỌC 
 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra, nếu có, trong các quá trình sau (nếu không có phản ứng phải ghi rõ “không phản ứng”):
a/ Nung hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh trong môi trường không có oxi.
b/ Sục khí clo vào dung dịch natri hidroxit nguội.
c/ Đun sôi kĩ dung dịch canxi hidrocacbonat bão hòa.
d/ Đun nhôm oxit trong dung dịch natri hidroxit.
Câu 2: Xác định X và hoàn thành các phương trình phản ứng sau (chỉ được thêm H2O nếu cần thiết):
a/ XH3 + MnO2 Mn3O4 + XO	b/ KXO2 + KI + H2SO4 I2 + XO + K2SO4
c/ Ag + HXO3 AgXO3 + XO	d/ XO2 + C CO2 + XO
e/ XO + O2 XO2	f/ XO + XH3 X2
Cho biết X2 là chất khí chiếm phần lớn trong không khí.
Câu 3: X, Y, Z là 3 hóa chất được dùng phổ biến làm phân bón hóa học. Chúng là các phân bón đơn để cung cấp 3 thành phần chính: đạm, lân và kali cho cây trồng. Ba hóa chất trên đều tan trong nước, biết:
 Dung dịch nước của X cho kết tủa màu trắng với dung dịch natri cacbonat dư.
 Khi cho dư dung dịch natri hidroxit vào dung dịch nước của Y và đun sôi, nhận thấy có mùi khai bay ra, nhưng cho dung dịch axit clohidric vào dung dịch Y thì không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Dung dịch Y cũng tạo kết tủa trắng với dung dịch bari clorua.
 Dung dịch nước của Z tạo kết tủa trắng với dung dịch bạc nitrat, nhưng không tạo kết tủa với dung dịch bari clorua.
Phỏng đoán thành phần hóa học của X, Y, Z và viết các phương trình hóa học minh họa cho các thí nghiệm mô tả trên
Câu 4: Dung dịch A chứa đồng thời 2 muối bạc nitrat và đồng (II) nitrat với nồng độ mol của muối đồng gấp 4 lần nồng độ mol của muối bạc.
a/ Nhúng một thanh kẽm vào 250 ml dung dịch A. Sau một thời gian, lấy thanh kẽm ra và làm khô, thấy khối lượng thanh kẽm tăng 1,51 gam. Biết rằng lúc này dung dịch sau phản ứng chứa 3 muối. Tính nồng độ mol của muối kẽm trong dung dịch sau phản ứng.
b/ Nếu giữ thanh kẽm trong 250 ml dung dịch A một thời gian đủ lâu thì thấy sau phản ứng, dung dịch A chỉ chứa một muối duy nhất với nồng độ 0,54M. Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch A ban đầu.
c/ Trong thí nghiệm ở câu b/, khối lượng thanh kẽm sau phản ứng thay đổi bao nhiêu so với ban đầu?
Trong cả bài, chấp nhận rằng tất cả kim loại mới sinh ra đều bám vào thanh kẽm và thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng.
Câu 5: Cho chuỗi chuyển hóa sau:
A H2O, Al2O3 B (C2H6O) Al2O3 + ZnO C (C4H6) A D (C6H10) Pt E (C6H6)
 3000C 4500C 6000C 3000C
E (C6H6) HNO3 F (C6H5NO2) Fe + HCl G (C6H8NCl) NaOH H (C6H7N)
 H2SO4
Xác định công thức cấu tạo của các hợp chất trong chuỗi chuyển hóa trên và viết lại các phương trình hóa học. Cho biết 1 mol D chỉ phản ứng được với 1 mol brom và E không phản ứng với brom trong dung dịch.
Câu 6: Một hỗn hợp khí gồm hidrocacbon CnH2n và hidro có thể tích chung là 3,360 lít (đktc) được cho qua xúc tác platin ở 2000C. Sau một thời gian phản ứng, thể tích hỗn hợp khí là 2,464 lít (đktc) tương ứng với lượng CnH2n phản ứng được 80%. Nếu cho hỗn hợp khí ban đầu qua dung dịch nước brom thấy khối lượng tăng 2,1 gam. Xác định thành phần (%thể tích) khí ban đầu và công thức phân tử của CnH2n.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docK9- 2009- Chuyen-DHQG-HCM-0809.doc