Kỳ thi thử THPT quốc gia lần iv năm học: 2014 - 2015 môn thi: Ngữ Văn

doc 43 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2855Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỳ thi thử THPT quốc gia lần iv năm học: 2014 - 2015 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi thử THPT quốc gia lần iv năm học: 2014 - 2015 môn thi: Ngữ Văn
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ
 ----------
 KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN IV
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn thi: Ngữ văn
(Đề thi có 02 trang)
Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
1. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi 
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! 
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, 
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. 
(2) Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? 
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! 
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, 
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! 
(3) Có nhớ chăng, hỡi gió rét thành Ba Lê? 
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá 
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ 
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya? 
(4) Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước 
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà 
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc 
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.
 (Trích Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên)
Câu 1. Đoạn thơ gắn với sự kiện lịch sử nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Tìm 01 bài thơ khác có cùng đề tài với đoạn thơ trên (Nêu rõ tên tác giả, tác phẩm - 0,25 điểm)
Câu 3. Đoạn thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy chỉ ra những tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3 (0,5 điểm)
2. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tuy nhiên, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông công dân như vậy lại làm tăng thêm nỗi lo ngại về tính chính xác, lành mạnh của các thông tin được cung cấp từ các phương thức truyền thông mới, đặc biệt là từ các trang cá nhân. Thiết nghĩ, truyền thông mới, bản thân nó là một khái niệm trung lập và không ngừng biến đổi. Vì thế, nó trở nên tốt hay xấu là phụ thuộc vào mục đích và cách thức của mỗi cá nhân sử dụng. Trên thực tế chúng ta đã được chứng kiến việc nhiều người sử dụng mạng xã hội tỏ ra thiếu trách nhiệm khi cung cấp những thông tin sai sự thật, do họ không dành thời gian kiểm định tính chính xác của thông tin trước khi công bố. Bên cạnh thông tin sai sự thật là những thông tin, trò chơi thiếu lành mạnh, nhiều tính bạo lực, khiêu dâm... Chưa kể một số không nhỏ người sử dụng mạng xã hội nhằm cập nhật nhiều thông tin không khách quan, thậm chí mang đậm thiên kiến cá nhân. Những người sử dụng khác, nếu không có sự chọn lọc và cẩn trọng trước các thông tin kiểu như vậy, sẽ không tránh khỏi những cách nhìn sai lệch về nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Nghiêm trọng hơn, sự phát triển nở rộ và thịnh hành truyền thông mới nói chung và của mạng xã hội nói riêng vô hình trung có thể sẽ trở thành công cụ đắc lực góp phần làm nảy sinh các nguy cơ đối với an ninh, chính trị, xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân người sử dụng, nhất là những người trẻ tuổi.
 Cần khẳng định rằng, việc phát triển truyền thông mới là cần thiết, nhưng song hành với phát triển phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng đối với người sử dụng để khai thác truyền thông mới một cách có hiệu quả và có lợi ích thiết thực lành mạnh. Vì thế, để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới,.
 (Dẫn theo  )
Câu 5. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 6. Đặt tiêu đề cho đoạn trích trên (0,25 điểm)
Câu 7. Theo anh/chị, đoạn văn này có phải là đoạn mở đầu của bài viết không? Tại sao? (0,5 điểm)
Câu 8. Anh/chị hãy viết tiếp vào dấu () ở cuối đoạn nêu giải pháp “để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới”. Phần viết tiếp trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh / chị về tư tưởng của Eptusenko trong đoạn thơ sau:
 Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử
Mỗi số phận rất riêng, dù rất nhỏ
Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu. 
Câu 2. (4,0 điểm)
 Kết thúc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình khao khát:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
 Trên cơ sở phân tích những điều đã được bộc bạch trong bài thơ, anh / chị hãy làm sáng tỏ cội nguồn của niềm khát khao đó.
---------------------Hết---------------------
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ
----------
ĐÁP ÁN KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN IV
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn thi: Ngữ văn 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Đoạn thơ gắn với sự kiện Bác lên đường cứu nước (1911). 
 - Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên
 - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2. Bài thơ cùng đề tài viết về Bác, ví dụ: Bác ơi (Tố Hữu)
- Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
 - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4. Những tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3 là sự xót xa , niềm ngưỡng mộ khi nhắc tới những khó khăn, gian khổ và nghị lực phi thường của Bác trên đường cứu nước
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả 
Câu 5. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (hoặc chính luận)
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6. Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung đoạn trích. Ví dụ Cẩn trọng trước một số tác hại của truyền thông mới
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 7: Đoạn văn này không phải là đoạn mở đầu của bài viết. Vì đầu đoạn văn có từ nối “Tuy nhiên”, thể hiện sự liên kết hồi hướng với ý đoạn ở trên
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 8 . Viết tiếp vào dấu [] ở cuối đoạn giải pháp “để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới” theo quan điểm riêng của bản thân. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục, hợp với văn cảnh. 
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Nêu 0 giải pháp nhưng không hợp lí;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;
+ Không có câu trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Giải thích (0,5đ)
 Trên đời này không ai tẻ nhạt. Mỗi người sinh ra đều mang trong mình những điều kì diệu. Dù riêng tư nhỏ bé đến đâu, mỗi cá thể đều góp phần làm nên lịch sử của nhân loại. Do vậy, không hành tinh nào có thể sánh được với sự cao cả của con người.
Tóm lại: đoạn thơ đề cao vị thế và vai trò của mỗi con người.
2. Bàn luận (2,0đ, mỗi ý nhỏ 0,5đ)
- Mỗi người không tẻ nhạt vì có tâm hồn , trí tuệ, có đời sống nội tâm. Đó là tình cảm đối với con người; là khả năng rung động trước mọi vẻ đẹp của cuộc sống; là khát vọng chiếm lĩnh những giá trị của sự sáng tạo Những tố chất ấy như những hạt mầm quý giá tiềm ẩn trong mỗi con người nên không có lí gì con người lại tẻ nhạt. Mỗi cá nhân là một giá trị, không gì có thể thay thế.
- Quan niệm trên xuất phát từ cơ cở : mỗi cá nhân là một phần tất yếu của nhân loại. Lịch sử nhân loại không chỉ được tạo bởi những người ưu tú mà còn được tạo bởi những người vô danh. Mặt khác, mỗi cá nhân có thể chứa đựng những vui buồn của cuộc sống. Soi vào số phận mỗi con người ta bắt gặp sự thật của thời đại. Cho nên, thật có lí khi nói Mỗi số phận chứa một phần lịch sử
- Vì sao không hành tinh nào có thể sánh với con người? Mỗi hành tinh , dù có bí ẩn, kì vĩ đến đâu cũng là vật vô tri, không thể sánh với sự linh diệu của con người – thực thể có tư duy, có tâm hồn, tâm linh
- Đánh giá: Tư tưởng của Eptusenko mang tính nhân văn cao đẹp. Nó thể hiện niềm tin của ông về giá trị và vị thế của con người. Tư tưởng đó buộc ta phải có cái nhìn đúng đắn về con người
3. Bài học (0,5đ) 
Tư tưởng của Eptusenko giúp ta tự tin hơn vào chính bản thân mình. Có thể ta không có khả năng phát minh sáng tạo như những vĩ nhân nhưng ta có thể sống đầy đủ ý nghĩa cuộc sống của một đời người, có thể trở thành một người hữu ích với cộng đồng.
Với nhận thức Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời, mỗi người có thể đánh thức tiềm năng của bản thân để có thể làm nên những điều kì diệu.
Câu 2. (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và vấn đề 
Xuân Quỳnh – nữ thi sĩ tiêu biểu của thơ ca sau 1945, với phong cách thơ ưa hướng nội, giàu nữ tínhSóng được sáng tác cuối 1967 là thi phẩm xuất sắc viết về tình yêu
2. Phân tích cụ thể các vấn đề 
Trong suy nghĩ của nhân vật trữ tình, tình yêu làm nên giá trị cuộc đời; tình yêu tạo nên những cung bậc phong phú của mỗi đời người: Dữ dội và dịu êm, Ồn ào và lặng lẽ. Nhờ tình yêu, con người có khát vọng tìm ra biển lớn , có ý thức xác định cái riêng giữa cái chung: Sông không hiểu nổi mình, Sóng tìm ra tận bể
Nhờ tình yêu, trái tim tuổi trẻ ý thức được mình đang tồn tại, đang không ngừng “bồi hồi” “nghĩ” “nhớ” (Bồi hồi trong ngực trẻ; Em nghĩ về anh, em; Lòng em nhớ đến anh). Có tình yêu là có thắc mắc (Từ nơi nào sóng lên); có tình yêu con người trở nên mạnh mẽ, vượt lên mọi thách thức (Con nào chẳng tới bờ, Dù muôn vời cách trở)
Tình yêu cũng làm cho nhân vật ý thức đuợc sự hữu hạn của đời người (Cuộc đời tuy dài thế, Năm tháng vẫn qua đi), chính tình yêu đã đem lại cho con người sự nhạy cảm khác thường, cảm nhận được về lẽ tồn tại trong không gian và thời gian
Tình yêu làm cho cuộc đời của mỗi con người trở nên đáng sống, nhưng quỹ thời gian của mỗi người không phải là vô tận. Tình yêu tuy gắn với mỗi đời người cụ thể nhưng tình yêu còn là một giá trị vĩnh hằng. Do đó, mỗi người cần phải làm gì để sống mãi với tình yêu? Đây chính là cội nguồn của khát vọng:
 Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ chỉ là cách nói thể hiện ước muốn được dâng hiến cuộc đời cho tình yêu. Với một tình yêu bất tử, sự tồn tại mong manh của mỗi đời người không còn đáng sợ.
3. Đánh giá chung
Sóng được viết ra từ những xao động yêu đương của một trái tim tuổi trẻ. Đối diện với muôn ngàn con sóng thật của đại dương, con sóng lòng vỗ lên bao tâm trạng, dự cảm , lo âu và trên hết là khát vọng. Để Sóng trở thành một ẩn dụ đẹp về tình yêu.
Biểu điểm
Ý 1: 0,5
Ý 2: 3,0 (trong đó: a- 0,5; b- 0,75; c- 0,75; d-1,0)
Ý 3: 0,5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015 
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:
“Hai vợ chồng người bạn tôi (An-đrây Xô-cô-lốp) không có con, sống trong một ngôi nhà riêng nho nhỏ ở rìa thành phố. Mặc dù được hưởng phụ cấp thương binh, nhưng anh bạn tôi vẫn làm lái xe cho một đội vận tải, tôi cũng đến xin làm ở đó. Tôi ở nhà bạn, họ thu xếp cho tôi chỗ nương thân. Chúng tôi chở các thứ hàng hóa về các huyện, và mùa thu thì chuyển sang chở lúa mì. Chính vào hồi ấy tôi gặp chú con trai mới của tôi, đấy chú bé đang nghịch cát đấy.
Thường cứ chạy xe xong trở về thành phố, việc đầu tiên cũng dễ hiểu thôi, là tôi vào hiệu giải khát, nhấm nháp chút gì đó và tất nhiên, có uống một li rượu lử người. Phải nói rằng tôi đã quá say mê cái món nguy hại ấy Thế rồi một hôm, tôi thấy chú bé ấy ở gần cửa hàng giải khát, hôm sau vẫn lại thấy – thằng bé rách bươm xơ mướp. Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưng cặp mắt – cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm! Tôi thích nó, và lạ thật, thích đến nỗi bắt đầu thấy nhớ nó, cố chạy xe cho nhanh để được về gặp nó. Nó ăn ngay ở hiệu giải khát, ai cho gì thì ăn nấy.”
(Số phận con người – Sô-lô-khốp
Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2014, tr. 119-120)
Câu 1: Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên? (1,0 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích trên. (1,0 điểm)
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn “Thế rồi một hôm, tôi thấy chú bé ấy ở gần cửa hàng giải khát, hôm sau vẫn lại thấy – thằng bé rách bươm xơ mướp. Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưng cặp mắt – cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm!” và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (1,0 điểm)
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Cho hai hình ảnh sau:
Thứ nhất, con ốc mượn hồn (một loài vật có vỏ ốc, thân cua) tuy mang vỏ ốc nhưng vẫn giữ được bản chất là một con cua.
Thứ hai, con chim nhại giọng tuy bản thân là một con chim nhưng giọng hót lại nhái mượn.
Hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống của con người trong xã hội ngày nay qua hai hình ảnh trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: nhân vật người đàn ông hàng chài và người vợ trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu không khác gì nhân vật A Sử và Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Từ cảm nhận về các nhân vật người đàn ông hàng chài, người đàn bà hàng chài, A Sử, Mị, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. 
Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn - Sở GD&ĐT Cần Thơ năm 2015
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Đọc hiểu
Đọc đoạn trích trong tác phẩm Số phận con người và thực hiện các yêu cầu
3,0đ
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản.
- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của văn bản, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú nhưng cần nắm bắt được các phương thức biểu đạt, nội dung văn bản, biện pháp tu từ và tác dụng của chúng,...
Yêu cầu cụ thể
Câu 1
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: kể, miêu tả, biểu cảm.
1,0đ
Câu 2
Nội dung đoạn trích: Xô-cô-lốp kể lại lần gặp bé Va-ni-a lang thang, rách rưới, hàng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán / hoặc Xô-cô-lốp kể lại hoàn cảnh gặp bé Va-ni-a,...
1,0đ
Câu 3
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích:
- Liệt kê.
- So sánh: Bẩn như ma lem; Cặp mắt – cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm.
 Tác dụng: nhằm tăng sức biểu cảm về hình ảnh một chú bé ngây thơ, tội nghiệp khiến người lái xe nhân hậu vô cùng cảm động.
1,0đ
Làm văn
Câu 1
Hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống của con người trong xã hội ngày nay qua hai hình ảnh: con ốc mượn hồn (một loài vật có vỏ ốc, thân cua) tuy mang vỏ ốc nhưng vẫn giữ được bản chất là một con cua; con chim nhại giọng tuy bản thân là một con chim nhưng giọng hót lại nhái mượn.
3,0đ
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động những kiến thức về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ suy nghĩ của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, thái độ của mình trước một hiện tượng đời sống xã hội. Mỗi thí sinh có quan điểm riêng nhưng phải có một cách nhìn đúng đắn, toàn diện, phù hợp với chuẩn mực xã hội; suy nghĩ, hành động phải chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách.
 Yêu cầu cụ thể
0,5đ
Ý 1
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 
Ý 2
Giải thích
- “Ốc mượn hồn” là con vật bé nhỏ mượn vỏ ốc làm nơi trú ngụ bởi chúng rất yếu ớt và dễ dàng làm mồi cho con vật khác. Tuy nhiên, rời khỏi vỏ ốc thì chúng vẫn giữ được hình hài và bản chất của một con cua. Hình ảnh “con ốc mượn hồn” ẩn dụ cho con người. Đôi khi, con người phải đeo một lớp mặt nạ ngụy trang, tạo ra vỏ bọc cho mình.
- “Con chim nhại giọng” là loài chim có thể nhại lại tiếng của các loài chim khác như sáo, vẹt, Tuy nhiên bản thân chúng lại không có một giọng hót riêng hoặc nếu có thì rất khó nghe. “Con chim nhại giọng” ẩn dụ cho lối sống giả dối, ngụy tạo của con người nhằm một mục đích trục lợi cá nhân nào đó.
Hai hình ảnh trên gợi lên cho chúng ta hai lối sống tương đối mâu thuẫn nhau của con người trong cuộc sống hiện tại. Tùy thuộc vào quan niệm sống mà mỗi người chọn lựa lối đi đúng đắn cho mình.
0,5đ
Ý 3
Bàn luận
- Lối sống của con người qua hình ảnh con ốc mượn hồn tuy mang vỏ ốc nhưng vẫn giữ được bản chất là một con cua
 + Trong cuộc sống hiện tại, mỗi người đều phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mà nếu sử dụng bản chất của riêng mình, có lẽ họ sẽ khó vượt qua được.
 + Con người không thể nào sống thật là mình trong suốt quãng đời, phải biết sống thật một cách thông minh, đó là sống khéo. Sống khéo là khi con người biết lựa chọn “chiếc mặt nạ” phù hợp cho từng hoàn cảnh, đối xử với người khác một cách khéo léo khiến họ yêu quý và tôn trọng mình.
 + Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng chiếc vỏ ốc của mình, cần phải thoát khỏi nó khi cần thiết.
- Lối sống của con người qua hình ảnh con chim nhại giọng tuy bản thân là một con chim nhưng giọng hót lại nhái mượn
 + Thay vì sống khéo, sống đúng với cảm xúc và bản chất của mình, nhiều người lại chọn cách sống giả dối, vay mượn.
 + Cuộc sống hiện nay có rất nhiều “con chim nhại giọng”, họ sẵn sàng sống khác đi để đạt được mong muốn, bất chấp mọi thủ đoạn.
 + Để trở thành một người khác, hót tiếng hót của người khác là điều rất dễ dàng, nhưng để thể hiện cá tính của mình, dám khác biệt đòi hỏi rất nhiều ở bản lĩnh và ý chí của mỗi người.
- Nguyên nhân:
 + Một số người thích thể hiện bản thân mình, hoặc vì muốn đi “đường tắt” để đến thành công.
 + Gia đình cũng là một trong số những tác động ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con trẻ.
 + Nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống khiến con người phải tạo khoảng cách với nhau, họ không dám sống thật với mình trước mặt người khác vì nghi ngờ, vì sợ,...
- Mở rộng: Hai cách sống trên là hai quan điểm sống mà con người phải chọn. Cuộc sống không cho phép chúng ta “thật” hoàn toàn. Con người phải biết sống thật một cách thông minh, sống khéo, sống bằng cảm xúc của mình, biết giữ vững bản chất, tiếp thu cái tốt đẹp của người khác để hoàn thiện bản thân mình hơn,...
1,5đ
Ý 4
Bài học nhận thức và hành động
- Sống như một con ốc mượn hồn, biết vay đúng lúc mà vẫn là mình dù trong hoàn cảnh nào.
- Tự nhủ phải luôn tỉnh táo để có thể giữ vững lập trường, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác để thay đổi tốt hơn,...
0,5đ
Câu 2
Có ý kiến cho rằng: nhân vật người đàn ông hàng chài và người vợ trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu không khác gì nhân vật A Sử và Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
4,0đ
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể phân tích và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
Ý 1
Giới thiệu hai tác giả Nguyễn Minh Châu và Tô Hoài, hai tác phẩm, dẫn dắt vấn đề đặt ra trong đề bài.
0,5đ
Ý 2
Giải thích ý kiến
Ý kiến trên vừa đúng vừa chưa hoàn chỉnh, vì hai nhân vật người đàn ông hàng chài và A Sử; hai nhân vật người đàn bà hàng chài và Mị vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau.
0,5đ
Ý 3
Cảm nhận, bình luận
2,5đ
- Ý kiến trên không sai vì hai cặp nhân vật trong hai tác phẩm có nhiều nét tương đồng:
 + Hai nhân vật người chồng đều có những hành độ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tnqg_2015.doc