Đề thi thử THPT quốc gia Ngữ văn lần 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Yên Khánh A

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Ngữ văn lần 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Yên Khánh A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Ngữ văn lần 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Yên Khánh A
TRƯỜNG THPT YÊN KHÁNH A
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C LẦN 6
NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút(không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc - hiểu: (3 đ )
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét,
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
 1960.
 ( Trích Tiếng hát con tàu – Tập thơ Ánh sáng và phù sa, Chế Lan Viên)
Câu 1: ( 1,0 ) Chỉ rõ đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào nhiều nhất? Nét độc đáo của biện pháp nghệ thuật đó là gì? Qua câu thơ “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét” em hiểu nỗi nhớ của nhân vật trữ tình có gì độc đáo? 
Câu 2: (1,0) Hai câu thơ “Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng/Như xuân đến chim rừng lông trở biếc” giúp em hiểu được tình yêu đôi lứa có ý nghĩa như thế nào? Từ “tình yêu” trong câu thơ cuối được hiểu là gì?
Câu 3: (1,0) Kể tên những bài thơ thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu mà em biết? Từ khổ thơ của Chế Lan Viên, anh (chị) chiêm nghiệm được bài học gì về lẽ sống ở đời ? 
Chú thích:
 (1) cánh kiến: tên một loại cây thân gỗ, cứ đến mùa xuân nở hoa màu vàng rất đẹp. Nhựa của loài cây này rất quý được dùng trong sản xuất công nghiệp nhẹ.
Phần II: Làm văn (7đ)
 Câu 1: (3đ) 
Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn
Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ? Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một nình có sướng hơn không?Nghĩ là làm, Mèn bèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
 (Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục Trò chuyện đầu tuần của báo Hoa học trò)
Quà tặng cuộc sống anh (chị) nhận được từ câu chuyện trên. (Bài viết trong khoảng 400 từ)
Câu 2: (4 đ) Cảm nhận của anh (chị ) về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” Mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha, bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).
--------------------------------------------Hết --------------------------------------------
TRƯỜNG THPT YÊN KHÁNH A
HD CHẤM THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C LẦN 6
NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút(không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc - hiểu: (3 đ )
Câu 1: (1,0) 
- Biện pháp tu từ và nét độc đáo của biện pháp đó:
+ Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nổi bật là phép so sánh giữa sự việc “anh nhớ em” với hình ảnh “đông về nhớ rét”. Tình yêu ta được ví với hai hình ảnh “như cánh kiến hoa vàng/Như xuân đến chim rừng lông trở biếc”.
+ Nét độc đáo của biện pháp nghệ thuật đó là sự xâu chuỗi các hình ảnh so sánh tạo nên cấu trúc câu thơ nhiều tầng bậc, làm tăng giá trị biểu đạt thể hiện sự tài hoa, giàu liên tưởng của Chế Lan Viên. 
- Qua câu thơ “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét” em hiểu cách thể hiện nỗi nhớ của nhân vật trữ tình có gì độc đáo? 
+ Nỗi nhớ người yêu của nhân vật trữ tình được ví với một hình ảnh của thiên nhiên: mùa đông thường đi liền với cảm giác rét buốt, cũng như anh và em luôn gắn bó hoà hợp. 
=> nỗi nhớ da diết cồn cào bao trùm lên cả không gian, thời gian, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong tình yêu.
Câu 2: (1,0) Hai câu thơ “Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng/Như xuân đến chim rừng lông trở biếc” giúp em hiểu được tình yêu đôi lứa có ý nghĩa như thế nào? Từ “tình yêu” trong câu thơ cuối được hiểu là gì?
- Tình yêu đôi lứa có ý nghĩa 
+ Tình yêu đôi lứa làm đẹp cho cuộc đời và con người cũng giống như khi xuân đến, hoa cánh kiến và lông chim rừng đổi sắc làm đẹp cho thiên nhiên.
+ Tình yêu không chỉ làm đẹp cuộc đời mà còn làm được nhiều điều có ý nghĩa cho cuộc đời.
- Từ “tình yêu” trong câu thơ cuối được hiểu :
+ tình yêu đôi lứa
+ tình yêu của con người với con người, với quê hương đất nước.
Câu 3: (1,0) Kể tên những bài thơ thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu mà em biết? Từ khổ thơ của Chế Lan Viên anh (chị) chiêm nghiệm được bài học gì về lẽ sống ở đời ? 
+ Một số bài thơ nỗi nhớ trong tình yêu: Tương tư (Nguyễn Bính), Sóng (Xuân Quỳnh), Cuộc chia li màu đỏ (Nguyễn Mĩ), Núi đôi (Vũ Cao), ..
+ gắn bó giữa tình yêu cá nhân với tình yêu quê hương đất nước, cái riêng gắn bó với cái chung hài hoà. Cần vượt lên thứ tình yêu vị kỉ tầm thường để hướng tới tình yêu lớn lao cao thượng.
+ tình cảm yêu thương chân thành của con người có sức mạnh biến những thứ xa lạ trở nên gần gũi thân thuơng.( đất lạ hoá quê hương)
Phần II:
Câu 1: (3đ)
* Kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra từ câu chuyện. Có cách trình bày suy nghĩ của cá nhân một cách rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt.
* Kiến thức :
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một số ý cần đạt:
- Giới thiệu vấn đề bàn bạc. (0,5)
- Xác định ý nghĩa của câu chuyện: (1,0)
 + Chim Én tốt bụng đã tặng DM một món quà thật tuyệt: một chuyến thưởng ngoạn khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, ấm áp. Tiếc thay DM không biết trân trọng món quà ấy. Từ người chịu ơn, Dế ảo tưởng mình là người ban ơn. Từ việc mình là gánh nặng của người khác, Dế ảo tưởng người khác chính là gánh nặng của mình. Lòng ích kỉ, toan tính và sự ngộ nhận, ảo tưởng đã khiến Dế phải trả giá đắt: Dế rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
+ Câu chuyện có hình thức như một truyện ngụ ngôn phản ánh một thực tế của con người ngày nay; đời sống hiện đại có thể giúp con người có thể làm được nhiều việc hơn nhưng cũng khiến họ quá ảo tưởng về minh và cách suy nghĩ, lối sống cũng thực dụng hơn. Câu chuyện cảnh tỉnh bạn trẻ hiện nay: đừng quá ảo tưởng về bản thân mình và không nên sống ích kỉ, toan tính. Xcá định chíinhs xác mình là ai và giúp đỡ người khác một cách vô tư không vụ lợi, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thứ mà bạn đã cho.
- Rút ra bài học sống: (1,0)
 Câu chuyện Chim Én và Dế Mèn ngăắn gọn, dồn nén trong vài dòng ngắn ngủi nhưng lại chứa đựng rất nhiều bài học nhân sinhlớn. Mỗi người đều học được từ câu chuyện những bài học nhân sinh:
+ Đó có thể là câu chuyện về sự hợp tác và chia sẻ: Nếu biết hợp tác và chia sẻ, tất cả đều có lợi.
+ Đó có thể là câu chuyện về giá trị cuộc sống: Biết trân trọng những gì mình đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống. Những người klhông biết quý trọng những gì mình đang có sẽ không bao giờ hạnh phúc, thậm chí bất hạnh. Bởi vậy, hạnh phúc là tuỳ thuộc vào chính ta.
+ Đó có thể là câu chuyện về niềm tin: Lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần tin tưởng nhau để có c/s thoải mái, nhẹ nhàng.
+ Đó có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: Với cách nhìn thiển cận, hời hợt, ta sẽ không phát hiện đúng bản chất cuộc sống, dẫn đến những quyết định sai lầm.
+ Đó có thể là bài học về cho và nhận: cho và nhận luôn chuyển hoá cho nhau, tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại
Đánh giá chung: (0,5)
Điều quan trọng không phải là những thứ ta mang thẻo nbên mình, mà những gì ta đóng góp cho cuộc sống . Hãy quan tâm đến mọi người và tận hưởng cuộc sống ta sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Câu chuyện chính là quà tặng cuộc sống mà ta nhận được.
Lưu ý: Vì tính đa nghĩa của văn bản nên phương án nào hợp lí, thuyết phục đều có thể chấp nhận.
 Câu 2: (4đ) 
Ý
Nội dung
Điểm
1
Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm
Giới thiệu hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm
0,5
2
a. Về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” Mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao) :
- Về nội dung: 
+ Cuộc gặp gỡ với Thị Nở và trận oóm đã làm cho con quỷ dữ CP có sự thay đổi hẳn cả về sinh lí lẫn tâm lí nữa.
+ Từ khi mãn hạn tù về, đây là lần đầu tiên Chí hết say và hoàn toàn tỉnh táo. Lần đầu tiên Chí nghe thấy những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống.
+ Khi tỉnh táo CP đã nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Lần đầu tiên Chí nhận thấy tình trạng bí đát tuyệt vọng của cuộc đời mình.
- Về nghệ thuật:
+ Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển cốt truyện, khắc hoạ sâu sắc nét tính cách tâm lí và bi kịch của nhận vật.
+ Qua chi tiết này NC khẳng định: chất người không bao giờ mất đi ngay cả khi bị xã hội thối nát, tàn bạo cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. 
b. Về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha, bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).
- Về nội dung:
+ Mùa xuân trên miền núi TB được miêu tả rất đẹp; sắc màu của những chiếc váy hoa, tiếng cười nói của đám trẻ con chơi quay đợi tết, đặc biệt là tiếng sáo da diết xoáy sâu và trái tim tưởng như băng giá của Mị. Ngoại cảnh đã làm thức đạy trong Mị ý thức về tình yêu, hạnh phúc.
+ Mị lấy hũ rượu uống ực từng bát. Uống như dồn nén uất hận, như muốn quên đi thực tại.
+ Mị xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc, với lấy cái váy hoa =>ý thức được về thời gian, nhan sắc, tuổi trẻ cùng những mơ ước khát khao.
- Về nghệ thuật:
+ là một trong những chi tiết góp phần làm thay đổi tâm lí nhân vật
+ Cảnh vật thiên nhiên hiện ra với những nét phong tục tập quán rất riêng độc đáo thể hiện chất dân tộc đậm đà.
c. So sánh : 
- Điểm tương đồng:
+ Đó là những âm thanh quen thuộc nhưng có ý nghĩa đặc biẹt trong cuộc đời nhân vật. Nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn vốn tưởng như đã chết cuả nhân vật, khơi dậy trong họ niềm yêu đời và khao khát sống mãnh liệt.
+ Chi tiết góp phần tô đậm giá trị nhân đạo cho hai tác phẩm.
- Điểm khác biệt:
+ Ở Chí Phèo: âm thanh quen thuộc của c/s xung quanh, hôm nào cũng có. Nhưng chỉ hôm nay Chí mới nghe thấy vì đến nay Chí mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan trở lại hđ bình thường.
+ Ở VCAP: chi tiết là tác nhân quan trọng nhất giúp Mị từ một con người tê dại, vô cảm đã tìm lại được con người thực vốn luôn khao khát sống, tự do, hạnh phúc của mình.
1,0
1,0
1,0
3
Khái quát ý nghĩa của hai chi tiết
Đánh giá nâng cao vấn đề.
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_THPT_QG.doc