Đề ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 lần 1 - Trường THPT Vĩnh Yên

docx 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 420Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 lần 1 - Trường THPT Vĩnh Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 lần 1 - Trường THPT Vĩnh Yên
MA TRẬN ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017, Lần 1
Môn: Ngữ Văn
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
I. Đọc - hiểu
- Nhận biết kiểu văn bản phong cách ngôn ngữ đề cập trong văn bản
- Phân tích ý nghĩa của câu văn
Hiểu ý nghĩa câu văn
- Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của mình
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
1
1,0
10%
1
1,0
10%
1
0,5
 5%
4
3,0
 30%
II. Làm văn
- Nhận biết được về tác giả, tác phẩm, tình huống trong câu NLVH
- Biết cách viết đoạn văn 200 chữ, liên kết câu và dùng từ, viết câu đoạn văn NLXH
- Vận dụng kiến thức tiếng Việt và kĩ năng tạo lập văn bản để viết đoạn nghị luận xã hội
- Vận dụng kiến thức làm văn để viết bài nghị luận VH
- Nêu hiểu biết và cảm xúc về đoạn thơ giai đoạn chống Pháp
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2.0
 20%
1
 5.0
 50%
2
7,0
 70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
 5 %
 2
3,0
 30%
1
1,0
 10%
2
5,5
 55%
 10
10,0
 100%
TRƯỜNG PTTH VĨNH YÊN
(Đề thi gồm có 02 trang)
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 LẦN 1
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Mẹ ạ, nếu kiếp sau, con được chọn, con vẫn chọn là con của mẹ. Mẹ con ta sẽ yêu thương và bù đắp cho nhau mẹ nhỉ? Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ
Mẹ ơi, hãy là một bà tiên hiền dịu và cho con một điều ước nhỏ nhoi đi mẹ. Con ước giản dị thôi, bà tiên ấy được sống lại với con một ngày, để con được chăm sóc - việc mà trước đây con chưa hề làm. Con sẽ không làm mẹ khóc đâu, con hứa. Và điều cuối cùng con muốn nói với mẹ rằng: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều... Kiếp sau, dù sao đi nữa, mẹ sẽ mãi là mẹ của con. Con thương mẹ nhiều!”
 (Trích Thư gửi mẹ hiền- Nguyễn Anh Thư, học sinh lớp 9- Báo Dantri.com ngày 20/10/2016)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Anh chị hiểu thế nào về câu văn: “Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ”. (1,0 điểm)
Câu 3. Theo anh chị, vì sao bạn Anh Thư lại viết cho mẹ đã mất 2 năm trước của mình. “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều” (1,0 điểm)
Câu 4. Đoạn trích trên gợi cho anh chị điều gì tâm đắc nhất (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm )
Anh chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về món nợ mẹ quá nhiều được bạn Anh Thư nhắc đến trong đoạn trích.
 	Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau
 Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như lá đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Dấu chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
 (Trích Việt Bắc, Tố Hữu- Ngữ văn 12, tập 1, NXBGDVN 2010, trang 112)
 - HẾT-
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:...............; Số báo danh:
HƯỚNG DẪN CHẤM 
(Theo Hướng dẫn chấm chính thức của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2016)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Văn bản đã cho được viết theo phương thức biểu đạt biểu cảm/biểu cảm.
-Điểm 0,5: Trả lời đúng theo cách trên. 
-Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 2. Nội dung của câu văn: trên cuộc đời khi không còn mẹ, con từng trải qua thành công và nhiều thất bại, mệt mỏi và bi quan, tiêu cực, những lúc đó, con tìm đến mẹ, để được an ủi, chia sẻ và mong được mẹ chỉ bảo. Mẹ vẫn là chỗ dựa tinh thần vô cùng quan trọng của con, dù là trong suy nghĩ và tâm tưởng.
Có thể diễn đạt theo các cách khác nhau nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục.
- Điểm 1,0: Trả lời đúng, đầy đủ ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí. 
- Điểm 0,5: Nêu được ý nhưng diễn đạt còn lúng túng. 
- Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.
- Điểm 0,0: Trả lời sai nội dung hoặc không trả lời.
Câu 3. Bạn Anh Thư viết như vậy hiểu là: rất thương yêu và kính trọng mẹ, không lúc nào quên hình bóng mẹ yêu. Con nợ mẹ nhiều, hiểu là còn nhiều lỗi với mẹ: lời xin lỗi, lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, chưa cố gắng trong mọi việc, chưa biết thương mẹ, chưa hiểu mẹ và thờ ơ, chưa quan tâm chăm sóc mẹ ...Con làm mẹ lo lắng và buồn lòng.
 -Điểm 1,0: Trả lời đúng và khá đủ; diễn đạt hợp lý.
 - Điểm 0,5: Nêu được từ 4 việc con nợ mẹ. Diễn đạt còn lúng túng. 
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 2 đến 3 việc con chưa làm được.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4. Đoạn trích trong đề bài, gợi nhiều điều tâm đắc nhất. Thí sinh có thể chọn và diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu một trong những điều tâm đắc nhất sau.
	-Tình yêu thương mẹ là thiêng liêng nhất.
	-Mẹ là quý nhất, mẹ là tất cả, không có ai bằng mẹ.
	- Hãy biết sống hiếu thảo và yêu thương, kính trọng, chăm sóc mẹ.
- Điều đau khổ nhất, bất hạnh nhất là không còn mẹ. 
-Hãy sống đúng phận làm con, đừng để mẹ lo lắng và khóc nhiều vì con.
- Hãy làm điều gì đó ngay cho mẹ vui, khi chưa muộn.
 Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. 
- Điểm 0,5: Nêu được điều tâm đắc nhất.
- Điểm 0,25: Nêu chưa rõ điều tâm đắc nào hoặc nêu nhiều hoặc diễn đạt ý hiểu lúng túng.
- Điểm 0: không nêu được đúng ý hoặc không có câu trả lời. 
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về đoạn văn nghị luận xã hội để viết đoạn khoảng 200 chữ, tương đương ½ trang giấy thi. Đoạn văn viết có cảm xúc; diễn đạt dễ hiểu, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
* Yêu cầu cụ thể: 
a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5 điểm: Đoạn văn đầy đủ phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Câu Mở đoạn nêu được đúng chủ đề; phần Thân đoạn, các câu văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; câu Kết đoạn nêu được ý khái quát về vấn đề. 
- Điểm 0,25: Viết được đoạn văn nhưng chưa đảm bảo mạch lạc, chính xác về bố cục ba phần. 
- Điểm 0: Không biết viết đoạn văn hoặc quá ngắn, sơ sài vài câu. 
b) Nêu đúng vấn đề: (1,25 điểm)
Suy nghĩ về món nợ mẹ quá nhiều, yêu cầu thí sinh diễn đạt cụ thể nội dung trả lời của câu hỏi 3, phần đọc hiểu. Thí sinh có thể viết theo cách trình bày đoạn văn khác nhau nhưng cần làm rõ các gợi ý sau: Con nợ mẹ nhiều, hiểu là còn nhiều lỗi với mẹ: lời xin lỗi, lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, chưa cố gắng trong mọi việc, chưa biết thương mẹ, chưa hiểu mẹ và thờ ơ, chưa quan tâm chăm sóc mẹ ...Con làm mẹ lo lắng và buồn lòng.
- Điểm 1,25 : Cơ bản đáp ứng được các nội dung; diễn đạt rõ ràng; liên kết câu chặt chẽ. 
- Điểm 0,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các nội dung; diễn đạt, liên kết câu còn lúng túng.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các nội dung trên; có thể còn lỗi câu và dùng từ, chính tả.
- Điểm 0: hiểu sai lạc nội dung hoặc không viết được đoạn văn. 
c) Sáng tạo (0,25 điểm) 
- Điểm 0,25: cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,) ; thể hiện được cảm xúc chân thành và sâu sắc về nội dung.
- Điểm 0: cách diễn đạt lan man; mắc nhiều lỗi dùng từ, dựng câu; chữ viết cẩu thả hoặc sai chính tả nhiều. 
Câu 2 (5,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
* Yêu cầu cụ thể: 
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. 
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 
b) Về kĩ năng:
Có kĩ năng phân tích thơ. Từ đó biết cách viết một bài nghị luận văn học có kết cấu đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc. Bài viết cần có những đánh giá, bình luận sắc sảo, diễn đạt biểu cảm.
c) Về kiến thức: 
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
• Thanh Thảo là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm của Thanh Thảo gây ấn tượng ở khả năng liên tưởng phong phú, cảm hứng triết luận sâu sắc cùng những sáng tạo độc đáo trong cấu trúc, hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng.
 • Đàn ghi-ta của Lorca thể hiện sự suy tưởng của Thanh Thảo về cuộc đời, nghệ thuật, sự hi sinh và bất tử của Lorca. Lorca vừa là một nghệ sĩ lớn, vừa là một chiến sỹ suốt đời đấu tranh cho tự do, đã bị chế độ phát xít Franco sát hại dã man.
+ Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn:
• Bao trùm tác phẩm là âm thanh của tiếng ghi-ta. Tiếng đàn là hình tượng xuyên suốt bài thơ, là một biểu tượng đa nghĩa.
• Tiếng đàn là biểu tượng cho đất nước Tây Ban Nha cùng với hình ảnh áo choàng đỏ. Tiếng đàn ghi-ta góp phần khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp nổi bật của con người và đất nước Tây Ban Nha: phóng khoáng, sôi nổi, giàu nhiệt huyết, yêu tự do và lãng mạn.
• Tiếng đàn gắn liền với hình ảnh Lorca thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và cuộc đời người nghệ sĩ. Tiếng đàn nói lên tình cảm gắn bó với quê hương đất nước (tiếng ghi-ta nâu). Tiếng đàn gửi gắm tình yêu của thi sĩ dành cho cô gái ấy. Tiếng đàn vỡ tan gợi lên số phận mong manh của người nghệ sĩ. Tiếng đàn gắn liền với Lorca ở những giây phút ngắn ngủi cuối cùng của cuộc đời (tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy).
• Tiếng đàn tượng trưng cho sự bất tử cùa người nghệ sĩ chân chính, của nghệ thuật chân chính (tiếng đàn như cỏ mọc hoang).
+ Đánh giá
• Hình tượng tiếng đàn với nhiều tầng ý nghĩa đã liên kết các khổ thơ, khơi gợi mạch cảm xúc dạt dào của tác giả. Đây cũng là hình tượng thơ được sáng tác theo phong cách tượng trưng, siêu thực, góp phần làm nên thành công đặc biệt của bài thơ. Sức sống bất tử của tiếng đàn , của nghệ thuật và lý tưởng tư do của Lorca có sức ảnh hưởng rộng lớn không chỉ Tây Ban Nha mà còn cả Việt Nam và thế giới. 
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. 
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. 
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 
d) Sáng tạo (0,5 điểm) 
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
Lưu ý:
Giám khảo cân nhắc cho điểm phù hợp để nắm chất lượng học sinh thực tế. Không vận dụng như chấm thi chính thức.
“Mẹ ạ, nếu kiếp sau, con được chọn, con vẫn chọn là con của mẹ. Mẹ con ta sẽ yêu thương và bù đắp cho nhau mẹ nhỉ? Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ
Mẹ ơi, hãy là một bà tiên hiền dịu và cho con một điều ước nhỏ nhoi đi mẹ. Con ước giản dị thôi, bà tiên ấy được sống lại với con một ngày, để con được chăm sóc - việc mà trước đây con chưa hề làm. Con sẽ không làm mẹ khóc đâu, con hứa. Và điều cuối cùng con muốn nói với mẹ rằng: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều... Kiếp sau, dù sao đi nữa, mẹ sẽ mãi là mẹ của con. Con thương mẹ nhiều!”
 (Trích Thư gửi mẹ hiền- Nguyễn Anh Thư- Báo Dantri.com ngày 20/10/2016)
Bài thơ Việt Bắc được trích trong tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954) của Tố Hữu. Bài thơ đã bộc lộ nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng (cũng chính là nhà thơ) đối với chiến khu Việt Bắc khi rời chiến khu về thủ đô Hà Nội. Bài thơ là lời ca ngợi phong cảnh và con người Việi Bắc: cảnh vật Việt Bắc đẹp, hùng vĩ... con người Việt Bắc đáng yêu, cảnh vật và con người nơi đây đã ghi dấu nhiều chiến công là làm nên những kỉ niệm thật vô cùng sâu sắc mà nhà thơ không thể nào quên được.
Giới thiệu thời điểm sáng tác, xuất xứ, nội dung và chủ đề bài thơ Việt Bắc để giới thiệu đoạn thơ.
Bài thơ Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu viết vào tháng 10 - 1954, tức sau chiến thắng Điện Biên Phủ (5 - 1954), miền Bắc được giải phóng. Các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc (thủ đô của cuộc kháng chiến) về Hà Nội. Sự lưu luyến kẻ ở người về là nguồn cảm xúc lớn cho Tố Hữu  viết nên bài thơ này. Bài thơ Việt Bắc được trích trong tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954) của Tố Hữu. Bài thơ đã bộc lộ nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng (cũng chính là nhà thơ) đối với chiến khu Việt Bắc khi rời chiến khu về thủ đô Hà Nội. Bài thơ là lời ca ngợi phong cảnh và con người Việi Bắc: cảnh vật Việt Bắc đẹp, hùng vĩ... con người Việt Bắc đáng yêu, cảnh vật và con người nơi đây đã ghi dấu nhiều chiến công là làm nên những kỉ niệm thật vô cùng sâu sắc mà nhà thơ không thể nào quên được. Đặc biệt, trong bài thơ, Tố Hữu đã viết nên một khúc ca hùng tráng về con người kháng chiến và cuộc kháng chiến. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn thơ sau:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như lá đất rung
 Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Dấu chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng
2.   Gợi ý phân tích.
a)   Tiêu đề bài thơ:
Bài thơ có tiêu đề là Việt Bắc. Việt Bắc được xem là quê hương của cách mạng, ở đây có Bắc Pó, nơi Bác Hồ đặt chân đầu tiên khi Người trở về nước (tháng 2/1941), ở đây, diễn ra hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám, thành lập mặt trận Việt Minh. Việt Bắc lại có mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào - nơi họp Quốc dân đại hội ngày (16/8/1945) bầu ra ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc và cũng là nơi xuất phát của đội quân cách mạng tiến về giải phóng Thái Nguyên
Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Bắc là một chiến khu vững chãi, nơi đóng các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Việt Bắc cũng là nơi chứng kiến biết bao nhiêu chiến công oanh liệt, thể hiện khí thế hào hùng của quân và dân ta trong chín năm kháng chiến.
b)   Hình ảnh hào hùng của quân và dân ta trong kháng chiến:
Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến toàn dân. Các tầng lớp nhân dân bất phân già trẻ, gái trai, lớn bé đều tham gia kháng chiến. Trong đó, nổi bật nhất là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Người lính thời chống Pháp đã trải qua biết bao nhiêu hi sinh gian khổ nhưng rất hùng tráng và đầy lạc quan.
Hình ảnh hào hùng của đoàn quân ấy được thể hiện trong hai câu đầu của đoạn thơ:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng  mũ nan
 Hai từ láy “điệp điệp" và “trùng trùng" đi liền nhau ở câu thơ có sức gợi tả đó, nó vừa gợi lên hình ảnh của một đoàn quân đông đúc, vừa gợi lên sức nạnh, khí thế hào hùng của một đoàn quân. Đoàn quân ra mặt trận hùng tráng, mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù.
Câu thơ thứ hai đưực ngắt theo nhịp 4/4: "Ánh sao đầu súng / bạn cùng mũ nan" càng làm tăng thêm vẻ đẹp của người lính - một vẻ đẹp vừa mang tính lãng mạn vừa mang tính hiện thực sâu sắc. Hình ảnh “Ánh sao đầu súng" có thể là hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân như "Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu; “ánh sao đàu súng" ấy cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi, như nhà thơ Vũ Cao trong bài Núi đôi đã viết:
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
 Góp phần vào sự hào hùng của cuộc kháng chiên chống Pháp của dân tộc ta có cả một tập thể quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến. Họ là những “dân công đỏ đuốc từng đoàn" tải lương thực, súng đạn để phục vụ cho chiến trường. Hình ảnh của họ cũng thật đcp, thật hào hùng và đầy lạc quan không kém những người lính:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Dấu chân nát đá, muôn tàn lửa bay
 Bằng một cách nói cường điệu “dấu chân nát đá ”, nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh yêu nước, yêu lí tưởng cách mạng, ý chí quyết tâm đánh thắng quân thù của người nông dân lao động. Người nông dân lao động (lực lượng nòng cốt của cách mạng) là lực lượng góp phần rất lớn để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn sau này - Họ là những người nông dân hồn hậu, chất phác, lớn lên từ bờ tre, gốc lúa nhưng họ đi vào cuộc kháng chiến với tất cả những tình cảm và hành động cao đẹp, họ bất chấp những hi sinh, gian khổ, chấp mưa bom bão đạn của quân thù, đạp bằng mọi trở lực để đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước và lí tưởng cách mạng như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã nói trong bài Đất Nước:
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng.
Hai hình ảnh "dấu chân nát đá" và “muôn tàn lửa bay" đã thể hiện cái khí thế hào hùng đó của nhân dân.
Dù có trải qua bao nhiêu gian khổ, có nghìn đêm đi trong “thăm thẳm sương dày" nhưng niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai thắng lợi vẫn sáng ngời. Như “ngọn đèn pha bật sáng” giữa cái “nghìn đêm thăm thẳm sương dày" ấy, mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó chính là ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi đường cho dân tộc ta bước qua đêm trường nô lệ để đến một ngày mai tươi sáng, một thời đại thắng lợi huy hoàng của cách mạng - một thời đại độc lập, tự do:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Chính những sức mạnh ấy, niềm tin ấy đã đem lại những niềm vui chiến thắng. Những tin vui chiến thắng dồn dập, liên tục trên nhiều mặt trận được gửi về làm nức lòng quân và dân ta:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng
Điệp từ “vui" được lặp đi lặp lại nhiều lần gợi lên những đợt sóng tình cảm trào dâng, đợt sóng này kế tiếp đợt sóng kia cứ dâng lên, dâng lên mãi, tràn ngập tâm hồn nhà thơ, trong lòng quân dân cả nước.
3.   Kết luận:
Với lối thơ lục bát ngọt ngào như ca dao, với chất thơ trữ tình cách mạng, thật sôi nổi, hào hùng, thiết tha, nhà thơ Tố Hữu trong đoạn thơ này đã thể hiện nổi bật khí thế hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc; đồng thời đoạn thơ còn thể hiện niềm lạc quan cách mạng, ý chí chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, làm nên những chiến thắng vẻ vang, mang niềm vui về cho dân tộc. Đoạn thơ như một đoạn sử thi của cuộc kháng chiến chống Pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_KSCL_Van12_VP2016.docx