Đề ôn thi THPT quốc gia Ngữ văn năm 2016 lần 5 - Trường THPT Vĩnh Yên

docx 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT quốc gia Ngữ văn năm 2016 lần 5 - Trường THPT Vĩnh Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi THPT quốc gia Ngữ văn năm 2016 lần 5 - Trường THPT Vĩnh Yên
MA TRẬN ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016, Lần 5
Môn: Ngữ Văn
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
I. Đọc - hiểu
- Nhận biết được các phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ, thành ngữ được dùng và vấn đề được đề cập trong văn bản
- Phân tích ý nghĩa của từ
- Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ
- Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của mình
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
5
2,0
 20%
2
0,5
5%
1
0,5
5%
8
3,0
 30%
II. Làm văn
- Nhận biết được về tác giả, tác phẩm, tình huống, nhân vật trong câu NLVH
- Phân tích được những khía cạnh của vấn đề trong câu NLXH
- Vận dụng kiến thức xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội
- Vận dụng kiến thức làm văn để viết bài nghị luận VH
- So sánh để thấy được sự tương đồng và khác biệt của hai đoạn văn, lý giải được sự khác biệt đó
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
0,5
2,0
 20%
0,5
1,5
 15%
0,75
2,5
 25%
0,25
 1,0
 10%
2
7,0
 70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
5,5
4,0
 40%
 2,5
2,0
 20%
1,75
3,0
 30%
0,25
1,0
 10%
 10
10,0
 100%
TRƯỜNG PTTH VĨNH YÊN
(Đề thi gồm có 02 trang)
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016 LẦN 5
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Bảo vệ cương vực đất nước cần có sức mạnh của quốc phòng, cần có các binh chủng chính quy, các vũ khí hiện đại. Song quyện vào sức mạnh này là các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhân tố này tạo nên sức mạnh mềm có giá trị lớn lao hỗ trợ cho sức mạnh của quốc phòng an ninh.
 Có nhà chính trị đã khẳng định: “Giáo dục là an ninh quốc gia. Mỗi nhà trường là một pháo đài mềm bảo vệ tổ quốc.”Những bài học mỗi ngày tại các nhà trường qua các bậc học, từ bậc thấp đến bậc cao, phối hợp với nhau, bổ sung cho nhau, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước, ý chí giữ vững cương vực của đất nước làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù.”
(Giáo dục thế hệ trẻ ý chí bảo vệ cương vực đất nước từ minh triết của tiền nhân – PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, Báo Giáo dục thủ đô số 60-12/2014)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,25 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3. Kể tên 2 tác phẩm đã học trong chương trình SGK Ngữ văn 12 theo anh, chị có ý nghĩa bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ hôm nay. (0,5 điểm)
Câu 4. Anh, chị hãy nhận xét về ý kiến “Mỗi nhà trường là một pháo đài mềm bảo vệ tổ quốc”. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY
 Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày
Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ
Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng
Tôi học lời chim chóc
Đang nói về bình minh
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình.
 (Theo Internet, Đỗ Trung Quân)
Câu 5. Bài thơ trên được viết theo thể loại nào? Câu thơ trong bài thơ có thể có những cách ngắt nhịp nào? (0,5 điểm)
Câu 6. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ. (0,5 điểm)
Câu 8. Anh, chị hãy nhận xét về quan niệm học của tác giả thể hiện trong bài thơ. Trả lời trong khoảng 5– 7 dòng. (0,25 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. ( 3,0 điểm )
Một số học sinh cho rằng đã có trí tuệ thông minh thì không cần phải học tập. Trình bày quan điểm của anh, chị về vấn đề này.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh, chị về hình tượng tiếng đàn trong đoạn thơ sau. 
Những tiếng đàn bọt nước 
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt 
Lila lila lila 
đi lang thang về miền đơn độc 
với vầng trăng chếnh choáng 
trên yên ngựa mỏi mòn 
Tây Ban Nha 
hát nghêu ngao 
bỗng kinh hoàng 
áo choàng bê bết đỏ 
Lorca bị điệu về bãi bắn 
chàng đi như người mộng du 
tiếng ghi ta nâu 
bầu trời cô gái ấy 
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy 
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan 
tiếng ghi ta ròng ròng 
máu chảy 
không ai chôn cất tiếng đàn 
tiếng đàn như cỏ mọc hoang 
giọt nước mắt vầng trăng 
long lanh trong đáy giếng ... 
( Trích Đàn ghi-ta của Lorca, Thanh Thảo)
 - HẾT-
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:....; Số báo danh:
HƯỚNG DẪN CHẤM 
(Theo Hướng dẫn chấm chính thức của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2015)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Văn bản đã cho được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận/báo chí/ báo chi và chính luận.
-Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời 
Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn: đoạn văn khẳng định và nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục trong việc bảo vệ an ninh quốc gia.
Có thể diễn đạt theo các cách khác nhau nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí. 
- Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3. Học sinh có thể kể tên tác phẩm và tác giả:
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
Học sinh có thể nêu các tác phẩm khác song phải chính xác theo nội dung yêu cầu của câu hỏi.
-Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 2 tên tác phẩm, tác giả.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 tên tác phẩm, tác giả.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4. Trong đoạn văn, tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của nhà trường trong việc bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần bảo vệ tổ quốc, ý thức trách nhiệm đối với đất nước cho học sinh.Mỗi nhà trường đều có thể tạo nên sức mạnh tinh thần vô giá cho thế hệ trẻ để thế hệ trẻ tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống giữ nước của ông cha.
 Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp). 
Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục. 
- Điểm 0,25: Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả và nhận xét có sức thuyết phục.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: 
+ Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét hoặc ngược lại.
+ Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xét không có sức thuyết phục.
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý. 
+ Không có câu trả lời. 
Câu 5. Bài thơ trên viết theo thể loại thơ tự do 5 chữ.
	Câu thơ 5 chữ thường được ngắt nhịp theo hai cách: 2/3 hoặc 3/2. 
- Điểm 0,5: Trả lời đúng hai ý trên.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng một ý. 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Phương thức biểu cảm.
 - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong hai cách trên. 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 7. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ là:
+ Nhân hóa (Tôi học lời chim chóc/Đang nói về bình minh)
+ Điệp cấu trúc câu (Tôi học .....Tôi học lời.......)
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên 
 - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên 
 - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời 
Câu 8. Bài thơ đã thể hiện một quan niệm đúng đắn về việc học. Với Đỗ Trung Quân, học không phải chỉ là ở trường, lớp mà học còn là một cuộc hành trình tìm kiếm – khám phá – lĩnh hội từ những điều bình dị trong cuộc sống. Trong suốt cuộc đời, con người luôn luôn có thể học tập thêm kiến thức, bồi dưỡng cho tâm hồn mình giàu có và phong phú hơn. Cuộc sống chính là một trường học lớn giúp ta trải ngiệm mỗi ngày để thêm yêu đời và sống tốt đẹp hơn.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. 
Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp). 
Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục. 
- Điểm 0,25: Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả và nhận xét theo hướng trên; hoặc nêu chưa đầy đủ quan niệm của tác giả theo hướng trên nhưng nhận xét có sức thuyết phục. 
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: 
+ Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét hoặc ngược lại
+ Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xét không có sức thuyết phục
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý
+ Không có câu trả lời
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
* Yêu cầu cụ thể: 
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. 
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. 
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với việc học tập.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. 
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. 
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm)
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+Giải thích:
• Trí tuệ thông minh có thể hiểu là năng lực hiểu biết và tiếp thu nhanh chóng mọi vấn đề trong cuộc sống, từ đó có khả năng giải quyết tốt mọi vấn đề được đặt ra.
• Học tập là quá trình thu nhận kiến thức của xã hội, của thế giới để trở thành kiến thức của bản thân mình, với mục đích làm chủ kiến thức này để vận dụng trong cuộc sống.
• Vì vậy trí tuệ thông minh không thể thay thế cho việc học tập.
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. 
+Bàn luận và mở rộng vấn đề:
• Trí tuệ thông minh của một cá nhân không thể thay thế cho kho tàng kiến thức của cả nhân loại. Trí tuệ thông minh chỉ rút ngắn và hỗ trợ việc học tập của con người chứ không thể thay thế hoàn toàn cho việc học tập.
• Nếu có trí tuệ thông minh, có khả năng tài giỏi mà sinh ra chủ quan, không chịu phấn đấu, học tập thì sẽ lãng phí tài năng, lãng phí trí tuệ. Ngược lại, nếu biết chăm chỉ, cần cù, kiên trì học tập thì sẽ nhanh chóng có được thành công.
 • Bài học nhận thức và hành động:
Chúng ta phải luôn coi trọng việc học tập, biết dùng học tập để phát huy trí tuệ thông minh sẵn có. Không nên quá tự hào, tự mãn, tự kiêu về bản thân mà quên đi việc học tập.
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. 
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 
d) Sáng tạo (0,5 điểm) 
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
Câu 2 (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
* Yêu cầu cụ thể: 
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. 
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 
- Về kĩ năng:
Có kĩ năng phân tích thơ. Từ đó biết cách viết một bài nghị luận văn học có kết cấu đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc. Bài viết cần có những đánh giá, bình luận sắc sảo, diễn đạt biểu cảm.
- Về kiến thức: 
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
• Thanh Thảo là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm của Thanh Thảo gây ấn tượng ở khả năng liên tưởng phong phú, cảm hứng triết luận sâu sắc cùng những sáng tạo độc đáo trong cấu trúc, hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng.
 • Đàn ghi-ta của Lorca thể hiện sự suy tưởng của Thanh Thảo về cuộc đời, nghệ thuật, sự hi sinh và bất tử của Lorca. Lorca vừa là một nghệ sĩ lớn, vừa là một chiến sỹ suốt đời đấu tranh cho tự do, đã bị chế độ phát xít Franco sát hại dã man.
+ Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn:
• Bao trùm tác phẩm là âm thanh của tiếng ghi-ta. Tiếng đàn là hình tượng xuyên suốt bài thơ, là một biểu tượng đa nghĩa.
• Tiếng đàn là biểu tượng cho đất nước Tây Ban Nha cùng với hình ảnh áo choàng đỏ. Tiếng đàn ghi-ta góp phần khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp nổi bật của con người và đất nước Tây Ban Nha: phóng khoáng, sôi nổi, giàu nhiệt huyết, yêu tự do và lãng mạn.
• Tiếng đàn gắn liền với hình ảnh Lorca thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và cuộc đời người nghệ sĩ. Tiếng đàn nói lên tình cảm gắn bó với quê hương đất nước (tiếng ghi-ta nâu). Tiếng đàn gửi gắm tình yêu của thi sĩ dành cho cô gái ấy. Tiếng đàn vỡ tan gợi lên số phận mong manh của người nghệ sĩ. Tiếng đàn gắn liền với Lorca ở những giây phút ngắn ngủi cuối cùng của cuộc đời (tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy).
• Tiếng đàn tượng trưng cho sự bất tử cùa người nghệ sĩ chân chính, của nghệ thuật chân chính (tiếng đàn như cỏ mọc hoang).
+ Đánh giá
• Hình tượng tiếng đàn với nhiều tầng ý nghĩa đã liên kết các khổ thơ, khơi gợi mạch cảm xúc dạt dào của tác giả. Đây cũng là hình tượng thơ được sáng tác theo phong cách tượng trưng, siêu thực, góp phần làm nên thành công đặc biệt của bài thơ. Sức sống bất tử của tiếng đàn , của nghệ thuật và lý tưởng tư do của Lorca có sức ảnh hưởng rộng lớn không chỉ Tây Ban Nha mà còn cả Việt Nam và thế giới. 
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. 
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. 
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 
d) Sáng tạo (0,5 điểm) 
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
Lưu ý:
Giám khảo cân nhắc cho điểm phù hợp để nắm chất lượng học sinh thực tế. Không vận dụng như chấm thi chính thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_chuyen_de11_lan_5VP2017.docx