Kỳ thi: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 Môn thi: VẬT LÍ 12 0001: Chu kỳ dao động là khoảng thời gian A. nhất định để trạng thái dao động lặp lại như cũ. B. giữa hai lần liên tiếp vật dao động qua cùng một vị trí. C. vật đi hết một đoạn đường bằng quỹ đạo. D. ngắn nhất để trạng thái dao động được lặp lại như cũ. 0002: Phương trình dao động của một vật có dạng x = Asin(t +/4). Chọn kết luận đúng. A. Vật dao động với biên độ A/2. B. Vật dao động với biên độ A. C. Vật dao động với biên độ 2A. D. Vật dao động với pha ban đầu/4. 0003: Con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số f. Động năng và thế năng của con lắc biến thiên tuần hoàn với tần số là A. 4f. B. 2f. C. f. D. f/2. 0004: Trong các phương trình sau phương trình nào không biểu thị cho dao động điều hòa ? A. x = 1 + 5cosπt (cm). B. x = 3tcos(100πt + π/6) (cm) C. x = 2sin(2πt + π/6) (cm). D. x = - 3cos5πt (cm). 0005: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là l, vật nặng khối lượng m, được đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g. Con lắc đơn dao động nhỏ với chu kì là A. B. C. D. 0006: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x = 5cos(8 pt + p/2)(cm). Chiều dài quỹ đạo của vật là A. 5cm. B. 10cm. C. 20cm. D. 2,5cm. 0007: Một vật nhỏ dao động theo phương trình x = 10cos(20t+0,4π) ( x đo bằng cm, t đo bằng s ). Tần số góc của dao động là: A. 20 rad/s. B. 0,4 π rad. C. 0,2 π rad. D. 10 rad/s. 0008: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học tắt dần? A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian. B. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh. C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. D. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa 0009: Cho 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình x1 = A1cos(wt +j1); x2 = A2cos(wt + j2). Biên độ dao động tổng hợp có giá cực đại khi A. Hai dao động ngược pha B. Hai dao động cùng pha C. Hai dao động vuông pha D. Hai dao động ℓệch pha 1200 0010: Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm, khi vật có li độ 2,5cm thì tốc độ của vật là 5cm/s. Hãy xác định vận tốc cực đại của dao động? A. 10 m/s B. 8 m/s C. 10 cm/s D. 8 cm/s 0011: Một người chở hai thùng nước phía sau xe đạp và đạp xe trên một con đường bằng bê tông. Cứ 5m, trên đường có một rãnh nhỏ. Chu kì dao động riêng của nước trong thùng là 1s. Đối với người đó, vận tốc không có lợi cho xe đạp là A. 18km/h. B. 15km/h. C. 10km/h. D. 5km/h. 0012: Một vật nhỏ có khối lượng 100g dao động điều hòa với chu kì 0,5s và biên độ 3cm. Chọn mốc thế năng tại vi trí cân bằng, cơ năng của vật là A. 0,36 mJ B. 0,72 mJ C. 0,18 mJ D. 0,48 mJ 0013: Con lắc lò xo dao động điều hoà, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì chu kì dao động của vật A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 2 lần. 0014: Một chất điểm khối lượng 200g có phương trình dao động là . Động năng của chất điểm tại vị trí có li độ 5cm là A. 0,15J B. 0,750 J C. 0,624J D. 0,556J 0015: Phương trình dao động điều hòa có dạng x = Acoswt. Gốc thời gian được chọn là: A. lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. B. lúc vật có li độ x = - A C. lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. D. lúc vật có li độ x = +A 0016: Con lắc lò xo treo thẳng đứng. Điểm treo là O. Độ cứng lò xo là 10N/m. Từ vị trí cân bằng, nâng vật lên đoạn 30cm rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hòa thì thấy chu kỳ dao động của vật là 1 giây. Lấy g = 10(m/s2) = π2 (m/s2). Lực đẩy cực đại tác dụng lên điểm O là: A. 1,55 N B. 0,5 N C. 0,55 N D. 1,25 N 0017: Một học sinh đo gia tốc trọng trường tại vị trí địa lí nơi trường đặt địa điểm thông qua việc đo chu kì dao động của con lắc lò xo gồm một lò xo có khối lượng không đáng kể đầu trên cố định, đầu dưới gắn một quả cầu nhỏ. Kích thích cho con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng và dùng đồng hồ bấm dây học sinh đo được chu kì dao động của quả cầu là T = ( 0,69 0,01 ) s. Dùng thước học sinh này đo được độ dãn của lò xo khi quả cầu đứng cân bằng là x = ( 119,5 0,5 ) mm. Lấy = 3,14. Sai số tỉ đối của phép đo gia tốc trọng trường là A. 3,31%. B. 1,87%. C. 1,03%. D. 2,48%. 0018: Một con lắc đơn dài l = 25cm, hòn bi có khối lượng m = 10g và mang điện tích q = 10-4C. Treo con lắc vào giữa hai bản kim loại thẳng đứng, song song cách nhau d = 22cm. Đặt vào hai bản hiệu điện thế một chiều U = 88V, lấy g = 10 m/s2. Chu kì dao động điều hòa với biên độ nhỏ của con lắc đơn là: A. 0,897s B. 0,957 s C. 0,659s D. 0,983 s 0019: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10N/m, khối lượng vật nặng m = 100g, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6cm so với vị trí cân bằng. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng μ = 0,2. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là: A. (s).. B. (s). C. (s). D. (s). 0020: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nhỏ m gắn vào một đầu lò xo có chiều dài lo thì dao động điều hòa với chu kì To = s. Cắt bỏ chiều dài lò xo này đi lo/3 thì khi treo vật m vào, hệ sẽ dao động với chu kì T bằng bao nhiêu A. 1,225s B. 1s C. 0,577s D. 1,73s 0021: Một con lắc lò xo nằm ngang dao động tự do với biên độ 8 cm. Lực đàn hồi của lò xo có công suất tức thời đạt giá trị cực đại khi vật đi qua vị trí có toạ độ x bằng. A. 8 cm B. 0 C. 4cm D. 4 cm 0022: Một con lắc lò xo nằm ngang trên mặt bàn nhẵn cách điện gồm vật nặng tích điện q=100µC, lò xo có độ cứng k=100N/m, trong một điện trường đều E có hướng dọc theo trục lò xo theo chiều lò xo giãn. Từ VTCB kéo vật một đoạn 6cm rồi thả nhẹ, vật dao động điều hòa, tốc độ khi qua VTCB là 1,2 m/s. Độ lớn cường độ điện trường E là 2,5.104 V/m. Thời điểm vật qua vị trí có Fđh = 0,5N lần thứ 2 là. A. π/10 (s) B. π/30 (s) C. π/20 (s) D. π/5 (s) 0023: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình x = Acos(2πt/3 + φ). Trong khoảng thời gian 0,5s đầu tiên vật đi được quãng đường 3cm, trong khoảng thời gian 1s tiếp theo vật đi được quảng đường 9cm. Trong khoảng thời gian 1s tiếp theo nữa vật đi được quãng đường có thể là : A. 9cm B. 3cm C. 4cm D. 12cm 0024: Hai vật A và B có cùng khối lượng 1 kg và có kích thước nhỏ được nối với nhau bởi sợi dây mảnh nhẹ dài 10cm, hai vật được treo vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Lấy π2 = 10. Khi hệ vật và lò xo đang ở vị trí cân bằng người ta đốt sợi dây nối hai vật và vật B sẽ rơi tự do còn vật A sẽ dao động điều hòa. Lần đầu tiên vật A lên đến vị trí cao nhất thì khoảng cách giữa hai vật bằng bao nhiêu? Biết rằng độ cao đủ lớn. A. 70 cm. B. 50 cm. C. 80 cm. D. 20 cm. 0025: Đơn vị đo cường độ âm là A. Oát trên mét (W/m). B. Ben (B). C. Niutơn trên mét vuông (N/m2 ). D. Oát trên mét vuông (W/m2 ). 0026: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha. B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. 0027: Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng A. biên độ. B. cường độ âm. C. mức cường độ âm. D. tần số. 0028: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng A. một bước sóng. B. một nửa bước sóng. C. một phần tư bước sóng. D. một số nguyên lần bước sóng. 0029: Hai nguồn sóng cơ kết hợp S1, S2 dao động cùng phương, cùng biên độ và ngược pha cách nhau 60 cm có tần số 5 Hz, tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Số cực tiểu giao thoa trên đoạn S1S2 là: A. 16. B. 15. C. 14. D. 13. 0030: Một sóng lan truyền với tốc độ v = 200 m/s có bước sóng λ = 4 m. Chu kỳ dao động của sóng là A. T = 0,02 (s). B. T = 50 (s). C. T = 1,25 (s). D. T = 0,2 (s). 0031: Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 16cm có hai nguồn sóng giống nhau. Điểm M nằm trên mặt nước và trên đường trung trực của AB cách trung điểm I của AB một khoảng nhỏ nhất bằng 4 cm luôn dao động cùng pha với I. Điểm N nằm trên mặt nước và nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A, cách A một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để N dao động với biên độ cực tiểu? A. 9,22cm B. 8,75cm C. 2,14cm D. 8,57 cm 0032: Nguồn âm S phát ra âm có công suất không đổi truyền đẳng hướng về mọi phương. Tại M cách S đoạn 2m, mức cường độ âm là 50 dB. Giả sử môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại N cách S đoạn 8m là: A. 38 dB. B. 48 dB. C. 42 dB. D. 45 dB. 0033: Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A và B cách nhau 8cm. Cho A, B dao động điều hòa, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt chất lỏng. Bước sóng của sóng trên mặt chất lỏng là 1cm. Gọi M, N là hai điểm thuộc mặt chất lỏng sao cho MN = 4cm và AMNB là hình thang cân. Để trên đoạn MN có đúng 5 điểm dao động với biên độ cực đại thì diện tích lớn nhất của AMNB là: A. 18cm2. B. . C. . D. . 0034: Trên dây AB có sóng dừng với đầu B là một nút. Sóng trên dây có bước sóng λ. Hai điểm gần B nhất có biên độ dao động bằng một nửa biên độ dao động cực đại của sóng dừng cách nhau một khoảng là: A. λ/12; B. λ/6; C. λ/4. D. λ/3. 0035: Một sợi dây đàn hồi AB dài 2m được căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn vào 1 cần rung dao động với tần số 50Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 50m/s. Trên dây hình thành sóng dừng với A. 1 bụng, 2 nút. B. 2 bụng, 3 nút. C. 3 bụng, 4 nút. D. 4 bụng, 5 nút. 0036: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là A. âm mà tai người nghe được. B. nhạc âm. C. hạ âm. D. siêu âm. 0037: Sóng cơ có tần số 100 Hz lan truyền trong một môi trường với vận tốc 6 m/s. Dao động của các phần tử vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng cách nguồn sóng những đoạn lần lượt 34 cm và 36,5 cm, lệch pha nhau góc A. rad. B. p rad. C. 2p rad. D. rad. 0038: Sóng truyền với tốc độ không đổi 10m/s từ điểm M đến O trên cùng phương truyền sóng với MO = 50cm, coi biên độ sóng không đổi. Biết phương trình sóng tại O là uO = 5cos(10πt) cm. Phương trình sóng tại M là: A. u = 5cos(10πt + π/2) cm B. u = 5cos(10πt - π/2) cm C. u = 5cos(10πt + π/6) cm D. u = 5cos(10πt - π/4) cm 0039: Một dây đàn bằng thép có đường kính d = 0,4mm, chiều dài l = 50 cm, khối lượng riêng của thép là D = 7800 kg/m3. Lực căng dây để âm cơ bản mà nó phát ra là một nốt đô có tần số 256Hz là A. 29,3 N B. 32,7N C. 64,2N D. 128,0N 0040: Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do A. khác nhau về tần số B. khác nhau về cường độ âm. C. khác nhau về đồ thị dao động âm D. khác nhau về chu kỳ của sóng âm. 0041: Trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A, B, C, một nguồn điểm phát âm công suất P đặt tại điểm O, di chuyển một máy thu âm từ A đến C thì thấy rằng : mức độ âm tại B lớn nhất và bằng LB = 46,02 dB còn mức cường độ âm tại A và C là bằng nhau và bằng LA = LC = 40dB. Bỏ qua nguồn âm tại O, đặt tại A một nguồn điểm phát âm công suất P’, để mức độ cường âm tại B vẫn không đổi thì : A. P’ = P/3 B. P’ = 3P C. P’ = P/5 D. P’ = 5P. 0042: Chọn câu đúng. Trong ‘‘máy bắn tốc độ’’ xe cộ trên đường: A. không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến. B. chỉ có máy thu sóng vô tuyến. C. chỉ có máy phát sóng vô tuyến. D. có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến. 0043: Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì A. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm. B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi. C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện. D. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn. 0044: Sóng điện từ A. là sóng dọc hoặc sóng ngang. B. là điện từ trường lan truyền trong không gian. C. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương. D. không truyền được trong chân không 0045: Một mạch LC lí tưởng gồm cuộn cảm có L = 0,1H và tụ điện có C = 10 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4V thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,02A. Hiệu điện thế cực đại của tụ điện là A. 4V B. 2V C. 5V D. 5 V 0046: Trong sơ đồ của một máy phát sóng vô tuyến điện, không có mạch (tầng) A. tách sóng B. khuếch đại C. phát dao động cao tần D. biến điệu 0047: Một mạch dao động LC lí tưởng, gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Gọi U0, I0 lần lượt là hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu tụ điện và cường độ dòng điện cực đại trong mạch thì A. . B. . C. . D. . 0048: Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần độ tự cảm L và tụ điện có điện dung thay đổi được từ C1 đến C2. Mạch dao động này có chu kì dao động riêng thay đổi được. A. từ đến . B. từ đến C. từ đến D. từ đến 0049: Một anten parabol, đặt tại điểm O trên mặt đất, phát ra một sóng truyền theo phương làm với mặt phẳng nằm ngang một góc 450 hướng lên cao. Sóng này phản xạ trên tầng điện li, rồi trở lại gặp mặt đất ở điểm M. Biết bán kính Trái Đất R = 6400 km, tầng điện li coi như một lớp cầu ở độ cao 100 km so với mặt đất. Độ dài cung OM bằng A. 390 km. B. 3456 km. C. 1728 km. D. 195 km. 0050: Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn thuần cảm và hai tụ điện giống nhau mắc nối tiếp,hai bản của một tụ được nối với nhau bằng một khóa K. Ban đầu khóa K mở, cung cấp năng lượng cho mạch dao động thì điện áp cực đại giữa 2 đầu cuộn dây là 8V. Sau đó đúng vào lúc thời điểm dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng giá trị hiệu dụng thì đóng khóa K .Điện áp cực đại giữa 2 đầu cuộn dây sau khi K đóng là A. 12 V B. 6 V C. 10 V D. 9 V
Tài liệu đính kèm: